Hai năm chờ đợi người yêu trong vô vọng
Em đã làm anh buồn rồi anh ra đi. Hai năm nay em chờ đợi anh trong vô vọng. Mọi người xung quanh em đều nói em cởi mở, lạc quan, luôn nở nụ cười, ngây thơ dù em đã 21 tuối.
Khi em quay lại thì anh không muốn (Ảnh minh họa)
Nhưng ít ai biết được những gì em đã trải qua trong chuyện tình cảm. Hai lần thất bại trong tình yêu đã khiến em có cái nhìn khác về nó.
18 năm em chỉ học và ở nhà. Cuộc sống của em là ở trường và ở nhà. 18 tuổi, Q là người đã cho em cảm thấy sự rung động của tình yêu. Em chập chững bước vào tình yêu. Em ngây thơ, trong sáng, yêu hết mình, dành tất cả sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho anh ấy. Anh cũng cho em thấy tình yêu của anh.
Thời gian yêu anh em cũng đã thấy anh không chung thủy nhưng anh luôn nói rằng anh ấy chỉ yêu mình em, những người kia chỉ là quá khứ và bây giờ anh không còn liên lạc gì với họ nữa. Em tin vì em nghĩ chỉ cần bây giờ anh yêu mình em là được, quá khứ không là gì. Thế nhưng, thật không ngờ, 2 tháng sau, chúng em chia tay vì lý do mà em đã biết từ lâu nhưng vẫn tự lừa dối mình. Đó là anh ấy phản bội em.
Sau nỗi đau bị phụ bạc này, em vẫn sống vui vẻ nhưng tình cảm thì phải mất gần 1 năm mới lấy lại được thăng bằng. Sau đó, em quen K. K hơn em 8 tuổi. Anh là một người chín chắn, cho em cảm giác an toàn. Nhưng khi anh nói anh yêu em thì em lại bỏ chạy, chối bỏ tình yêu của chính mình. Em sợ cảm giác bị lừa dối và bị bỏ rơi. Em rời xa anh, đến một nơi không có anh.
Tuy nhiên, em không giấu được lòng mình, mỗi lần về thăm bố mẹ, em vẫn thường gặp anh và khi nào không gặp thì em mong ngóng, chờ đợi. Màu áo đồng phục của cơ quan anh là màu xanh. Em luôn cố gắng kiếm tìm màu áo xanh trong những người lướt qua trên đường nhưng khi nhìn thấy thì em lại giật mình giống như một người làm việc gì sai trái và bị phát hiện. Và đúng là em đã làm việc sai trái. Anh đã rất nhiều lần khẳng định tình yêu và níu kéo em nhưng tất cả em đều gạt đi.
Video đang HOT
Trong thời gian đó, L đã đến bên cạnh em, em lại có một bờ vai để dựa vào. Nhưng em chợt nhận ra L không khác gì một người anh trai của em, đồng thời em cũng thấy em không thể sống thiếu K. Em quyết định trở về gặp K nói tất cả với anh ấy. Em hẹn gặp anh nhưng anh không đến. Em đứng chờ trước cửa nhà anh. Anh đã mắng em bảo em về đi, anh không xuống. Nhưng em cảm nhận được anh đang đứng ở phía sau rèm cửa và rõi mắt theo em. Cuối cùng thì sự chờ đợi của em cũng có kết quả, anh ra gặp em. Em đã nói để em và anh làm lại từ đầu.
Anh nói để anh đưa em về. Em không chịu về bắt anh trả lời thì em mới về. Anh nói về nhà rồi anh sẽ nói. Ở cổng nhà em, anh ôm em nói xin lỗi vì anh đã có người khác và không thể làm lại với em. Rồi anh lên xe đi về. Em đã khóc rất nhiều. Qua bạn bè và gia đình anh, em biết tất cả chỉ là những lời nói dối vì nỗi đau mà em gây ra cho anh quá lớn và lòng tự ái của đàn ông khiến anh ấy không thể tha thứ cho em. Em cố níu kéo nhưng chỉ là vô vọng. Anh luôn nói anh không thể mang lại hạnh phúc cho em, hoàn cảnh gia đình cũng không phù hợp. Và sự thật đúng như anh nói gia đình em và anh nếu đem ra so sánh thì gia đình em hơn hẳn.
Một người bạn thân của anh cũng yêu em và em đã vin vào đó để làm anh đau khổ nhưng anh chỉ nói với em là phải biết nghĩ cho bản thân. Sau đó em cũng rời xa người bạn đó của anh và. ra đi.
Hiện tại, em đã có một công việc ổn định, là kế toán của một công ty cổ phần nhưng em và anh vẫn vậy, không có ai bên cạnh. Suy nghĩ về tình yêu của em cũng đã khác đi rất nhiều. Em lại cười nói như không hề có chuyện gì và vẫn ngây thơ như chưa từng trải qua thất bại trong tình yêu. Có rất nhiều người đến với em, nhưng qua vài lần nói chuyện em thấy không phù hợp nên đều chủ động chấm dứt. Những lúc nhớ đến K trái tim em vẫn đau nhói và day dứt không nguôi. Từ đó đến nay đã 2 năm rồi mà mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn.
Em có nên tiếp tục chờ đợi anh ấy không? Nếu có thì em phải làm sao để anh ấy sẽ tha thứ cho em? Nếu không thì em phải làm sao để bước qua nỗi đau này? Làm sao để em có thể tìm được người yêu em như anh ấy? Em đang chơi vơi trong tình yêu và không thể tìm được nút thắt để tháo gỡ. Gia đình em luôn đưa ra yêu cầu là phải thế này thế kia nhưng em thấy nếu đầy đủ tất cả thì em có tìm suốt đời cũng không thấy. Những người đến với em chỉ có anh ấy là thật lòng còn những người khác thì giống Q mà thôi. Em phải làm sao đây? Liệu còn có thể tin vào tình yêu? (Em gái)
Theo VNE
Người mình đã nghèo còn không tiết kiệm
Qua cái Tết này, tôi đã đúc kết ra nhiều chuyện về một bộ phận người mình, nhất là cái chuyện hay hoang phí và sĩ diện.
Người ta nói &'nói có sách, mách có chứng' cũng chẳng sai. Vì phải có chứng cứ thì mới nói, một bộ phận người mình hay có tính hoang phí. Hoang phí ngay từ cách ăn uống, cách tiêu tiền. Nói như vậy không có nghĩa là ai cũng thế, nhưng người như thế có vẻ đông hơn, hoặc không đông thì lâu dần cũng thành thói quen, theo nhau mà thành số lớn.
Qua cái Tết này, tôi đã đúc kết ra nhiều chuyện về người mình, nhất là cái chuyện hay hoang phí lại sĩ diện. Bản thân tôi nghĩ, mình như thế chả trách mình hay than nghèo kể khổ. Vì mình không có còn tiêu như người giàu thì đến bao giờ mới tiết kiệm?
Nói đâu xa, ngay cái chuyện sau Tết, chỉ cần ra đường là thấy rác rưởi vứt đầy. Chẳng ai ngó vào thùng rác nhưng nghe mấy cô lao công chia sẻ thì họ có vẻ cũng xót ruột thay. Vì trong thùng rác, toàn là bánh chưng, thịt gà, xôi, thậm chí là cả một con gà bị vứt bỏ. Thì tức là không ăn được họ mới vứt, nhưng mà không ăn được thì làm ra làm gì nhiều thế? Làm vừa phải, làm ít, ăn vừa đủ làn gon rồi. Nhưng người mình đâu có làm vậy.
Cúng bái thì tốt, biết ơn các cụ cũng rất tốt, nhưng cúng tràn lan, cúng rất nhiều không hẳn là thể hiện lòng thành kính. Mình thì hay có tính làm cỗ càng to thì càng thể hiện thành kính, thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ. Tuy nhiên, làm xong lại không ăn, chất vào tủ lạnh. Và trong tủ lạnh thì cũng chỉ để được vài ngày, nếu không ăn nổi thì cuối cùng phải bỏ đi. Như vậy có phí phạm không chứ.
Lại nói về cái chuyện mừng tuổi. Bây giờ tiền mừng tuổi không còn là chuyện lấy may, lấy hên nữa mà đó là sự thể hiện. (ảnh minh họa)
Nhiều khi ngồi mà suy nghĩ, một con gà ngày Tết, mua mấy trăm nghìn, cuối cùng lại mang bỏ đi vì cỗ bàn nhiều quá, Tết ngán không ai ăn. Mà ăn cũng không còn ngon nữa vì để tủ lạnh lâu rồi, không tươi nữa. Thế là ăn thừa ăn thãi không nuốt nổi và mang đi bỏ. Có phải là quá phí không? Tính ra, bánh chưng không ăn thì gói ít thôi, hoặc nó hỏng rồi thì luộc lại, rán lại là ăn lại ngon như thường. Ở quê người ta nghiện món bánh chưng rán lắm. Nếu lâu lâu, nó lại gạo bị rắn khó ăn, thì người ta lại mang ra luộc lại rồi rán ăn ngon như thường. Nhưng nhiều người lười, thấy mốc mốc là vứt đi. Phí phạm của cải, phung phí quá tay không cần thiết.
Đào quất thì cứ chơi tràn lan. Nhà không nhiều tiền cũng hay chơi cây đào to tướng, vài triệu bạc, với tâm lý là &'cả năm mới có một cái Tết'. Không phải cái chuyện đó là chuyện đáng bàn, chỉ là, nếu như không cần thiết thì cũng không nên làm quá, vì một năm mới có một lần nhưng không phải chủ cốt là ở đó, vấn đề chính là người mình hay có tính khoe khoang, sĩ diện.
Nếu vào nhà ai có cây đào to, cây quất to thì chứng tỏ nhà này hơi bị &'tay chơi', tức là người chơi, biết thưởng đào. Người có tiền thì không nói nhưng mình không có tiền thì chuyện đó cũng đâu có thực sự cần thiết. Tôi nói ra điều này không phải ám chỉ mọi người, chỉ là một vài trường hợp tôi thấy, ngay cả họ hàng nhà tôi, không có nhiều tiền nhưng cứ có tâm lý thích chơi sang nên dù là đi vay tiền cũng vẫn cứ chơi thật sung túc.
Lại nói về cái chuyện mừng tuổi. Bây giờ tiền mừng tuổi không còn là chuyện lấy may, lấy hên nữa mà đó là sự thể hiện. Trước đây người ta hay mừng tuổi trẻ con 10 nghìn, thậm chí là 5 nghìn nhưng bây giờ thì khác. Mừng tuổi 10 nghìn cho là dở hơi, không hay ho gì. Còn mừng tuổi 5 nghìn thì không nhé, tờ 5 nghìn không còn thông dụng nữa rồi.
Còn cái chuyện đi ăn nhà hàng mà thừa thì đúng là &'điệp khúc mùa xuân', vì nói mãi cũng vậy. Ăn không hết cũng lấy tràn lan, gọi nhiều. (ảnh minh họa)
Còn đến nhà các sếp mà mừng tuổi các cụ thì cứ phải vài trăm, vì không thể thì sao được lòng sếp, sao thể hiện được sự phóng khoáng của mình. Nói chung, chuyện mừng tuổi bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Căn bản người mình hay sĩ diện lại hay mắc cái bệnh ngại. Có khi đi vay tiền cũng phải mừng tuổi cho ra trò chứ không thì sợ người ta chê, sợ bẽ mặt. Có khi chẳng ai chê đâu vì họ cũng hiểu hoàn cảnh của mình. Không có tiền thì mừng ít, đi làm giàu có thì mừng nhiều, có sao đâu. Nhưng tại mình cứ hay nghĩ, hay cho là người khác sẽ nghĩ xấu mình nên mình làm thế thôi.
Còn cái chuyện đi ăn nhà hàng mà thừa thì đúng là &'điệp khúc mùa xuân', vì nói mãi cũng vậy. Ăn không hết cũng lấy tràn lan, gọi nhiều. Ăn thừa thì không có chuyện mang về. Mà có khi không muốn ăn thừa, thèm ăn đấy nhưng lại phải để thừa cho nó lịch sự. Nghĩ lại đúng là nhiều cái chuyện hay, chuyện khó hiểu trong khi mình còn nghèo, không phải là giàu có gì.
Đó chỉ là những gì tôi nhìn thấy, cảm thấy nhất là sau cái Tết này. Không biết anh chị em nghĩ thế nào nhưng bản thân tôi thấy, chuyện này đúng là cần xem xét lại, chứ không nên để cái tính hoang phí này tồn tại mãi được, phải biết tích cóp từ những điều nhỏ nhất. Với lại, bỏ đi thứ gì phải nghĩ đến mồ hôi nước mắt của người làm ra đó, lúc ấy mới hành động đúng được.
Theo VNE
Tin lời thầy bói, mẹ ép tôi bỏ người yêu Đầu năm, mẹ đã bắt tôi đi xem bói hết chỗ này đến chỗ khác. Hết bói tử vi lại xem tướng số rồi bốc bài. Tôi vốn là người không thích bói toán gì nên dù mẹ có nói thế nào thì tôi cũng mặc kệ. Nhưng vì mẹ nói nhiều quá nên để chiều lòng mẹ, tôi bèn đi xem một...