Hải ly tuyệt chủng 400 năm tái xuất trong tự nhiên ở Anh
Việc phục hồi một họ hải ly “xây đập” bản địa trong tự nhiên đang được xúc tiến ở Anh sau khi nghiên cứu xác định, loài động vật có vú này có lợi đối với hệ sinh thái, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khôi phục thiên nhiên..
Tạo ra các đập nước để hình thành môi trường đất ngập nước, hỗ trợ sự phục hồi của nhiều loài sinh vật bản địa khác.
Chính phủ Anh đang xem xét kế hoạch thả hải ly trở lại môi trường tự nhiên trên khắp nước Anh khoảng 4 thế kỉ sau khi loài động vật có vú “xây đập” tuyệt chủng ở nước này.
Các đề xuất được mô tả là một bước thận trọng hướng tới việc thiết lập một quần thể hải ly bản địa, đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt cùng với việc đánh giá tác động của chúng đối với vùng đất xung quanh và các loài sinh vật khác.
Quyết định được đưa ra sau một cuộc thử nghiệm thành công kéo dài 5 năm đối với loài hải ly River Otter ( rái cá sông phương bắc) ở Devon, một hạt nông thôn ở tây nam nước Anh, trong đó kết luận, một họ hải ly có tác dụng có lợi đối với hệ sinh thái và được pháp luật cho phép đưa trở lại môi trường tự nhiên.
Video đang HOT
Loài rái cá sông phương bắc. Ảnh: columbiametro.
Bộ trưởng Môi trường Anh George Eustice hôm 25/8 bày tỏ việc đưa hải ly trở lại tự nhiên là một dấu mốc quan trọng, tuy nhiên lưu ý quá trình sẽ được thực hiện cẩn trọng. “Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng có những tác động đối với chủ sở hữu đất, vì vậy chúng tôi đang thực hiện một cách tiếp cận thận trọng để đảm bảo rằng tất cả các tác động tiềm ẩn đều được xem xét cẩn thận.”, ông Eustice nói.
Quá trình thử nghiệm cho thấy hải ly có thể đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc giúp khôi phục thiên nhiên, tạo ra các đập từ cây cối, bùn và đá, giúp nâng cao mực nước, từ đó hình thành môi trường đất ngập nước, hỗ trợ sự phục hồi của nhiều loài sinh vật bản địa.
Các loài động vật có vú bán thủy sinh ăn thực vật đã bị săn đuổi đến mức tuyệt chủng ở Anh khoảng 400 năm trước để lấy thịt, lông và xạ hương castoreum, sử dụng trong y học và nước hoa.
Cùng với việc khôi phục quần thể hải ly trong tự nhiên, Chính phủ cũng thiết lập hệ thống pháp luật để xử lí các hành vi săn bắt, giết, gây tổn thương hải ly hoặc phá hủy nơi sinh sản của chúng.
Trứng hóa thạch vẫn còn phôi thai của loài rùa khổng lồ thời tiền sử
Một quả trứng hóa thạch của loài rùa khổng lồ thời tiền sử đã tuyệt chủng, có niên đại khoảng 100 triệu năm trước vừa được các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện tại tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc.
Ảnh minh họa. (Nguồn: newscientist.com)
Các nhà khảo cổ Trung Quốc vừa phát hiện một quả trứng hóa thạch của một loài rùa khổng lồ thời tiền sử đã tuyệt chủng , trong trứng vẫn còn phôi thai.
Hóa thạch được phát hiện tại tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, được xác định là có niên đại khoảng 100 triệu năm trước đây, trong kỷ Phấn trắng .
Dựa trên việc tái tạo hình ảnh 3D, với sự trợ giúp của máy quét micro-CT có độ chính xác cao, các nhà nghiên cứu khẳng định quả trứng khổng lồ và có vỏ dày bất thường là trứng của loài Nanhsiungchelyidae - loài rùa cạn lớn đã tuyệt chủng.
Loài rùa này có thể phát triển dài tới 1,6m. Vỏ trứng hóa thạch trên dày gần 2mm, theo đó nằm trong số những quả trứng rùa Mesozoi có vỏ dày và lớn nhất thế giới được phát hiện cho đến nay.
Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu lý do tại sao vỏ trứng dày như vậy, song nhiều khả năng là để thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt thời kỳ đó.
Trong phần vỡ của quả trứng hóa thạch, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một cấu trúc giống như xương và họ cho rằng đó có thể là rùa con đang chuẩn bị chui ra khỏi vỏ trứng.
Theo đó, loài rùa này có từ cuối kỷ Trias và dần tiến hóa thành bò sát trong khoảng hơn 200 triệu năm.
Kết quả nghiên cứu quả trứng hóa thạch này đã được đăng trên website của tạp chí Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences./.
Ngà voi ma mút chứa thông tin về sự tuyệt chủng Sau khi phân tích ngà của loài voi ma mút cách đây 17.000 năm, các nhà khoa học khẳng định chúng chết vì đói.