Hai lý do sâu xa khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ Israel mạnh mẽ
Tổng thống Joe Biden nói với người dân Israel: “Chừng nào Mỹ còn đứng vững, chúng tôi sẽ không để các bạn một mình”.
Đó là một trong nhiều phát biểu thể hiện sự ủng hộ mà Tổng thống Biden dành cho Israel kể từ khi Hamas tấn công nước này ngày 7/10.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái, phía trước) đón Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải, phía trước) tại sân bay Ben Gurion ở Tel Aviv ngày 18/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNN, vào tháng trước, chỉ vài ngày sau khi cuộc chiến Israel – Hamas bắt đầu, ông Biden đã đến Tel Aviv để trấn an người Israel, rằng Mỹ sẽ hỗ trợ họ. Đối với nội các chiến tranh của Israel, ông Biden đã phát biểu: “Không cần phải là người Do Thái mới có thể là người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Và tôi là người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái”.
Sự ủng hộ kiên định của Tổng thống Biden dành cho Israel, cùng với những lời kêu gọi Israel nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ thường dân Palestine trong cuộc phản công, đã gây ra tổn thất chính trị cho ông Biden. Quan điểm và hành động của ông Biden đã không làm hài lòng một số thành viên đảng Dân chủ cấp tiến cũng như những người Mỹ theo đạo Hồi và người Mỹ gốc Arab khi sắp diễn ra cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
Tuy nhiên, theo bình luận của nhà báo Frida Ghitis trên CNN, Tổng thống Biden đang hết lòng ủng hộ Israel không chỉ liên quan lợi ích chính trị mà còn vì hai nội lực mạnh mẽ.
Video đang HOT
Đầu tiên là kiến thức của bản thân ông về lịch sử Do Thái và vai trò không thể thiếu của Israel trong chống chủ nghĩa bài Do Thái hàng thiên niên kỷ qua. Thứ hai là thế giới quan đã thúc đẩy ông Biden ra tranh cử và vẫn là phương hướng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông: cảm nhận rằng thế giới đang ở một bước ngoặt, có thể là bước ngoặt thảm họa, trong đó các thế lực nguy hiểm đang đe dọa phá bỏ các chuẩn mực quốc tế đã được tạo ra trong nhiều thập kỷ kể từ Thế chiến thứ hai, những chuẩn mực giúp thế giới đạt được tiến bộ trong gìn giữ hòa bình và thúc đẩy dân chủ.
Tổng thống Biden đã nhắc lại quan điểm đó một lần nữa vào tuần trước, khi kết thúc cuộc họp báo với Tổng thống Chile đang ở thăm Mỹ: “Sẽ có lúc có thể cứ 6 đến 8 thế hệ một lần, thế giới sẽ thay đổi trong một thời gian rất ngắn. Điều đó đang xảy ra bây giờ. Những gì xảy ra trong hai, ba năm tới sẽ quyết định thế giới sẽ như thế nào trong 5 hoặc 6 thập kỷ tới”.
Ông Biden từng đề cập đến nhiều sự kiện đang diễn ra trong và ngoài nước, từ khả năng ông Donald Trump lại trở thành Tổng thống Mỹ, đến cuộc chiến ở Ukraine, cuộc chiến hiện tại ở Gaza và khả năng xảy ra nhiều bạo lực hơn nữa ở Trung Đông.
Đối với ông Biden, dù ủng hộ Israel nhưng ông vẫn nhấn mạnh rằng sau cuộc chiến, phải để người Palestine theo đuổi quyền tự quyết. Đây là một quan điểm mà ông cũng đã nhiều lần đưa ra.
Từ hồi còn bé, ông Biden đã biết về lịch sử Do Thái qua lời cha kể về thời kỳ mà trùm phát xít Adolf Hitler đã sát hạt 6 triệu người Do Thái và dẫn đến một cuộc xung đột trên toàn thế giới. Ông Biden đã đến trại tử thần Dachau nhiều lần, mà lần gần đây nhất, ông dẫn theo cháu gái và bước vào phòng hơi ngạt – nơi Đức Quốc xã đầu độc vô số người Do Thái đến chết.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (thứ 4 trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (thứ 2 phải) trong cuộc gặp tại Tel Aviv, ngày 18/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Khi Hamas phát động cuộc tấn công Israel, ông Biden đã nhìn thấy mối liên hệ giữa lịch sử Do Thái và vụ tấn công ngày 7/10 – vụ thảm sát người Do Thái tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Holocaust. Trên 1.400 người Israel đã thiệt mạng vì cuộc tấn công của Hamas từ ngày 7/10.
Trong một bài phát biểu vào ngày 10/10, ông Biden nói rằng cuộc tàn sát này gợi nhớ về chủ nghĩa bài Do Thái và nạn diệt chủng người Do Thái từ hàng thiên niên kỷ qua.
Cựu Đại sứ Israel tại Mỹ, ông Michael Oren, gọi bài phát biểu này là “bài phát biểu ủng hộ Israel nhiệt tình nhất trong lịch sử”.
Tuy nhiên, còn nhiều hơn thế. Ông Biden đã nhìn thấy các xu hướng diễn ra vài năm qua. Một trong số đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan và đây chính là điều đã thúc đẩy ông tranh cử tổng thống vào năm 2019. Khi đó, ông đã nói rằng những người theo chủ nghĩa phát xít da trắng thượng đẳng tuần hành ở Charlottesville (bang Virginia) là đang ủng hộ phân biệt chủng tộc.
Để chống lại tình trạng phân biệt chủng tộc, ông Biden có thể nói với người Israel rằng trách nhiệm của họ không chỉ là đánh bại một tổ chức như Hamas trong giới hạn của luật pháp quốc tế, mà còn là hợp tác với những người Palestine đang tìm kiếm hòa bình và muốn cùng tồn tại với Nhà nước Do Thái, muốn cùng giải quyết xung đột hiện nay.
Tổng thống Philippines lên đường tới thăm Mỹ
Ngày 30/4, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã lên đường thăm chính thức Mỹ trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày, dự kiến mang lại nhiều thỏa thuận về hợp tác kinh tế, cũng như tăng cường quân sự giữa hai nước.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiếc chuyên cơ chở Tổng thống Ferdinand Marcos Jr và phái đoàn cấp cao Philippines đã cất cánh từ Căn cứ không quân Villamor ở thành phố Pasay vào lúc 13h30 (theo giờ địa phương).
Giới chức Philippines cho biết chuyến thăm nhằm mục đích tái khẳng định mối quan hệ đặc biệt giữa Philippines và Mỹ. Trong khi quan chức cấp cao Mỹ nói mối quan hệ hai nước không chỉ là về vấn đề an ninh mà còn về thương mại.
Trước khi lên đường thực hiện chuyến thăm Mỹ, ông Marcos cho biết ông sẽ truyền đạt tới Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết tâm thiết lập "mối quan hệ thậm chí còn bền chặt hơn" với Mỹ nhằm "giải quyết các mối quan tâm trong thời đại chúng ta", bao gồm các vấn đề liên quan đến nền kinh tế.
Chuyến thăm chính thức Washington của ông Marcos là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Philippines tới Mỹ trong hơn 10 năm, đồng thời là cuộc gặp mới nhất trong một loạt cuộc gặp cấp cao mà Philippines đã tổ chức với các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, những cường quốc đang cạnh tranh lợi thế chiến lược trong khu vực.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ tiết lộ với hãng tin Reuters rằng Tổng thống Biden và Tổng thống Marcos sẽ hội đàm tại Nhà Trắng ngày 1/5 và dự kiến sẽ đạt được các thỏa thuận về tăng cường hợp tác thương mại và hợp tác quân sự.
Quan chức này cho hay để thúc đẩy quan hệ thương mại, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo tới đây sẽ dẫn đầu một phái đoàn doanh nghiệp tới Philippines.
Mỹ thúc đẩy quan hệ với các đảo quốc Thái Bình Dương Ngày 29/4, Ngoại trưởng Papua New Guinea Justin Tkatchenko cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp 18 nhà lãnh đạo ở khu vực Nam Thái Bình Dương khi ông thăm Papua New Guinea vào tháng 5 tới. Đây được xem là động thái thể hiện nỗ lực của Washington nhằm thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực này....