Hai mẹ con sản phụ ung thư vú giai đoạn cuối chưa được gặp nhau
Bé Đỗ Bình An và chị Nguyễn Thị Liên, sản phụ ung thư giai đoạn cuối, vẫn chưa thể gặp nhau như dự kiến ban đầu.
Hiện, bé Bình An điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, sức khỏe tiến triển tốt, ăn 8 bữa mỗi ngày với lượng sữa tăng lên. Bác sĩ cho biết các chỉ số sinh tồn của bệnh nhi ổn định, cơ thể cứng cáp hơn, chờ được mẹ sang thăm.
Còn tại Bệnh viện K Trung ương, chị Nguyễn Thị Liên cũng đang được các bác sĩ điều trị tốt nhất. Đồng thời, gia đình và bác sĩ thường xuyên cho chị xem hình ảnh mới nhất của bé Bình An mỗi khi tỉnh lại.
Hiện tại, sức khoẻ chị Liên ổn định, các bác sĩ tính toán phác đồ điều trị hoá chất để mẹ có thể di chuyển từ Bệnh viện K sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương thăm con. Chị vẫn đang nỗ lực từng ngày, từng giờ chiến đấu với bệnh tật để có thể khoẻ lại, sang thăm, ôm con vào lòng.
Những ngày qua, câu chuyện cảm động về sản phụ Nguyễn Thị Liên mang trong mình căn bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, quyết tâm sinh con đã chạm đến trái tim nhiều người.
Sau 9 ngày chào đời, Bình An được rút ống nội khí quản và thở oxy, tình hình tạm thời đang ổn định. Ảnh : Sức Khỏe Đời Sống.
Video đang HOT
Trước đó, GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để hai mẹ con sớm được gặp nhau. Đó sẽ là khoảnh khắc đẹp nhất mà mọi người đang cầu nguyện, chờ đợi thành hiện thực”.
Các bác sĩ Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương luôn theo dõi sát sao tình trạng của hai mẹ con và điều trị tích cực. Con Đỗ Bình An đã được sinh ra đúng như hy vọng lớn nhất của người mẹ và giấc mơ ấy sẽ còn được viết tiếp khi có sự chung tay góp sức của các nhà hảo tâm, để em bé được lớn lên khỏe mạnh, ấm áp trong tình yêu thương của mọi người.
Trong suốt quá trình điều trị cũng như mổ lấy thai, các bác sĩ hai bệnh viện thường xuyên trao đổi thông tin để lựa chọn biện pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Trong mổ, thai phụ không thể nằm nên các bác sĩ phải mổ cho cô ở tư thế ngồi – đây là tư thế khó để thực hiện mổ sinh, thao tác mổ đảm bảo nhanh, chính xác.
Bé trai 1,5 kg khiến người mẹ và ê-kíp phẫu thuật trào nước mắt. Ngay lập tức, bé được các bác sĩ chuyên ngành sơ sinh tiếp nhận cấp cứu đưa vào lồng ấp và chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ê-kíp còn lại tiếp tục hoàn thành ca mổ. Sau đó là cuộc chiến khác với hy vọng cứu người mẹ.
Vợ chồng chị Liên âu yếm đặt tên con trai là Đỗ Bình An, mong cuộc đời sẽ bình an, may mắn như chính tên của con.
Theo D.Hải/ Sức Khỏe Đời Sống
Người trẻ mắc ung thư: Chữa trị không dễ!
Dù chưa có thống kê đầy đủ về việc trẻ hóa ung thư ở Việt Nam song một số bệnh ung thư ở nước ta có độ tuổi mắc sớm hơn so với thế giới
Gần 1 tuần sau ca phẫu thuật ung thư vú, bệnh nhân Nguyễn Thu H. (31 tuổi; Quảng Ninh) vẫn nặng trĩu tâm trạng lo lắng về căn bệnh quái ác mà chị mắc phải. Chị H. đã lập gia đình, hiện con thứ 2 được 3 tuổi. Trước khi phát hiện bệnh thi thoảng chị thấy đau nhói mơ hồ ở ngực, sau đó đầu ngực trái chảy dịch màu đen.
Bệnh nhân sợ, bác sĩ bất ngờ
Tại Bệnh viện (BV) K Trung ương, các bác sĩ (BS) chẩn đoán khối u vùng ngực trái của chị chỉ chưa đầy 1 cm nhưng có dấu hiệu di căn nên phải cắt bỏ toàn bộ ngực trái, đồng thời đặt túi nước tạo hình ngực cho bệnh nhân.
Trong khi đó, tại Khoa Ngoại bụng 2 BV K trung ương, bệnh nhân Nguyễn T.X (38 tuổi, ở Hà Nội) cũng vừa được BS tư vấn liệu trình điều trị phẫu thuật cắt khối u dạ dày. Trước đó, chị thường xuyên đau bụng râm râm, đau lan về phía lưng cùng đó là tình trạng buồn nôn, nôn khan, đi ngoài phân đen... Đầu năm 2018, chị đi nội soi dạ dày và điều trị viêm loét dạ dày nhưng các dấu hiệu này vẫn không dứt. Cuối tháng 10 vừa qua, bệnh nhân được phát hiện bị ung thư dạ dày và có chỉ định phẫu thuật.
Bệnh nhân ung thư vú phát hiện bệnh khi mới ngoài 30 tuổi
Theo BS Lê Hồng Quang, Trưởng Khoa Ngoại vú BV K trung ương, những năm gần đây, BV tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều trường hợp trẻ tuổi bị ung thư vú. Nhiều bệnh nhân là sinh viên đã phải gác lại chuyện học để điều trị bệnh. Đáng nói, có khá nhiều bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn muộn do chủ quan. "Có bệnh nhân mới 20, 21 tuổi kể lại rằng hay sốt vào buổi chiều, sụt cân, nổi hạch ở ngực cách đây nhiều tháng nhưng không đi khám, chỉ đến BV khi cơ thể mệt mỏi quá" - BS Quang kể.
GS-TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K trung ương, cho biết tại Việt Nam, theo báo cáo của các trung tâm điều trị ung thư, năm 2018 có 165.000 ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú chiêm 15.229 ca (9,2%). Trong 5 loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới, ung thư vú đứng vị trí đầu bảng với 43,1/100.000 dân, với tỉ lệ tử vong 12,9/100.000 dân. Tiếp đến là ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tử cung.
Đáng lưu ý có một số loại ung thư tăng mạnh ở tuổi trẻ như: ung thư vú, ung thư đại trực tràng, dạ dày và ung thư cổ tử cung, một số bệnh có độ tuổi mắc sớm hơn so với thế giới. Thống kê cho thấy trong số các loại bệnh ung thư thì bệnh ung thư vú ngày một gia tăng. Nếu như năm 2000, thống kê 100.000 phụ nữ mới có khoảng 18 người mắc bệnh thì đến năm 2010, con số này đã lên tới 30 người, gần gấp đôi sau 10 năm.
Ung thư ở người trẻ có thể khó chữa trị hơn
BS Đoàn Trọng Tú, Trưởng Khoa Ngoại bụng 2 BV K trung ương, nhận xét người trẻ tuổi khi phát hiện mắc ung thư, bệnh thường ở giai đoạn nghiêm trọng, tế bào có tốc độ phát triển mạnh hơn, độ ác tính cao hơn trong khi thời gian giữ được ổn định bệnh cũng ngắn hơn so với người có tuổi. Thực tế điều trị, các BS nhận thấy với ung thư vú, tiên lượng bệnh và đáp ứng điều trị ở nhóm trẻ thường sẽ xấu hơn rất nhiều so với những người ngoài 50 - 60 tuổi. Ngoài ra, với các bệnh ung thư cô tư cung, buồng trứng, nội mạc tử cung ơ phu nư tre cũng co mưc đô tiên triên va ac tinh hơn so vơi phu nư lơn tuôi. Điều này đặt ra thách thức với các thầy thuốc khi phải cân nhắc việc bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân, nhất là người chưa lập gia đình. Ngoài ra, với người trẻ, việc suy sụp tâm lý cũng làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn và giảm hiệu quả điều trị.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú sớm hơn khoảng 10 năm so với thế giới. Phần lớn bệnh được ghi nhận ở phụ nữ từ 40 tuổi trong khi thế giới căn bệnh này thường gặp ở độ tuổi 50-60.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến ung thư tăng ở người trẻ, giới chuyên môn cho rằng có rất nhiều yếu tố như: đột biến gien; bệnh do di truyền, tiếp xúc thường xuyên trong môi trường nhiều hóa chất độc hại, nhiễm virus, sử dụng thực phẩm nhiễm độc, thói quen uống đồ có cồn...Tuy nhiên, cũng có những loại ung thư như ung thư vú chưa thể xác định được nguyên nhân trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. GS Thuấn lưu ý với nữ giới có một số ung thư thường gặp là: ung thư vú, cổ tử cung đều có thể sàng lọc và phát hiện sớm. Riêng ung thư vú, nếu phát hiện sớm ở giai đoạn 1 thì tỉ lệ sống trên 5 năm là 100%, ung thư cổ tử cung tỉ lệ này là 80%-93%, ung thư đại trực tràng là 88%. Ngoài ra, người có yếu tố nguy cơ cao như: nhiễm vi khuẩn HP, trong gia đình có người mắc ung thư, người nhiễm viêm gan virus, người béo phì... nên tầm soát ung thư ngay từ khi còn trẻ.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu và Phòng chống ung thư Việt Nam, tỉ lệ người bệnh mới bị ung thư của nước ta tăng nhanh, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Dự kiến đến năm 2020, con số này sẽ vượt qua 190.000 ca. Trung bình mỗi ngày, nước ta có khoảng 315 người chết vì ung thư. Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư thế giới.
Ngọc Dung
Theo Người lao động
Đừng vội từ bỏ khi mắc ung thư ở tuổi 'gần đất xa trời' Khi phát hiện người thân trên 80 tuổi mắc ung thư, nhiều gia đình thường có tâm lý buông xuôi, không điều trị do e ngại người bệnh đã tuổi cao, sức yếu, không thể chịu đựng những đợt phẫu thuật hoặc xạ trị. Song, các bác sĩ ung thư đã chứng minh điều ngược lại. Bác sĩ Bệnh viện K phẫu thuật...