Hai “lò” thức ăn gây ô nhiễm nặng giữa Thủ đô
Hai cơ sở sản xuất thức ăn ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) 3 năm nay liên tục nhả khí CO2 và xả thải trực tiếp ra môi trường, nhưng biện pháp mạnh tay nhất của chính quyền tới nay vẫn chỉ là… “lập biên bản”.
Người dân ngửi mùi hôi, hít khí độc cả ngày
Hai cơ sở này là xưởng sản xuất bánh cuốn Gia An của Cty CP Toàn Phong (15/15/121 Kim Ngưu, Thanh Lương, Hà Nội) và xưởng sản xuất đậu phụ (12/121 Kim Ngưu, Hà Nội) do ông Phạm Văn Bái làm chủ. Liên tục 3 năm nay, hai “lò” sản xuất thức ăn này luôn hoạt động hết công suất từ 1-2 giờ sáng cho đến tận đêm khuya khiến hàng chục hộ dân ở đây mất ăn, mất ngủ.
“Khí C02 từ khói than đá; mùi chua nồng do gạo lên men, mùi hành mỡ xào nấu rồi mùi hôi thối của nước thải… phát ra từ hai cơ sở này bủa vây chúng tôi gần như 24/24 giờ”, ông Dương Văn Mỹ (13B/57/121 Kim Ngưu, Hà Nội) nói.
Theo đó, để giải phóng khí thải ra bên ngoài, một trong hai cơ sở này đã cho thiết kế, lắp đặt bên hông nhà một dàn thiết bị với hàng chục ống thu và xả khí, quạt thoát mùi… chĩa thẳng vào nhà dân. Chưa kể mỗi ngày, hàng đoàn xe máy rầm rập ra, vào vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu y như hoạt động của một… “khu công nghiệp” mi ni giữa lòng thành phố.
Theo các hộ dân, hoạt động của cơ sở sản xuất bánh cuốn Gia An và thực phẩm chín thuộc Cty CP Toàn Phong có quy mô rất lớn, sản phẩm làm ra cung cấp cho một chuỗi nhà hàng trên địa bàn Hà Nội, vì thế mỗi ngày “lò” này phải nung đốt từ 400 – 500 viên than tổ ong và ngâm ủ hàng trăm ki lô gam gạo lên men bốc mùi chua nồng gây ngạt thở cho người già và trẻ nhỏ…
“Liên tục bị “tra tấn” như vậy nên Tổ dân phố, Chi bộ Đảng cơ sở và nhân dân đã nhiều lần họp đề xuất lên ủy ban nhân dân (UBND) phường Thanh Lương, UBND quận Hai Bà Trưng với mong muốn di dời khẩn cấp hai cơ sở này ra khỏi khu dân cư. Thậm chí, trong các buổi tiếp xúc cử tri, tôi đã nhắc lại vấn đề này nhưng đến nay họ vẫn sản xuất và vẫn không ngừng phả mùi và khí độc…”, ông Nguyễn Văn Lập, cựu sĩ quan Công an nghỉ hưu tại phường này bức xúc.
Video đang HOT
Nghiêm trọng hơn, cuối tháng 11 vừa qua, trong một lần nạo vét, làm vệ sinh hệ thông cống rãnh của khu dân cư, nhân dân ở đây bất ngờ phát hiện các cơ sở này có hành vi xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường gây đóng kết một lớp cặn thải dày chừng 30-40cm dưới đáy cống. Đại diện tổ dân phố và bà con ở đây đã lập biên bản, chụp ảnh hiện trường để trình báo lên trên.
Chất thải đóng kết dày 30-40cm dưới cống thoát nước
Phường “ca ngợi bánh cuốn Gia An”
Ông Nguyễn Văn Lập cho biết thêm, trong 3 năm qua, có nhiều đoàn liên ngành của phường và quận về đây làm việc; chủ các cơ sở sau đó cam kết sẽ khắc phục nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
Đến nay biện pháp xứ lý cao nhất mà chính quyền áp dụng đối với 2 cơ sở này là lập biên bản, đình chỉ hoạt động với lý do “không có giấy phép kinh doanh” hoặc “chưa tuân thủ quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm”, nhưng sau đó lại tiếp tục được sản xuất…
“Trả lời cử tri quận Hai Bà Trưng, ông Bùi Quang Khải – Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Lương không những không quan tâm nhiều tới những kiến nghị của bà con mà còn ca ngợi “bánh cuốn Gia An rất ngon, họ có giấy phép kinh doanh rồi nên được quyền tồn tại, sản xuất”, trong khi chúng tôi thì đang từng giờ sống trong khổ sở. Các ông phải ăn, ở trong hoàn cảnh như dân thì mới hiểu tại sao dân kêu”, ông Lập nói.
Theo phản ánh, để đối phó với dư luận và chính quyền, cơ sở sản xuất bánh cuốn Gia An trước đây có khoảng 40 ô cửa sổ, quạt gió, ống xả khí thải…, thì nay số này đã được bít bớt, nhưng chủ cơ sở lại đưa ống thải lên sân thượng rồi dùng nhiều tấm chắn quây lại nhằm che mắt người dân.
“Và hễ có đoàn nào đến kiểm tra là dường như có ai đó “xi nhan” trước cho chủ cơ sở nên từ đêm hôm trước, họ đã cho “sơ tán” bớt thiết bị, máy móc, đồ đạc đi nơi khác để giảm ồn ào, ô nhiễm trước khi lực lượng chức năng xuất hiện?” – nhân dân ở đây nghi ngờ.
Rõ ràng sự đối phó của DN cộng với sự thiếu kiên quyết của chính quyền đang khiến cho dư luận ở đây khá bức xúc. Vì vậy, rất cần một cơ quan độc lập khẩn trương vào kiểm tra 2 địa chỉ nói trên, tránh tình trạng “bụt chùa nhà không thiêng”.
Theo PLVN
Thanh Hoá: Một cụm công nghiệp bị tố xả chất độc hại ra môi trường
Nhiều cụm công nghiệp đóng trên địa bàn xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa bị tố "xả" khí thải độc hại chưa tái chế khiến môi trường ô nhiễm nặng.
Nước thải của Cụm Công nghiệp chảy ra động lại bốc mùi hôi thối
Theo chỉ dẫn của các hộ dân, điểm xả thải mà công ty này xả trực tiếp ra môi trường nằm ở bức tường sau của khu công nghiệp này. Tại đây, có nhiều cống thoát nước thải đang chảy "ầm ầm" với màu nước đen kịt, hôi thối và xuất hiện nhiều bọt có màu trắng, đen, vàng. Đoạn mương dùng để tiêu nước thải của cụm công nghiệp bị rác của các bao bì do công ty sơ chế làm ứ đọng lại. Hiện tượng này đã kéo dài nhiều năm nay khi người dân nhiều lần có ý kiến cụm CN này đã cho xây một con mương nhưng theo thiết kế con mương thoát nước này quá nhỏ, có nền quá cao so với cống xả nước thải của các công ty trong cụm CN này nên khiến con mương đó chở nên vô tác dụng. Hơn thế nữa lượng nước thải từ trong nhà máy thải ra cánh đồng của nhân dân chưa qua bất cứ khâu sử lý nào nhưng được xả thải đã tràn ra ruộng lúa của nhân dân. Mới đây, để cho lượng nước thải chảy ra nhanh hơn công ty này còn cho đào một con mương lớn để cho nước thải lưu thông được nhanh hơn.
Toàn bộ mương tiêu nước thải của cụm công nghiệp này theo thiết kế thì bỏ không, con con mương cũ chứa đầy nước thải từ trong đổ ra tuy được công ty này "che đậy" bằng việc đã cho hoà lần vào với nước từ trên thượng nguồn nhưng vẫn bốc mùi hôi thối khắp cả một vùng bởi mùi đặc chưng của nguyên liệu thải ra từ việc tái chế bao bì. Theo quan sát của chúng tôi, hầu như toàn bộ nước thải có màu đen kịt, bốc hối thối đều chảy ra từ cống xả nước thải nước của công ty TNHH Vạn Lộc Xuân và các công ty khác làm cho nhiều cá, tôm chết nổi lềnh bềnh.
Theo một người dân cho hay: Từ ngày công ty này đi vào hoạt động thì không khí bốc mùi hôi thối họ luôn phải đeo khẩu trang mà vẫn không sao hết được mùi, khi làm đồng thì da bị nỗi mụn gây mẫn ngứa, lúa cấy xuống phát triển rất chậm, và cho năng xuất quá kém so với khi chưa có cụm CN này. Mùa này thì mùi hôi thối còn đỡ chứ vào mùa nắng thì không thể nào chịu nỗi. Chúng tôi cũng đã phản ánh lên chính quyền xã cũng như huyện nhiều lần rồi nhưng cũng chưa thấy các ban ngành chức năng có động thái sử lý.
Ông Lê Văn Tam bức xúc nói: "không hiểu sao cũng đã có mấy đoàn về lấy mẫu nước mang đi kiểm tra nhưng khi lấy nước thì lại lấy ở chỗ đã có nước trên thượng nguồn chảy xuống hoà lẫn vào rồi nên khi có kết quả thì mẫu nước đó không bị ô nhiễm. Môi trường ô nhiễm thế này làm sâm hại đến sức khoẻ của nhân dân". phải chăng ở đây đã có sự mờ ám từ khi lấy mẫu nước đi kiểm nghiệm, ông Tam chia xẻ. Trước đó, vào tháng 10/2012, công ty TNHH VạnLộc Xuân và một số công ty khác nằm trong cụm cộng nghiệp của huyện Triệu Sơn, đã chi tiền để hỗ trợ đền bù thiệt hại về lúa, do ảnh hưởng ô nhiễm môi trường nước thải cho 6 hộ dân thôn Ân Mộc với số tiền trên 14 triệu đồng.
Từ những bức xúc của nhân dân, PV đã có cuộc tra đổi với ông Nguyễn Quyết Tính, Chủ tịch UBND xã Dân Lực về vấn đề này được ông cho biết một cách lơ mơ rằng: " nói nhà máy xả thải cũng chưa đúng, vì chưa có cơ quan chuyên môn nào kết luận là ô nhiễm hay không ô nhiễm cả. Còn nước thải của công ty thì tự các công ty trong cụm công nghiệp này "tự xử lý nội bộ" với nhau. Hơn nữa, đường mương xả nước thải cũng chưa được kiên cố. Còn công ty đóng trên địa bàn của xã thì xã chỉ quản lý về mặt hành chính chứ chúng tôi không sử lý được vấn đề mà dân tố cáo, dân khiếu nại nhà máy gây ô nhiễm thì xã chỉ có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên để họ kiểm tra và có biện pháp xử lý".
Cổng một công ty nằm trong khu cụm công nghiệp.
Ông Tính cũng cho biết thêm: "kênh mương của cụm công nghiệp đang trong quá trình hình thành nên có một vài lần, nước thải tràn qua bờ kênh đổ xuống ruộng lúa của dân. Nước thải của nhà máy cũng một phần làm ảnh hưởng đến lúa của bà con, nhưng chỉ một phần thôi". Nhưng theo tìm hiểu của PV thì việc cụm công nghiệp này xả thải trực tiếp ra môi trường đã nhiều năm nay, và con mương mà cụm CN này xây lên để xả thải thì nằm trên cao và đã nhiều năm nay nằm đó phơi sương, phơi nắng không phát huy công hiệu của một con mương xả thải nhưng không hiểu lý do tại sao các ban ngành chức năng của huyện Triệu Sơn cũng như tỉnh Thanh Hoá vẫn thờ ơ và xem như không có vấn đề gì xảy ra.
Theo xahoi