Hai lính Mỹ cưỡng bức phụ nữ Nhật
Hai lính Mỹ vừa bị bắt với cáo buộc cưỡng bức một phụ nữ Nhật Bản trên đảo Okinawa.
Người dân đảo Okinawa biểu tình phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ
Theo cảnh sát Nhật Bản, 2 nghi phạm năm nay 23 tuổi, được xác định là binh nhất Christopher Browning và hạ sĩ Skyler Dozierwalker.
Một người đã thú nhận thực hiện vụ tấn công nhưng người kia vẫn đang phủ nhận sự liên quan của mình.
Video đang HOT
Ngày 17/10, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shuji Kira đã gửi thư kháng nghị đến Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản John Roos và ông Roos cam kết sẽ hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra.
Vụ án nhiều khả năng sẽ được xử lý theo luật của Nhật. Một nguồn tin cảnh sát cho biết vụ việc đã được chuyển cho các công tố viên Okinawa.
Đài NHK đưa tin người phụ nữ bị tấn công khi đang đi bộ về nhà. Nạn nhân bị chấn thương ở cổ và đã nhận diện được 2 lính Mỹ hãm hại mình.
Người phát ngôn quận Okinawa Susumu Matayoshi nói rằng, vụ cưỡng bức này ‘đã làm chấn động toàn bộ Okinawa và không thể tha thứ được’.
Vụ bắt giữ lính Mỹ diễn ra trong bối cảnh người dân Okinawa đang tổ chức các cuộc biểu tình phản đối việc triển khai 12 máy bay Osprey trên căn cứ quân sự Mỹ tại đây.
Đây không phải là vụ bê bối đầu tiên có sự dính líu của lính Mỹ đồn trú tại Nhật Bản. Năm 1995, lính Mỹ cũng đã cưỡng bức một nữ sinh Nhật Bản ở Okinawa.
Vụ việc làm dấy lên những cuộc biểu tình của người dân, buộc Tokyo và Washington phải giảm bớt sự hiện diện của lính Mỹ tại đây.
Hiện có gần 50.000 lính Mỹ đang đóng quân tại Okinawa.
Theo Tinngan
Trung - Nhật tìm cách xoa dịu căng thẳng
Các thứ trưởng ngoại giao Nhật và Trung Quốc sẽ họp bàn sớm nhằm tìm ra cách giải quyết tình hình căng thẳng do tranh chấp đảo hiện nay, tránh quan hệ song phương xấu đi thêm nữa.
Quan chức hai bên đã gặp nhau tại Tokyo hôm qua, nhất trí rằng cần có sự thảo luận để giải quyết tranh chấp, hãng tin Kyodo dẫn thông báo của bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay. Hiện chưa rõ khi nào việc thảo luận sẽ diễn ra, cũng như vị thứ trưởng nào sẽ tham dự.
Đảo Uotsurijima thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Ashahi Shimbun
Cũng hôm qua Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế Christine Lagarde cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ "thua thiệt" khi không cử bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương dự cuộc họp của Quỹ và Ngân hàng Thế giới ở Nhật Bản tuần này. Việc Bắc Kinh vắng mặt là biểu hiện gần đây nhất của căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng quanh quần đảo tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật gọi là Senkaku.
Hai nước đã mâu thuẫn nhau về chủ quyền quần đảo này hàng chục năm qua, nhưng tình hình đột ngột nóng lên từ hồi tháng 8 nhân các dịp kỷ niệm những sự kiện trong thế chiến II kết hợp với làn sóng dân tộc chủ nghĩa lên cao. Những lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật ở Trung Quốc đã dẫn đến sự sụt giảm doanh số xe hơi Nhật bán tại đại lục trong tháng qua.
Theo VNE
Trung Quốc "kiểm soát bãi cạn Scarborough" Đài GMA vừa dẫn lời cựu Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Lauro Baja cho biết bãi cạn Scarborough, mà nước này tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông, trên thực tế đã thuộc quyền kiểm soát của Bắc Kinh. Phát biểu tại một diễn đàn do Đại học Philippines tổ chức cuối tuần trước, ông nói: "Trung Quốc đã giăng dây bao...