Hai mặt trái ngược của vũ khí Nga – Mỹ
Trong khi vũ khí Nga ngày càng hoàn thiện và đắt khách thì sản phẩm quốc phòng Mỹ cho thấy thực tế ngược lại và liên tiếp gặp vận đen.
Vận đen của Mỹ
Theo CBS News, hai chiếc tiêm kích F/A-18 Super Hornet thuộc căn cứ ở Virginia đã bất ngờ đâm vào nhau lúc 10h40 ngày 26/5 (giờ địa phương) ở ngoài khơi vùng biển North Carolina.
Bốn thành viên phi hành đoàn đã được đưa tới bệnh viện để điều trị vết thương sau tai nạn, người phát ngôn cho biết. Tuy nhiên, hiện tại chưa rõ mức độ nghiêm trọng của vết thương, người phát ngôn Hải quân Mỹ Ensign Mark Rockwellpate tuyên bố đồng thời cho biết thêm, giới chức năng sẽ tiến hành điều tra để tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn.
Tiêm kích F/A-18 tiếp dầu trên không.
Trong khi đó, thông báo từ Lực lượng tuần tra biển của Mỹ cho biết, hai máy bay này đã đâm vào nhau sau đó lao xuống biển. Hai trong số 4 thành viên phi hành đoàn được tàu cá cứu vớt, sau đó tất cả đều được đưa lên trực thăng của Lực lượng tuần tra biển để di chuyển tới bệnh viện.
Không chỉ liên tiếp gặp nạn trong mấy năm gần đây (gần 10 vụ gặp nạn từ năm 2013), tiêm kích F/A-18 Super Hornet còn khá lận đận trên con đường chinh phục khách hàng dù nhà sản xuất rất tích cực quảng bá Super Hornet tới các khách hàng tiềm năng và cho đến nay đã thu về nhiều kết quả khác nhau.
Cụ thể, Boeing tìm đến Ấn Độ và Brazil để chào mời phương án thay thế lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ 4. Song cuối cùng, New Delhi đã mua tiêm kích Rafale của Pháp, còn Brazil lựa chọn chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển.
Video đang HOT
Trong khi đó, Phần Lan, Ba Lan và có lẽ là cả Kuwait đang cân nhắc Super Hornet cho chương trình thay thế máy bay chiến đấu của họ. Tuy nhiên nhìn chung, Boeing đang chật vật tìm kiếm đơn hàng cho Super Hornet. Các đơn đặt hàng mẫu máy bay này đã giảm sút kể từ khi chiếc Super Hornet cuối cùng được chuyển giao cho Úc vào năm 2011.
Thời gian sau đó, các phiên bản mới chủ yếu được giới thiệu làm phương án thay thế cho các máy bay đang hoạt động trong kho vũ khí của Mỹ và Úc. Ngoài ra, Super Hornet, cùng với “người tiền nhiệm” F/A-18 Hornet chủ yếu được dùng để “lấp chỗ trống” cho tới khi Úc triển khai mẫu tiêm kích F-35 mà họ đang mòn mỏi mong chờ.
Mặc dù nước này đã đặt hàng thêm máy bay EA-18G Growler, biến thể tác chiến điện tử của Super Hornet vào năm 2017 nhưng đây không phải là giải pháp khả thi cho Boeing trong dài hạn. Tại khu vực Thái Bình Dương, có 2 quốc gia đang trở thành thị trường tiềm năng cho Super Hornet. Malaysia đang trong quá trình tìm kiếm chiến đấu cơ mới để thay thế 10 chiếc MiG-29 từ thời Liên Xô.
Do F-35 vượt quá mức giá cho phép của Kuala Lumpur nên những ứng viên chính trong cuộc cạnh tranh này sẽ là Dassault Rafale, Eurofighter Typhoon, Gripen C/D, Su-35 và cuối cùng là F/A-18 Super Hornet. Song theo Aviaion Week, khung thời gian của chương trình này không có lợi cho Boeing.
Malaysia chưa đưa ra quyết định về mẫu máy bay tương lai trong khi ông Dan Gillan, giám đốc chương trình Super Hornet của Boeing cho biết công ty này phải sớm quyết định có tiếp tục duy trì dây chuyền sản xuất Super Hornet hay không.
Nói cách khác, để tiếp tục làm ứng viên trong gói thầu của Malaysia và những khách hàng khác, Super Hornet cần nhận được những đơn hàng khác nữa. Tuy nhiên, tìm kiếm khách hàng là vấn đề đặc biệt khó khăn với Boeing lúc này.
Tiêm kích Su-35S.
Thành công của Nga
Trong khi Mỹ lận đận trên con đường chinh phục khách hàng và “bóng ma” gặp nạn ám ảnh thì vũ khí Nga đang ngày càng hoàn thiện và chiếm thị phần lơn hơn. Tổng thống Nga Putin đã từng đánh giá rằng, các thiết bị quân sự của Nga đã “trả thi” xuất sắc ở Syria.
Thử thách nghiêm trọng đối với kỹ thuật quân sự hiện đại của Nga, trước hết là các trang thiết bị không quân, chính là thực tế sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật này trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở Syria – Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định hồi tháng 2/2016.
Tổng Tư lệnh tối cao Vladimir Putin nhận xét rằng những mẫu vũ khí mới vừa nhập vào hệ trang bị của quân đội Nga “đã được vận hành tích cực, thường xuyên rà soát kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu tại các binh chủng và đơn vị trong các cuộc tập trận, thao diễn, huấn luyện”.
Do đó, kỳ thi nghiêm khắc với các công nghệ hiện đại đặc biệt là kỹ thuật máy bay chính là thực tế sử dụng để chiến đấu hiệu quả chống bọn khủng bố ở Syria, và lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga đã hoàn thành xuất sắc “bài kiểm tra” khả năng ở Syria – nguyên thủ quốc gia Nga tuyên bố.
Theo_Báo Đất Việt
Quan chức Mỹ: Việt Nam sẽ mua tiêm kích F/A-18 đầu tiên
Chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet hay tàu chiến ven bờ LCS là những cái tên có thể sẽ xuất hiện trong hợp xuất khẩu vũ khí đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam.
Chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet hay tàu chiến ven bờ LCS là những cái tên có thể sẽ xuất hiện trong hợp xuất khẩu vũ khí đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Jim Jatras- cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, tàu chiến ven bờ LCS và chiến đấu cơ F/A-18 nhiều khả năng sẽ là hai cái tên đứng đầu trong danh sách vũ khí mà Việt Nam có thể mua từ Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí kéo dài 50 năm đối với Hà Nội.
Trước đó trong buổi họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào hôm 23/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Hình ảnh buổi họp báo chung giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Barack Obama.
Cũng theo Jatras, trong số vũ khí Hà Nội có thể mua từ Mỹ cũng có những cái tên quen thuộc như tiêm kích hạng nhẹ Lockheed Martin F-16, tiêm kích F/A-18 Super Hornet của Boeing, tàu chiến ven bờ Littoral Combat Ships (LCS) tiên tiến của Hải quân Mỹ và các loại vũ khí tấn công chính xác.
Trong bài phát biểu của mình Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh, việc Washington gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Hà Nội được thông qua hoàn toàn không phụ thuộc vào yếu tố Trung Quốc hay các cân nhắc khác, mà nó dựa trên mong muốn của chúng tôi trong việc hoàn tất những điểm kết nối trong tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Tuy nhiên Jatras lại tỏ ra hoài nghi về sự bảo đảm này của chính phủ Mỹ. Ông này cũng tiết lộ thông tin khá quan trọng là một loạt các tập đoàn quốc phòng hàng đầu của Mỹ gồm Boeing, Lockheed Martin, Raytheon và General Dynamics đang xúc tiến kế hoạch phát triển tại thị trường vũ khí tiềm năng như Việt Nam trong năm nay.
"Các hợp đồng bán vũ khí cho Việt Nam có thể sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà thầu quốc phòng của Mỹ nhưng họ cũng sẽ đẩy mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng hơn," Jatras cảnh báo.
Các tàu chiến ven bờ thuộc lớp Littoral Combat Ships của Hải quân Mỹ.
Hiện tại Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới. Hầu hết số vũ khí này đều được sử dụng cho một mục đích duy nhất là chống lại các thế lực xâm lược đến từ bên ngoài.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
[Infographic] Dassault Rafale-M - Tiêm kích hạm hiện đại nhất thế giới Dassault Rafale-M là loại tiêm kích hạm nằm trong nhóm tốt nhất hiện tại, tương đương Typhoon EF-2000, nhưng hoạt động ở độ cao thấp tốt hơn, diện tích phản xạ radar hiệu dụng nhỏ khiến máy bay khó bị phát hiện từ phía chính diện tính năng này tương đương Super Hornet và kém chút ít so với F-22 Raptor. Rafale-M có...