Hai “mỹ nam” chuyên dàn cảnh cướp tài sản người đồng tính
Qua mạng xã hội Zalo, Phạm Văn Mĩ (27 tuổi, ngụ xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TP.HCM) và Nguyễn Nhựt Phương Hải (26 tuổi, ngụ xã Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) tìm kiếm những người đồng tính nam rủ đến nhà nghỉ tâm sự. Lợi dụng lúc họ sơ hở, chúng bỏ thuốc an thần vào ly nước rồi cướp hết tài sản.
Nguyễn Nhựt Phương Hải và Phạm Văn Mĩ.
Trước đó, chiều 23.8, anh C (ngụ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) nhận được tin kết bạn qua Zalo, giới thiệu tên Tùng nhà ở Gò Dầu nhưng thực chất là Phạm Văn Mĩ (27 tuổi, ngụ xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TP.HCM).
Sau đó, Mĩ nhắn tin hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình của anh C và nói ra tâm sự “thầm kín” của mình. Cả hai đã sẻ chia về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Sau đó, Mĩ hẹn gặp gỡ anh C tại khu vực cầu K13 thuộc xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu để, rồi tiếp tục tìm địa điểm kín đáo như phòng trọ, nhà nghỉ hoặc khách sạn tâm sự.
Đến 17h cùng ngày, Hải chở Mĩ đến điểm hẹn và mang theo 2 ly nước mía, 4 lon bia. Sau đó, Mĩ đứng chờ anh C còn Hải đi tìm nơi khác gần đó lẩn tránh để thuận tiện theo dõi và phối hợp kịp thời với đồng bọn. Trong lúc đứng chờ anh C, Mĩ lấy thuốc an thần bỏ vào ly nước mía. Một lúc sau, anh C điều khiển xe máy hiệu Sirius đến điểm hẹn. Khi đó, Mĩ rủ anh C tìm kiếm nhà nghỉ tâm sự. Anh C chưa kịp phản ứng, Mĩ nói tiếp: “Trên đường đến đây, em thấy nhà nghỉ H.P thuộc xã Chà Là, Dương Minh Châu tiện lợi nhất”.
Tại nhà nghỉ, Mĩ nói anh C uống ly nước mía trước rồi mới uống bia. Được “bạn tình” quan tâm, anh C nhanh chóng uống hết ly nước mía có thuốc an thần cùng ly bia rồi bất tỉnh. Lúc này, Mĩ lục bóp da của nạn nhân lấy tài sản gồm: 2,5 triệu đồng, điện thoại di động, lắc vàng đeo tay có trọng lượng 3 chỉ và xe máy.
Sau đó, Mĩ gọi cho đồng bọn đem số tài sản cướp được qua Campuchia bán, lấy tiền vào casino đánh bạc. Về phía anh C, nạn nhân nằm ngủ trên giường đến khuya. Thấy có chuyện chẳng lành, chủ nhà nghỉ vào phòng kiểm tra phát hiện anh C bất tỉnh nên trình báo vụ việc đến cơ quan công an.
Video đang HOT
Ngay sau đó, Công an huyện Dương Minh Châu nhanh chóng tiến hành khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai anh C. Tuy nhiên, nạn nhân nói mình chỉ quen biết đối tượng trên zalo mà không hề biết thông tin thêm về thủ phạm. Từ mạng xã hội này, trinh sát đã phác họa được “chân dung” của đối tượng.
Đến ngày 30.9, Mĩ bị bắt tại TP.HCM, mở rộng điều tra đến ngày 2.10, trinh sát đã bắt giữ khẩn cấp Nguyễn Nhựt Phương Hải tại huyện Củ Chi, TP.HCM.
Cả hai bước đầu khai nhận, do túng tiền tiêu xài lại mê cờ bạc nên rủ nhau lên mạng xã hội Zalo tìm những người đồng tính nam kết bạn rồi rủ nạn nhân đến phòng trọ, nhà nghỉ hoặc khách sạn quan hệ tình dục. Lợi dụng lúc nạn nhân không đề phòng, đối tượng sẽ bỏ thuốc an thần vào ly nước rồi cho nạn nhân uống rồi cướp hết tài sản tẩu thoát.
Theo sự phân công, Mĩ và Hải đều sử dụng Zalo để tìm “con mồi”. Khi ai kết được bạn thì người đó sẽ trực tiếp đi cướp. Gây án xong, chúng bẻ sim bỏ thùng rác rồi mua sim khác, tạo nick name mới tiếp tục gây án. Với thủ đoạn trên, Mĩ và Hải đã thực hiện trót lọt 15 vụ cướp tài sản trên địa bàn các huyện Gò Dầu, Trảng Bàng, Dương Minh Châu, TP.Tây Ninh (Tây Ninh), huyện Củ Chi và Long An.
Công an huyện Dương Minh Châu đang tạm giữ hình sự Mĩ và Hải để tiếp tục mở rộng điều tra.
Theo Đức Mừng-T.N (CAND)
Sự khác biệt có thể dẫn đến phân biệt đối xử và bạo hành
"Em bị cô giáo chủ nhiệm cho là người lệch lạc. Giờ chủ nhiệm nào em cũng bị kêu lên bục giảng và bị cô nói trước toàn lớp về điều này."
Đó là lời tâm sự nghẹn đắng của V. - một người chuyển giới nam, đang theo học tại một trường THPT tại quận Bình Thạnh tại buổi hội thảo "Nuôi mầm khoan dung - Vì một môi trường học đường an toàn và khoan dung" do Trung tâm ICS - Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) tại Việt Nam phối hợp với tổ chức UNESCO và Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 28-8.
Buổi hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức, kỹ năng, ứng xử với người LGBT trong môi trường học đường, hướng đến một môi trường hòa nhập cho tất cả học sinh.
V. kể bắt đầu nhận thức bản thân có nhiều điều khác lạ khi học cấp 2. Một thời gian dài, V. bị bạn bè cùng lớp bắt nạt do có biểu hiện khác thường. Chịu không nổi áp lực, V. đã phản kháng và có trận xô xát lớn với các bạn.
"Em bị cô giáo chủ nhiệm cho là người lệch lạc. Giờ chủ nhiệm nào, em cũng bị kêu lên bục giảng và bị cô nói trước toàn lớp về điều này. Có lần em đi vệ sinh thì có nguyên xô nước từ trên trời rơi xuống dội vào người, V. nhớ lại thời gian tủi cực của mình.
Bạn V. nghẹn ngào khi kể việc mình bị kỳ thị ở trường học
Khi V. lên cấp 3, tình trạng kỳ thị đối với người LGBT có đỡ hơn, bản thân V. mạnh dạn tham gia vào công tác đoàn và tìm hiểu thêm về cộng đồng LGBT là gì, nhận thức rõ hơn bản thân là ai. Đến nay V. đã có thể kể lại câu chuyện của mình trước đông đảo mọi người.
"Người khác kỳ thị vì họ không biết gì về mình. Đối với họ, mình là thứ xa lạ khiến họ chán ghét và không muốn tiếp cận. Đến buổi hội thảo, mình mong muốn môi trường trường học sẽ ngày càng thân thiện hơn, các bạn LGBT sẽ không lo sợ gặp ánh mắt, hay hành động kỳ thị, bạo lực ở ngay chính nơi mình học" - V. nói.
Đồng cảm với tâm sự của các bạn LGBT, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội cũng rưng rưng nước mắt khi nhớ về quãng thời gian đi học của mình cách đây đã gần 50 năm.
TS Hồng kể thời gian đi học bà từng bị các bạn ném đá, bắt nạt chỉ vì được mặc váy trắng, đi dép cộng thêm làn da trắng "khác người" giữa một cộng đồng các học sinh ở nông thôn nước da đen nhẻm và còn phải chân trần đến lớp.
TS Khuất Thu Hồng chia sẻ câu chuyện của bản thân
Và TS Hồng còn kể thêm chính con trai bà cũng không muốn đi học nữa chỉ vì con khác biệt.
"Con kể ở lớp con hay làm mấy động tác kỳ quặc như thè lưỡi, thế là các bạn nói con bị thiểu năng. Con đi méc cô giáo thì cô cũng cười bảo "Con cũng giống thiểu năng lắm". Tôi đã quyết định chuyển con đi đến một trường khác học dù không được như trường trước" - bà nói.
Có kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu tâm lý, TS Hồng rút ra kết luận sự khác biệt là một trong những lý do khiến bất kỳ ai cũng có thể bị phân biệt, bạo hành.
Việc tạo ra môi trường thân thiện, an toàn, thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt là biểu hiện của một nền dân chủ. "Tôi mong muốn những tháng ngày đến trường đáng sợ của chính tôi và các bạn LGBT sẽ không bao giờ xảy ra nữa" - TS Hồng bày tỏ.
Thống kê tình trạng Phân biệt đối xử vì là LGBT trong trường - Bị bắt nạt, quấy rầy bởi bạn bè: 53,8% - Bị bắt nạt, quấy rầy bởi giáo viên, cán bộ nhà trường: 23% - Bị ép buộc thay đổi đồng phục: 20,4% - Bị ép buộc thay đổi kiểu tóc, cử chỉ, điệu bộ: 29,3% (Nghiên cứu Thanh thiếu niên LGBT của tổ chức Save the Children và Viện nghiên cứu Y - Xã hội học ISMS tại TP HCM năm 2015)
HOÀNG LAN
Theo PLO
Trói người tình đồng giới sau khi "quan hệ" để cướp tài sản Quen nhau qua mạng Zalo, Huy đã ép T. quan hệ đồng giới sau đó khống chế "người tình" để cướp tài sản rồi bỏ trốn. Ngày 11-8, công an quận 1, TP HCM tiến hàng truy xét một đối tượng liên quan đến vụ khống chế bạn tình đồng giới để cướp tài sản. Theo hồ sơ công an, Bùi Quang T....