Hai máy bay VNA và nước ngoài suýt gặp nạn trên không
Một sự cố đã khiến 2 máy bay của Vietnam Airlines và nước ngoài suýt gặp nguy khi bay ngược chiều nhau trên cùng độ cao FL340.
Một máy bay của Vietnam Airlines đang bay – Ảnh minh hoạ
Cấp huấn lệnh bay không chính xác, thụ động của kiểm soát viên không lưu thuộc Trung tâm kiểm soát bay đường dài Hà Nội đã khiến 2 máy bay của Vietnam Airlines và nước ngoài suýt gặp nguy khi bay ngược chiều nhau trên cùng độ cao FL340.
Thanh tra Hàng không Việt Nam đã ra quyết định tước bằng đối với 2 nhân viên không lưu thuộc Trung tâm kiểm soát bay đường dài Hà Nội vì để xảy ra sự cố nghiêm trọng, uy hiếp an toàn khi điều hành bay.
Trước đó, vào lúc 11h51p11 ngày 14/10, chuyến bay số hiệu VN1511 của Hãng hàng không Quốc gia (VNA) cất cánh từ sân bay quốc tế Nội Bài đi Đà Nẵng được kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh bay lên độ cao FL340.
Đến 12h8p28, đài không lưu nhận được tín hiệu liên lạc của 1 máy bay của hãng hàng không nước ngoài cũng đang bay bằng ở độ cao FL340 trên không phận Việt Nam. Kiểm soát viên không lưu thông báo đã nhận dạng bằng radar, chỉ định giữ nguyên độ cao, lấy hướng bay tới điểm VILAO (gần biên giới Việt Nam – Lào) và báo cáo khi qua điểm này.
Chưa đầy 3 phút sau, phi công lái máy bay của VNA phát hiện phía trước có máy bay ngược chiều ở cùng mực bay, cách nhau khoảng 10km trên hướng 9h so với hướng bay của VN1511.
Tổ lái thông báo với đài không lưu và đề nghị xác nhận có nguy cơ xung đột không về quỹ đạo. Khi tổ lái nhắc lại một lần nữa theo yêu cầu, kiểm soát viên không lưu mới phát hiện ra tình huống nguy hiểm và liên tiếp yêu cầu máy bay của VNA giảm độ cao xuống FL320, sau đó tiếp tục giảm xuống độ cao FL240.
Đánh giá đây là sự cố nghiêm trọng, gây uy hiếp an toàn bay, Cục Hàng không Việt Nam đã khẩn trương lập đoàn kiểm tra.
Video đang HOT
Sau khi tổng hợp hồ sơ dữ liệu, nghe băng ghi âm, xem lại bản ghi hình radar và kiểm tra thực tế, Cục Hàng không đã khẳng định nguyên nhân của vụ việc là do kiểm soát viên không lưu thiếu phân tích, quan sát và đánh giá không đúng về xu thế hội tụ của các máy bay liên quan nên cấp huấn lệnh không chính xác, có biểu hiện thụ động trong khi làm việc.
Bên cạnh đó, kíp phó (đang trực thay vị trí kíp trưởng) chưa giám sát đầy đủ nên không những không trợ giúp kịp thời cho kiểm soát viên trực chính mà còn rời vị trí khi chưa bàn giao lại việc phụ trách ca cho kíp trưởng. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác như khi xảy ra sự cố, chức năng cảnh báo của radar giám sát không hoạt động do trước đó vừa bảo dưỡng nhưng nhân viên kỹ thuật không báo cáo cho các bên liên quan…
Thanh tra Hàng không đã tước bằng không thời hạn đối với kiểm soát viên không lưu trực chính, tước bằng 2 tháng đối với nữ nhân viên trực kíp trưởng và phạt hành chính 3 kiểm soát viên không lưu về hành vi thực hiện nhiệm vụ không đúng quy trình, gây uy hiếp an toàn bay.
Tại thời điểm xảy ra sự cố, kíp trực không đảm bảo nhân lực, các vị trí trực hiệp đồng 2, trực ghi chép băng, kiểm soát viên giám sát do kíp trưởng kiêm nhiệm đều không có mặt. Do đó, trưởng Trung tâm kiểm soát đường dài Hà Nội cũng bị xử phạt hành chính do không đảm bảo quân số kịp trực, vi phạm trách nhiệm của người đứng đầu.
Trước đó, ngày 16/4/2012, một sự cố tương tự cũng xảy ra gần mũi Cà Mau khi kiểm soát viên không lưu của Trung tâm Kiểm soát không lưu Đường dài – Tiếp cận HCM lúng túng trong điều hành bay, khiến 2 máy bay của Singapore Airlines và Hainan Airlines (Trung Quốc) có nguy cơ xung đột.
Theo xahoi
Chim trời đe dọa an ninh hàng không
Tại "Hội nghị nhóm công tác Hợp tác Hàng không Hoa Kỳ-Việt Nam" diễn ra ngày 20.9 tại TP.HCM, ông James White đến từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết chim trời là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh hàng không.
Mỗi năm, những chú chim trời gây tổn thất cho các hãng hàng không trên thế giới nhiều triệu USD, thậm chí cả tỉ USD.
Ông James White cho biết, số lượng chim trời tại Mỹ tăng mạnh qua từng năm chính là hiểm họa tiềm năng đối với các chuyến bay.
Nếu như năm 1990, tại Mỹ có khoảng 1.700 vụ chim trời va chạm với máy bay, thì trong năm 2011, con số này lên đến hơn 8.000 vụ.
Va chạm giữa máy bay và chim thường xảy ra ở thời điểm cất cánh, hạ cánh - Ảnh: Đình Quân
Theo thống kê của FAA, trong 19 năm qua, có hơn 108.000 trường hợp chim đâm vào máy bay tại Mỹ.
Trong các loại chim trời thì ngỗng Canada là thủ phạm tấn công máy bay nhiều nhất. Theo các nghiên cứu, khi bay trên trời, loài ngỗng này coi máy bay là kẻ thù tiềm năng.
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online, ông Lại Xuân Thanh - Cục phó Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (CAAV) - cho biết, số vụ máy bay va chạm với chim trời trong thời gian gần đây tăng cao, tập trung ở sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Cần Thơ, khiến nhà chức trách hết sức lo lắng.
Ông Thanh cho biết với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Việt Nam được coi là môi trường thuận lợi để chim chóc sinh sôi, nảy nở, do đó có trường hợp máy bay va vào những loại chim rất to, nặng gần ký (kg).
Có thời điểm, theo thống kê của Hãng hàng không Jetstar Pacific (JP), trung bình chim trời va đập với máy bay một lần/tháng. Thậm chí, có vụ va đập, chim trời khiến JP tốn một triệu USD để sửa chữa động cơ và các chi phí phát sinh khác.
Còn với Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA), chuyện máy bay va đập với chim trời không phải là hiếm.
Ông Mai Trọng Tuấn, cựu phi công của VNA, cho hay phần lớn vụ va chạm xảy ra khi máy bay ở gần mặt đất, thời điểm cất cánh hoặc hạ cánh.
Va chạm giữa chim trời và "chim sắt" có thể biến thành tai nạn nghiêm trọng nếu thân của con chim lớn, bị hút vào động cơ phản lực. Chênh lệch tốc độ giữa máy bay và chim càng lớn thì tác động của vụ va chạm đối với máy bay càng đáng sợ, ông Tuấn cho biết.
Gần đây, tuân thủ quy định an toàn mà Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra, CAAV đã đưa ra nhiều chương trình ngăn chăn máy bay va với chim trời.
Theo đó, nhà chức trách đã tiến hành thu thập số liệu tại sân bay liên quan về chim như số lượng, chủng loài, tầng bay, loại thức ăn, mua di cư để từ đó đưa ra các biện pháp xua đuổi, phòng tránh.
Phát triển đội bay lên 150 chiếc vào năm 2015
Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cho biết, thị trường hàng không Việt Nam rất tiềm năng khi tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt 15% ở lĩnh vực vận chuyển hành khách, 12% ở lĩnh vực vận chuyển hàng hóa.
Hiện có 46 hãng hàng không nước ngoài đang khai thác 54 đường bay quốc tế đến Việt Nam. Ngoài ra, 5 hãng hàng không trong nước cũng đang mở đường bay quốc tế đến 15 quốc gia khác.
Dự kiến, đến năm 2015, toàn ngành hàng không Việt Nam sẽ phát triển đội bay lên 150 chiếc.
Ông Tiêu cho biết, do có sự tăng trưởng nhanh chóng như vậy nên việc đào tạo nguồn lực cho ngành hàng không là điều cần thiết, nhất là chú trọng phát triển nhân sự để đảm bảo an ninh hàng không.
Theo TNO
Mở cửa thoát hiểm máy bay VNA để hít khí trời Thấy người nôn nao khó chịu lại nghĩ cửa thoát hiểm máy bay cũng như cửa thoát hiểm trên ô tô hay xe buýt nên hành khách Vũ Quốc Hưng (Hà Nội) đã tự ý mở cửa thoát hiểm trên chuyến bay VN1171 từ Hà Nội vào TPHCM để... hít khí trời. Chánh thanh tra Cục Hàng không Việt Nam Nguyễn Trọng Thắng...