Hai mẹ con bài vaccine chết vì Covid-19
Một người mẹ và con gái ở Belfast, Bắc Ireland, tử vong vì Covid-19 cách nhau gần hai tuần sau khi từ chối tiêm vaccine Covid-19.
Sammie-Jo Forde, 32 tuổi, một người mẹ 4 con, tử vong tại bệnh viện Ulster hôm 11/9, cùng nơi mẹ cô là Heather Maddern, 55 tuổi, qua đời ngày 31/8. Hai mẹ con đều là nhân viên chăm sóc y tế và phản đối vaccine Covid-19.
Maddern đã chia sẻ đáng kể thông tin sai lệch về Covid-19 trên mạng xã hội, gồm tin các y tá mất việc nếu từ chối tiêm vaccine Covid-19. Bà cũng chia sẻ video của Candace Owens, một nhà bình luận và nhà hoạt động bảo thủ ở Mỹ, về cách phản ứng nếu sếp buộc tiêm phòng và video từ một phụ nữ tranh cãi về tiêm vaccine cho trẻ em.
Heather Maddern (trái) và con gái Sammie-Jo Forde. Ảnh: Hulldailymail .
“ Thế giới của tôi đã sụp đổ. Tôi đã mất con gái, người bạn thân nhất của mình”, cha của Forde, Kevin McAllister, nói.
Ông nói Forde và mẹ Maddern “rất, rất thân thiết”, cô cũng không có bệnh lý nền. “Họ làm việc cùng nhau, sống cùng nhau và cũng chết cùng nhau”, ông nói. “Cả đời tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ phải chôn cất con gái”.
“Những người không tiêm vaccine Covid-19 không nghĩ đến những người thân mà họ bỏ lại”, McAllister nhấn mạnh, thêm rằng ông không biết tại sao vợ cũ và con gái từ chối tiêm vaccine.
Alan Chambers, nghị sĩ đảng Hợp nhất Ulster, quen biết gia đình Sammie-Jo và sốc khi biết tin. “Tôi thật sự bị sốc. Sammie-Jo có 4 đứa con. Cô ấy là người mẹ rất tốt”, Chambers cho hay.
Là nhân viên chăm sóc, hai mẹ con bà Maddern đủ điều kiện tiêm vaccine từ tháng 1/2021.
Những cái chết thương tâm xảy ra khi dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngữa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy người chưa được tiêm chủng nguy cơ tử vong do Covid-19 cao hơn 11 lần so với người đã được tiêm. Hiện hơn 80% dân số đủ điều kiện ở Anh đã được tiêm đủ hai mũi vaccine.
COVID-19 tại ASEAN hết 17/7: Toàn khối vượt 6 triệu ca mắc; Indonesia lần thứ 4 có trên 50.000 ca mắc/ngày
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 17/7, tám quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 85.384 ca mắc COVID-19 và 1.517 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã vượt 6 triệu ca, trong đó 115.099 người tử vong.
Video đang HOT
Trong ngày 17/7, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất vẫn là Indonesia với 51.952 ca.
Đứng số 2 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Malaysia với 12.528 ca. Tiếp đó là Thái Lan với 10.082 ca, Philippines với 6.040 ca, Việt Nam với 3.718 ca, Campuchia với 836 ca, Lào với 108 ca, Singapore với 68 ca, Timor-Leste với 51 ca và Brunei với 1 ca.
Về số ca tử vong, có 5 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia (1.092 ca), Thái Lan (141 ca), Malaysia (138 ca), Philippines (122 ca) và Campuchia (24 ca).
Indonesia lần thứ 4 ghi nhận trên 50.000 ca mắc/ngày
Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngừa COVID-19 lây lan tại khu vực đông dân cư ở Nam Jakarta, Indonesia ngày 22/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 17/7, Indonesia ghi nhận thêm 51.952 ca mắc và 1.092 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm và ca tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này lên lần lượt là 2.832.755 và 72.489 ca.
Đây là lần thứ 4 Indonesia ghi nhận trên 50.000 ca mắc mới trong một ngày và là lần thứ 3 số ca tử vong vượt mức 1.000 ca/ngày. Hiện quốc gia Đông Nam Á này vẫn còn 527.872 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly ở nhà và 239.294 ca nghi nhiễm.
Trong những tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã gia tăng đột biến và lập kỷ lục với 56.757 ca mắc ghi nhận ngày 15/7 và 1.205 ca tử vong thông báo ngày 16/7. Số liệu của Bộ Y tế cho thấy tính đến nay đã có 41.268.627 người tại Indonesia được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó 16.217.855 người đã được tiêm đầy đủ hai mũi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở Banda Aceh, Indonesia ngày 22/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại cuộc họp báo cùng ngày, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề chính trị, pháp luật và an ninh Mahfud MD cho biết Tổng thống Joko Widodo đã yêu cầu hủy chương trình tiêm chủng trả phí. Giải thích về việc chính phủ cho phép công ty dược phẩm PT Kimia Farma tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 có trả phí, Bộ trưởng Mahfud cho rằng hiện nay, hệ thống bệnh viện đang dần quá tải, thiếu trầm trọng nhân viên y tế, không đủ khả năng tiêm chủng kịp thời cho người dân để đạt miễn dịch cộng đồng trong khi biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng và trên diện rộng. Theo đó, ý tưởng về việc cấp vaccine cho các cơ sở y tế tư nhân để họ tiêm chủng cho nhân viên của họ và người dân nếu có nhu cầu tiêm sớm là một biện pháp giúp giảm bớt gánh nặng cho quốc gia. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách không đủ để xã hội hóa, công ty PT Kimia Farma cũng chưa thể đảm bảo nguồn lực để triển khai chương trình này nên chương trình tiêm chủng trả phí đã bị hủy.
Trước đó, ngày 12/7, Chính phủ Indonesia đã cấp phép cho công ty PT Kimia Farma thực hiện chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các cá nhân có nhu cầu tiêm và phải trả phí. Chi phí ban đầu là 321.600 IDR/liều (22 USD). Tuy nhiên, chương trình này đã vấp phải phản ứng tiêu cực từ người dân. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng phản đối chương trình này trong bối cảnh số ca mắc mới và tử vong tại Indonesia tăng vọt, hơn nữa một lượng lớn vaccine cung cấp cho Indonesia là từ cơ chế COVAX nên việc thu phí tiêm chủng lúc này là không phù hợp.
Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại Philippines
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Navotas, Philippines ngày 8/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Philippines, ngày 17/7, Bộ Y tế thông báo nước này có thêm 6.040 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 1.502.359 ca.
Trong 24 giờ qua, nước này cũng có thêm 122 ca tử vong vì COVID-19 nâng tổng số người không qua khỏi lên 26.598 ca.
Philippines, đất nước gồm 110 triệu dân, đã thực hiện xét nghiệm cho hơn 14,8 triệu người kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này vào tháng 1/2020.
Thái Lan cấm tập trung đông người nơi công cộng trên toàn quốc
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 15/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca mắc mới COVID-19 gia tăng liên tục đã khiến các nhà chức trách Thái Lan cấm các cuộc tụ tập đông người trên toàn quốc, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này lần đầu tiên ghi nhận hai cột mốc quan trọng khi số ca tử vong hàng ngày do COVID-19 lên tới 3 con số và số ca nhiễm mới lần đầu tiên ở mức 5 con số.
Riêng tại vùng đô thị Bangkok mở rộng gồm thủ đô và 5 tỉnh lân cận là Nakhon Pathom, Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan và Samut Sakhon, các cuộc tụ tập hoặc hoạt động có từ 5 người trở lên đều bị cấm, trong khi tại những địa phương thuộc "vùng đỏ sẫm" trong diện kiểm soát nghiêm ngặt và tối đa gồm 24 tỉnh kể cả 6 tỉnh nói trên, người dân phải hạn chế tổ chức hội họp, ăn tiệc hoặc lễ hội, ngoại trừ các nghi lễ truyền thống đã được chuẩn bị từ trước. Hình phạt cho những người vi phạm là hai năm tù và/hoặc phạt tiền tối đa 40.000 baht (khoảng 1.200 USD).
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cũng đăng tải trên Facebook vào đêm 16/7 rằng các biện pháp phong tỏa sẽ được tăng cường tại "vùng đỏ sẫm". Những biện pháp này có thể bao gồm việc hạn chế di chuyển, đóng cửa thêm nhiều địa điểm và bắt buộc làm việc tại nhà. Hiện tại, một số biện pháp này chỉ được khuyến khích áp dụng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 15/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Các biện pháp nghiêm ngặt, bao gồm lệnh giới nghiêm ban đêm từ 21h đến 4h sáng hôm sau, đã có hiệu lực ở Bangkok và 5 tỉnh lân cận, cũng như 4 tỉnh biên giới phía Nam bị ảnh hưởng nặng nề từ ngày 12/7. Các biện pháp này sẽ hết hiệu lực vào ngày 26/7 nhưng có thể được thắt chặt hoặc gia hạn.
Ngày 17/7, Thái Lan cùng lúc ghi nhận số ca mắc với COVID-19 và số người tử vong vì dịch bệnh này ở các mức cao mới, vượt ngưỡng 10.000 ca nhiễm mới và 100 trường hợp tử vong mỗi ngày.
Số liệu do Bộ Y tế Thái Lan công bố sáng 17/7 cho thấy quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 10.082 ca nhiễm mới COVID-19 cùng 141 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua. Như vậy, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 391.989 ca mắc COVID-19 kể từ đầu mùa dịch, trong đó có 3.240 người không qua khỏi.
Trước việc số ca lây nhiễm gia tăng trong những ngày qua, Thủ tướng Prayut đã chỉ thị các lực lượng vũ trang và cảnh sát quốc gia chung tay với chính quyền thủ đô Bangkok để bố trí hơn 200 đội triển khai nhanh nhằm tiến hành xét nghiệm COVID-19 tận nhà dân ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thành phố, nơi hiện là tâm điểm của làn sóng COVID-19 thứ 3 ở Thái Lan.
Phần lớn ca bệnh tại Lào đều không có hoặc ít triệu chứng
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thủ đô Viêng Chăn, Lào ngày 17/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 108 ca mắc mới, trong đó có tới 104 trường hợp là người nhập cảnh được cách ly ngay và 4 ca cộng đồng tại tỉnh Champasak. Theo bộ này, các ca nhiễm mới chủ yếu là lao động Lào về nước từ Thái Lan. Hiện số ca bệnh có diễn biến nặng vẫn ở mức thấp, phần lớn là ca nhiễm không có hoặc ít triệu chứng.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp ở các nước láng giềng, đặc biệt là tại Thái Lan, Bộ Y tế Lào kêu gọi lao động Lào làm việc bất hợp pháp ở Thái Lan về nước theo đường chính ngạch bằng cách báo cáo với lực lượng chức năng để được hỗ trợ nhập cảnh và cách ly y tế theo quy định nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng. Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 3.295 ca nhiễm, trong đó 4 người tử vong.
Campuchia ghi nhận thêm 37 ca nhập cảnh nhiễm biến thể Delta
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 2/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Nỗi lo biến thể Delta ngày càng gia tăng khi số ca mắc COVID-19 tại Campuchia đã vượt ngưỡng 66.000 ca và số ca tử vong nhiều ngày nay luôn ở mức hai con số.
Trong thông cáo ngày 17/7, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có thêm 836 ca mắc mới, bao gồm 279 ca nhập cảnh và 557 ca lây nhiễm cộng đồng.
Bộ cũng công bố có thêm 24 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Campuchia lên 1.076 người và trong vài tuần trở lại đây, số tử vong mỗi ngày dao động trong khoảng 20-40 ca.
Mỹ đối mặt với "đại dịch ở những người chưa tiêm vắc xin" Tổng thống Mỹ Biden đang đối mặt với thực tế đáng lo ngại là số ca mắc và tử vong do Covid-19 đang tăng lên, trong khi cũng phải giải quyết bài toán thúc đẩy người dân còn e ngại đi tiêm vắc xin. Người dân xếp hàng tại một điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 ở San Francisco, bang California, Mỹ (Ảnh: Getty)....