Hai máy bay Phần Lan đâm nhau trên không
Ngày 13-11, hai chiếc máy bay chiến đấu của Không quân Phần Lan đã đâm vào nhau trên bầu trời một thị trấn ở miền tây nước này trong khi đang thực hiện một chuyến bay huấn luyện.
Theo Hãng thông tấn Helsinki, hai chiếc máy bay đâm nhau này là máy bay chiến đấu-huấn luyện Hawk thuộc Liên đội Không quân Huấn luyện của Không quân Phần Lan ở thị trấn Kauhava.
Không quân Phần Lan cho biết trong một tuyên bố rằng, vụ tai nạn xảy ra tại một khu dân cư thưa thớt lúc 12h13 cùng ngày và cả 2 phi công đều nhảy dù khỏi máy bay.
Lực lượng cứu hộ đã được điều động đến hiện trường vụ tai nạn và đã đưa một phi công bị thương đến bệnh viện, trong khi tiếp tục tìm kiếm phi công đang mất tích.
Video đang HOT
Phi đội máy bay huấn luyện chiến đấu Hawk của không quân Phần Lan
Hiện tại, Không quân Phần Lan đang được biên chế khoảng 50 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu Hawk do Anh sản xuất từ tháng 12-1980. Toàn bộ số máy bay này được biên chế tại Liên đội Không quân huấn luyện tại Kauhava.
Hawk là máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi do hãng BAE System chế tạo, có chiều dài 12,43m, sải cánh 9,94m, cao 3,98m. Nó có trọng lượng không tải 4.480kg, trọng lượng cất cánh thông thường 7.480kg, trọng lượng cất cánh tối đa 9.100kg.
Hawk là máy bay có vận tốc cận âm 0,84 Mach (1.028km/h), phạm vi hành trình tối đa 2.520km, trần bay 13km. Nó được trang bị 1 khẩu pháo với trọng lượng vũ khí khoảng 3 tấn trên 5 điểm treo, gồm 4 quả tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder hoặc ASRAAM và 1.500 lb (680 kg) bom thông thường.
Theo ANTD
Lầu Năm Góc chế tạo UAV "rình mồi" dưới nước
Mỹ đang ấp ủ một kế hoạch thử nghiệm, đặt một máy bay không người lái (UAV) vào trong khoang kín dưới biển sâu, sau đó nó tăng tốc trồi lên mặt biển, UAV cũng theo đó mà cất cánh, thực hiện nhiệm vụ trinh sát.
Ngày 03.11, hãng tin Fars đưa tin, mặc dù kế hoạch này hiện này đang ở giai đoạn nghiên cứu ban đầu, nhưng việc Mỹ triển khai thực hiện kế hoạch này có thể dẫn đến một cuộc chạy đua trang bị quân sự dưới nước. Tờ "Banner" của Iran thì cho rằng, đặt UAV trong khoang kín dưới nước, nó có thể "ngủ" chìm nhiều năm dưới nước, đợi tín hiệu xuất kích đi thực hiện nhiệm vụ trinh sát.
Kế hoạch này do cục quản lý các dự án nghiên cứu quốc phòng cao cấp - một cơ cấu nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ quốc phòng Mỹ đầu tư nghiên cứu. Quan chức của Cục nghiên cứu dự án cao cấp bộ quốc phòng Mỹ đã xác nhận thông tin này và cho biết, Mỹ đã ký 13 hợp đồng thuộc "giai đoạn 1" với công ty Lockheed Martin và phòng nghiên cứu hải dương học Woods Hole.
UAV sẽ "nằm ngủ" dưới đáy biển, khi nào có lệnh sẽ trồi lên trinh sát
Bài báo này cho rằng, triển khai hệ thống UAV và thiết bị cảm biến có thể lấp đầy khoảng trống trên không và có thể thực hiện được nhiệm vụ trinh sát ở cự ly xa. Hiện Lầu Năm Góc cũng đang xem xét các loại UAV khác cũng có khả năng cất cánh trên mặt nước.
Dự kiến kinh phí của hợp đồng sớm nhất nằm vào khoảng 1,25 triệu đến 1,75 triệu USD, giai đoạn hai và giai đoạn ba sau đó, kinh phí sẽ tăng lên từ 27 triệu đến 30 triệu USD.
Dự án này dự kiến sẽ tiến hành ít nhất một lần thí nghiệm lớn trên biển tại khu vực biển Tây Thái Bình Dương vào năm tài khóa 2017.
Theo ANTD
Mỹ "uất ức" nhìn Iran tặng Nga bản sao UAV ScanEagle Ngày 21-10, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã tặng cho quân đội Nga một phiên bản sản xuất trong nước, loại bay không người lái ScanEagle của Mỹ, mà lực lượng này đã bắt sống cuối năm 2012. Thay mặt lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Thiếu tướng Farzad Esmayeeli, Tư lệnh Căn cứ không quân...