Hai mẹ con ma “tắm phấn” huyền thoại trong “The Grudge” sẽ có bản Mỹ
Thương hiệu “Ju-on: The Grudge” được tái khởi động sau khi gây ấn tượng mạnh tại Nhật Bản.
Mới đây, hãng Sony đã công bố dàn diễn viên cũng như lịch quay cho dự án tái khởi động thương hiệu The Grudge. Giống với loạt phim gốc, tác phẩm mới này cũng sẽ tiếp tục xoay quanh một căn hộ bị ám bởi linh hồn báo thù của hai mẹ con nhà ma có tạo hình trắng như… rơi vào thùng phấn.
“The Grudge” là một trong những thương hiệu kinh dị hàng đầu thế giới
Những năm gần đây, dòng phim kinh dị đang là “mỏ vàng” với kinh phí cực thấp nhưng mang về doanh thu không tưởng. Với sự trỗi dậy của các hãng phim như Blumhouse, A24,…, Sony quyết tâm tái khởi động thương hiệu The Grudge để cạnh tranh với đối thủ, phim sẽ khởi quay vào tháng 5 năm nay.
Nicolas Pesce sẽ đóng vai trò biên kịch kiêm đạo diễn. Anh từng gây ấn tượng với bộ phim kinh dị trắng đen đầu tay là The Eyes of My Mother. Demian Bichir và Andrea Riseborough sẽ là 2 nhân vật chính trong tác phẩm sắp tới.
Hai diễn viên chính của bộ phim sắp tới
Demian Bichir là một nam diễn viên “quen mặt” với thể loại kinh dị khi xuất hiện trong Alien: Covenant và phần phim ăn theo của The Conjuring về ác quỷ Valak tên The Nunsắp tới đây. Trong khi đó, Andrea Riseborough được khán giả biết đến qua các vai diễn trong Oblivion hay Battle of Sexes,…
SPWA, Ghost House và Good Universe, những công ty chịu trách nhiệm về bộ phim nổi tiếng Don’t Breathe sẽ đóng vai trò sản xuất cho The Grudge. Người sáng lập Ghost House, Sam Raimi, vốn là một biểu tượng trong lịch sử dòng phim kinh dị, đã đưa ra cái nhìn tổng quan về những gì họ sẽ nhắm đến với dự án tái khởi động The Grudge: “ Chúng tôi rất phấn khích trước dự án chuyển thể mới này. Chúng tôi sẽ sử dụng những chất liệu nguyên bản nhất để mang đến cho khán giả một câu chuyện siêu nhiên kinh hoàng của vùng ngoại ô Mỹ”.
Bộ phim hứa hẹn sẽ kinh hoàng không kém phần đầu tiên của Takashi Shimizu
The Grudge được chuyển thể từ bộ phim kinh dị nổi tiếng Nhật Bản Ju-on: The Grudge năm 2002 của Takashi Shimizu. Phim xoay quanh hai mẹ con Kayako và Toshio bị người cha thảm sát. Linh hồn của họ quay lại ám ngôi nhà và giết bất kỳ ai lỡ bước chân vào đó.
Video đang HOT
Một cảnh trong “Ju-on: The Grudge” Nhật Bản
Đạo diễn người Nhật sau đó cũng cầm trịch dự án làm lại của Mỹ vào năm 2004. Với kinh phí 10 triệu đô la, phim mang về 187.2 triệu trên toàn cầu. Tuy nhiên, hai phần tiếp theo vào năm 2006 và 2009 lại không thành công như mong đợi. Sau 9 năm, khán giả sẽ lại có dịp được gặp lại hai con ma đáng sợ bậc nhất thế giới kinh dị này.
Theo Trí Thức Trẻ
Những bộ phim kinh dị rùng rợn nhất lịch sử điện ảnh Nhật Bản
Với phong cách ma quái, kỳ dị đến thót tim, điện ảnh Nhật Bản từng cho ra đời những bộ phim kinh dị nổi tiếng suốt nhiều thập kỷ qua.
Ringu (1998)
Ringu (Vòng tròn định mệnh) từng được mệnh danh là tác phẩm điện ảnh kinh dị xuất sắc nhất Nhật Bản và là đại diện tiêu biểu cho làng phim kinh dị châu Á. Ringu được chuyển thể từ tiểu thuyết của Koji Suzuki, xoay quanh những bí ẩn về một cuộn băng mang trong mình một lời nguyền tai quái với bất cứ ai xem xong sẽ đột tử đúng 1 tuần sau đó.
Trong phim, nữ diễn viên Nanako Matsushima thủ vai phóng viên Reiko Asakawa vô tình bước vào thế giới ma quái khi cô quyết tâm tìm ra sự thật về cuốn băng này. Chính Reiko sẽ bị chết sau khi nhận được cuộc điện thoại bí ẩn báo tin cô chỉ còn 7 ngày để sống. Điều dễ nhận ra là tất cả các bức ảnh chụp Reiko từ trước tới nay đều bị biến dạng phần gương mặt của cô. Chồng cũ của cô sau này cũng bị kéo vào câu chuyện ma mị này.
Hình ảnh người đàn bà mặc áo trắng, tóc xõa xượi chui lên từ chiếc giếng trong đoạn băng, rồi chui ngược từ trong màn hình TV ra ngoài đã "hù dọa" nhiều thế hệ người xem. Với kinh phí chỉ vào khoảng 1,2 triệu USD, Ringu đã thu về cho đạo diễn Hideo Nakata và nhà sản xuất số tiền gấp hơn 100 lần (137 triệu USD).
Nỗi ám ảnh của Ringu cũng là nguồn cảm hứng để các nhà làm phim Hollywood làm lại dưới cái tên khác mang tên The Ring (2002).
Đoạn phim kinh dị trong Ringu (1998)
Những bộ phim kinh dị rùng rợn nhất lịch sử điện ảnh Nhật Bản
Ju-on (2000)
Nhắc tới đây, những fan của dòng phim kinh dị Nhật Bản đã có thể nghĩ tới ngay gương mặt của một cậu bé, có làn da xanh ngắt và đôi mắt to tròn, đen láy và đầy ma mị trong tấm poster nổi tiếng ám ảnh của Ju-on.
Ju-on từ một dự án điện ảnh rẻ tiền của đạo diễn trẻ có tên Takashi Shimizu, khi đó mới chân ướt chân ráo bước vào làng điện ảnh với 4 năm làm trợ lý đạo diễn. Ở thời điểm Ju-on ra mắt (năm 2000), cả nước Nhật Bản vẫn đang đắm chìm trong làn sóng của bộ phim kinh dị huyền thoại Ringu.
Với đam mê của mình, Takashi Shimizu vẫn quyết tâm sản xuất và cho ra mắt Ju-on: The Curse và Ju-on: The Curse 2 (Ju-on: Lời nguyền) với sự chống lưng của V-Cinema và phát hành dưới dạng băng video trong nội địa. Ngay lập tức, Ju-on gây sốt trong làng phim ảnh Nhật Bản hồi bấy giờ. Chính vị đạo diễn khi đó mới 28 tuổi cũng không nghĩ rằng, sau này Ju-on của anh lại phát triển lớn mạnh thành một trong những series phim kinh dị tiêu biểu của điện ảnh xứ sở hoa anh đào.
Suốt trong quãng thời gian từ năm 2000-2016, hầu như năm nào Ju-on cũng được sản xuất theo từng phần khác nhau, xoay quanh câu chuyện về lời nguyền được tạo ra trong một ngôi nhà ở Nerima (Tokyo). Một người đàn ông có tên Takeo Saeki trong cơn ghen của mình đã giết vợ Kayako, con trai Toshio và cả thú cưng của Toshio. Theo Ju-on, một người chết bởi một cơn thịnh nộ sẽ biến thành một hồn ma mang lời nguyền kinh hoàng. Chính lời nguyền này đã bám đuổi và gây ra nỗi kinh hoàng cho nhiều người liên quan.
Một cảnh phim trong Ju-on: The Grudge
Audition (1999)
Audition (Buổi thử giọng kinh hoàng) được đánh giá nằm trong Top 5 những bộ phim kinh dị thành công nhất của điện ảnh Nhật Bản. Tác phẩm này dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Ryu Murakami với việc pha trộn những tình tiết bất ngờ, giật gân nhưng đầy hợp lý.
Phim kể về Aosoyama, một đạo diễn có vợ vừa qua đời. Quá đau buồn với cái chết của người bạn đời, Aosoyama quyết tâm nuôi dạy con nên người và hết mình vì công việc. 7 năm sau, một người bạn thân của Aosoyama mong muốn anh đi thêm bước nữa nên đã bày cách cho anh, dùng vai trò đạo diễn của mình để mở một cuộc casting vai diễn nhưng thực chất là buổi tuyển bạn đời cho Aosoyama. Thương con, nể bạn, Aosoyama miễn cưỡng làm điều này.
Sau nhiều lượt tuyển chọn không vừa ý, Aosoyama bắt đầu để ý đến 1 vũ công ballet Yamazaki Asami. Những đam mê bắt đầu trỗi dậy, tình yêu của Aosoyama với Asami nhanh chóng đi đến cái kết với việc anh chấp nhận kết hôn với một cô gái trẻ mang quá khứ đầy đau khổ - như lời Asami kể.
Nhưng những người bạn xung quanh Aosoyama bắt đầu khuyên anh chàng hãy tránh xa Asami, họ dự cảm rằng cô gái bí ẩn này sẽ mang tới bất hạnh cho Aosoyama. Đó cũng là lúc Asami đột nhiên mất tích và Aosoyama dần phát hiện ra những bí mật kinh hoàng và rùng rợn về cô gái này.
Cách kể chuyện của bộ phim Audition khiến khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình dù cho đó là một sản phẩm đầy tính kinh dị và có nhiều cảnh đẫm máu. Phim kết thúc bằng màn tra tấn của Asami kèm nụ cười man rợ của nhân vật nữ chính. Chính cảnh phim này đã khép lại một trong những nỗi ám ảnh thường trực của dòng phim kinh dị Nhật Bản.
Trailer của bộ phim Audition (1999)
Jisatsu Circle (2002)
"Hãy tham gia câu lạc bộ cùng chúng tôi, đến đây chết cùng chúng tôi, đổ máu cùng chúng tôi" chính là phần phụ đề có thể gây ám ảnh nhất trong Jisatsu Circle - Vòng tròn tự sát, một trong những tác phẩm kinh dị hiếm hoi mang tính thời sự từng được các nhà làm phim Nhật Bản sản xuất.
Tâm điểm của bộ phim là sự kiện kinh hoàng xảy ra tại nhà ga Shinjuku (Tokyo), khi 54 nữ sinh đã nắm tay nhau đồng loạt nhảy xuống tự sát ngay trước mũi tàu hỏa đang đi vào bến. Các nhà chức trách bắt đầu đi tìm câu trả lời. Họ tìm ra một câu lạc bộ mang tên "Suicide Club" - câu lạc bộ tự sát tại ngôi trường các nữ sinh này theo học. Nhưng không ai biết được tận cùng, vì sao những người trẻ lại dễ dàng tìm tới cái chết thương tâm như vậy.
Chính đạo diễn của phim, Sono Sion cũng là nạn nhân gián tiếp của trào lưu tự sát tại Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ 21. Bạn thân của ông đã tự sát mà không rõ nguyên nhân, dù trước đó Sono Sion khẳng định bạn mình không có biểu hiện xấu về tâm lý nào.
Trên cả nước Nhật Bản khi đó, một báo cáo tỷ lệ tự tử tại nước này cho hay, vào năm 2000 đã có khoảng 33.000 vụ tự sát, năm 2001 còn số này thậm chí còn tăng cao hơn. Nhiều người trong số các nạn nhân là người trẻ ở độ tuổi đi học, không ai rõ họ tự sát vì nguyên nhân gì, đau khổ, chán nản, bế tắc hay chỉ vì...thích được chết.
Jisatsu Circle đã được dán nhãn R15 , dành cho những bộ phim mà phụ huynh phải cân nhắc khi cho con em xem. Sợ giới trẻ sẽ có những suy nghĩ sai lệch, rất đông người đã chỉ trích, thậm chí yêu cầu chính quyền dán nhãn phim cấm công chiếu với Jisatsu Circle.
Cảnh phim từng bị cấm chiếu của bộ phim kinh dị Jisatsu Circle:
Minh Phương (theo Ranker, Alchetron)
'Bom sex' Margot Robbie đẹp nhất tuần với đầm cánh bướm Người đẹp sinh năm 1990 toát lên vẻ tươi mới trong bộ váy xẻ ngực. Harper's Bazaar đánh giá Margot Robbie là một trong những ngôi sao mặc đẹp nhất tuần qua với hai thiết kế của nhà Versace. Trong một sự kiện, "quả bom sex" toát lên vẻ quyến rũ với đầm họa tiết cánh bướm khoét ngực sâu. Ở một sự...