Hai miệng núi lửa có niên đại hàng triệu năm tại đảo Lý Sơn
Trải qua hàng triệu năm kiến tạo địa chất, Quảng Ngãi sở hữu nhiều miệng núi lửa cổ dọc ven biển và huyện đảo Lý Sơn, được chuyên gia ví như ‘viện bảo tàng tự nhiên’ về núi lửa.
Miệng núi lửa có hồ nước trên đỉnh núi Thới Lới phun trào cách đây 1 triệu năm, có đường kính 0,35km, cao 149m, là đài quan sát lý tưởng hấp dẫn du khách khi đến huyện đảo Lý Sơn. (Nguồn: Dân trí)
Nhắc đến du lịch Lý Sơn, du khách sẽ nghĩ ngay đến những cánh đồng tỏi xanh ngút ngàn. Song, ít người biết rằng, đảo Lý Sơn còn là một trong những kỳ quan được kiến tạo từ dung nham núi lửa hàng triệu năm về trước.
Huyện Lý Sơn bao gồm đảo Lớn và đảo Bé. Khu vực này hiện có vết tích của 10 miệng núi lửa, trong đó có 3 miệng núi lửa nằm dưới đáy biển, miệng núi lửa cổ Hang Cau và chùa Hang phun khoảng 9-11 triệu năm trước, tạo nên nền đảo Lý Sơn ngày nay.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho thấy, cụm núi lửa ở Lý Sơn và vùng phụ cận phát lộ nhiều loại đất đá, nham thạch tiêu biểu cho các chế độ phun trào khác nhau trong giai đoạn Kỷ đệ tứ, khoảng 11 triệu đến 4.500 năm trước.
Tháng 1/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 21 di tích trên cả nước. Trong đó, huyện đảo Lý Sơn có 2 di tích là danh lam thắng cảnh núi Giếng Tiền (xã An Vĩnh) và núi Thới Lới (xã An Hải). Đây là 2 trong số 10 miệng núi lửa được phát hiện tại khu vực đảo Lý Sơn.
Video đang HOT
Miệng núi lửa đỉnh núi Thới Lới, phun trào cách đây 1 triệu năm, có đường kính 0,35km, cao 149m, là đài quan sát lý tưởng hấp dẫn du khách khi đến huyện đảo Lý Sơn.
Lòng chảo của miệng núi lửa Thới Lới được tận dụng xây dựng thành hồ chứa nước ngọt với dung tích 270m. Để làm được điều này, tỉnh Quảng Ngãi đã xây đập ngăn dài 202m, cao 11m, rộng 1,6m.
Hồ chứa nước Thới Lới được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5/2012, là công trình mang ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nguồn nước ngọt trên đảo khá khan hiếm.
Dấu tích miệng núi lửa Giếng Tiền có chiều rộng hàng trăm mét, cao 30-40m, nghiêng về phía Bắc với niên đại khoảng 1 triệu năm. (Nguồn: Tạp chí Du lịch TP. HCM)
Miệng núi lửa Giếng Tiền có chiều rộng hàng trăm mét, cao 30-40m, nghiêng về phía Bắc với niên đại khoảng 1 triệu năm, nằm ở phía Tây huyện đảo Lý Sơn.
Dưới chân là chùa Đục với nhiều am thờ ăn sâu vào vách núi. Tại đây có tượng Quan Thế Âm cao 27m tựa lưng vào vách núi, mắt nhìn về phía biển.
Người dân Lý Sơn tin rằng, tượng Quan Thế Âm ở chùa Đục luôn che chở cho những con tàu của ngư dân đất đảo giữa biển khơi mênh mông.
Thăm ngôi chùa độc đáo trong hang đá núi lửa nghìn năm ở đảo Lý Sơn
Một trong những thắng cảnh nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua khi đến đảo Lý Sơn là chùa Hang nằm trong hang đá dưới chân núi lửa Thới Lới.
Chùa Hang nằm về phía Đông đảo Lớn (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi). Chùa nằm trong hang đá dưới chân ngọn núi lửa Thới Lới, là hang đá lớn nhất trong hệ thống hang đá ở đảo Lý Sơn.
Được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1994, Chùa Hang là địa điểm linh thiêng của người dân đất đảo tiền tiêu.
Chùa Hang nằm dưới chân núi Thới Lới, ngọn núi lửa lớn nhất trên đảo Lý Sơn. Hàng nghìn năm trước, nước biển xâm thực tạo nên hang đá dưới chân núi. Sau đó, người Chăm Pa tận dụng nơi này làm đền thờ các vị thần Bà la môn. Đến thế kỷ XVII, những người Việt đến khai phá đảo Lý Sơn đã xây dựng tại đây ngôi chùa thờ Phật.
Chùa Hang nằm dưới vách đá núi lửa cao hơn 20m. Khu vực cửa hang khá hẹp, rêu phong. Nước từ hồ chứa trên đỉnh Thới Lới xuyên qua trầm tích núi lửa nhỏ tí tách suốt ngày đêm tạo nên khung cảnh yên bình.
Chùa Hang có chiều sâu 24m, rộng 20m, cao 3,2m.Trong chùa có nhiều ban thờ Phật, các vị tiền hiền của làng An Hải (huyện Lý Sơn). Do nằm trong hang đá nên không khí trong chùa mát mẻ quanh năm.
Vách đá khu vực chùa Hang có nhiều hình thù độc đáo. Đây là dấu tích xâm thực của sóng biển diễn ra hàng nghìn năm trước.
Nước từ đỉnh núi lửa Thới Lới xuyên qua kẽ đá chảy xuống trước cửa chùa Hang. Nhiều du khách đến thăm chùa Hang thích thú nếm thử dòng nước ngọt lành.
Khu vực trước chùa Hang là dãy bàng cổ thụ, tượng Phật bà Quan Âm hướng ra biển. Chùa Hang còn được gọi là "chùa không sư" bởi chùa không có nhà sư nào trú ngụ. Ngôi chùa này được người dân Lý Sơn trùng tu, bảo vệ và là một trong những địa điểm linh thiêng bậc nhất đối với người dân đất đảo tiền tiêu Lý Sơn.
Núi lửa Nâm Kar, Đắk Nông Nằm trên tuyến du lịch "Trường ca của nước và lửa" của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, dãy núi lửa Nâm Kar thuộc thôn Phú Sơn, xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, Đắk Nông) là một trong những núi lửa trẻ, hình thành bởi sự kết hợp giữa phun trào và phun nổ. Dãy núi lửa Nâm Kar được...