Hai lao động Việt Nam tử nạn tại Hàn Quốc
Trong lúc vận chuyển sắt đến công trình thì xe bị lật khiến 4 lao động tử nạn, trong đó có 2 lao động Việt Nam.
Theo xác nhận vào sáng 25/2/2013 của Sở LĐ-TBXH tỉnh Quảng Ngãi, tai nạn xảy ra chiều 19/2. Ngoài 2 lao động là người Hàn Quốc tử nạn còn có 2 lao động Việt Nam, cùng ở tỉnh Quảng Ngãi. Đó là anh Bùi Hiền, 30 tuổi (trú thôn Định Tân – xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) và anh Võ Xuân Quý; 31 tuổi (thôn Đông xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn).
Theo ông Bùi Thọ, cha ruột của nạn nhân Bùi Hiền, ngày 8/2 (tức 28 Tết), anh Hiền có gọi về nhà, nói thời hạn lao động theo hợp đồng tại Hàn Quốc chỉ còn 2 tháng nên anh và một số lao động Việt Nam cố gắng làm để tranh thủ kiếm thêm thu nhập. Đến chiều 19/2, (mùng 10 Tết Quý Tỵ), gia đình nhận được điện thoại từ phía sử dụng lao động (Hàn Quốc) báo hung tin trong lúc vận chuyển sắt đến công trình, anh Hiền cùng 3 lao động khác (gồm anh Quý và 2 người Hàn Quốc) bị tử nạn do lật xe chở sắt.
Video đang HOT
Ông Phạm Văn Thọ, cán bộ Phòng LĐ-TB-XH huyện Lý Sơn, cho biết hiện các ngành chức năng của huyện Lý Sơn và tỉnh Quảng Ngãi đang phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc hoàn tất thủ tục để đưa thi thể của anh Hiền và Quý về quê an táng.
Được biết, anh Hiền và anh Quý sang Hàn Quốc làm việc từ năm 2010, cả hai đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Theo Dantri
Hàn Quốc "cấm cửa" lao động Việt Nam
Do không cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn, Việt Nam không được Hàn Quốc phân bổ hạn ngạch tuyển dụng lao động năm 2013.
"Do chúng ta chưa cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn nên Hàn Quốc không cấp chỉ tiêu hồ sơ tuyển mới lao động Việt Nam theo hạn ngạch tuyển dụng lao động nước ngoài năm 2013 theo chương trình cấp phép lao động EPS", ông Lương Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, vừa cho biết như vậy. Đây là điều đáng buồn cho xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam.
Hàng chục ngàn lao động mất cơ hội
Theo công bố mới đây của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, hạn ngạch tuyển dụng lao động nước ngoài trong năm 2013 của nước này là 62.000 người, tăng 8% so với năm 2012. Trong đó, 52.000 lao động được tuyển mới theo chương trình EPS số còn lại dành cho những lao động được tái ký hợp đồng hoặc hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn của chương trình này.
Đáng lưu ý là mặc dù tăng tuyển mới lao động nước ngoài nhưng năm nay, Hàn Quốc quyết định tiếp tục loại Việt Nam khỏi danh sách các nước được phân bổ chỉ tiêu hồ sơ. Điều đó có nghĩa không có lao động Việt Nam nào được tuyển mới. Quyết định này không chỉ khiến hàng chục ngàn người mất cơ hội dự kiểm tra tiếng Hàn mà còn khiến hơn 10.000 lao động đã có hồ sơ dự tuyển từ 2 năm qua không được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, ký hợp đồng.
Việc dừng tuyển mới lao động Việt Nam sang Hàn Quốc khiến nhiều người đã có hồ sơ từ năm 2011 đến nay mất cơ hội dự tuyển
Nỗ lực vô ích
Từ năm 2011, cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc đã khuyến cáo: Nếu Việt Nam không cải thiện được tình hình lao động bỏ trốn, nguy cơ bị dừng hợp tác lao động theo chương trình EPS là khó tránh khỏi. Đến tháng 8/2012, không chỉ không cải thiện được tình hình mà tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không chịu về nước tiếp tục tăng cao (trên 50%). Chính vì điều này mà Hàn Quốc không ký lại thỏa thuận hợp tác lao động, chính thức dừng tuyển mới lao động Việt Nam.
Trước khi phân bổ hạn ngạch tuyển dụng năm 2013, phía Hàn Quốc yêu cầu Việt Nam phải giảm tỉ lệ bỏ trốn xuống dưới 40% mới xem xét việc ký lại thỏa thuận hợp tác lao động. Thế nhưng, ông Lương Đức Long thừa nhận: "Dù rất nỗ lực, triển khai hàng loạt biện pháp nhưng chúng ta không ngăn chặn được lao động bỏ trốn ở lại Hàn Quốc, dẫn đến phía bạn chưa đồng ý nối lại hợp tác lao động".
Theo ông Lương Đức Long, kết quả giải quyết lao động bỏ trốn được phía Hàn Quốc tính toán theo từng quý và ở hầu hết các quý, tỉ lệ lao động bỏ trốn vẫn ở mức trên 50%. Chẳng hạn ở quý II/2012, trong số khoảng 2.000 lao động hết hạn hợp đồng vẫn có trên 1.200 lao động không về nước. Đến quý III/2012, khoảng 1.500/2.500 lao động hết hạn hợp đồng tiếp tục bỏ trốn...
Với quyết định trên, đề án "Ngăn chặn lao động bỏ trốn và chuyển nơi làm việc của người lao động tại Hàn Quốc" do Bộ LĐ-TB-XH triển khai từ đầu năm 2012 đến nay cùng với các biện pháp tuyên truyền, vận động gia đình thuyết phục con em về nước do cơ quan chức năng triển khai cũng đã trở thành... công cốc khi người lao động sang Hàn vẫn cứ trốn ở lại.
Sẽ có 3.000 - 4.000 lao động trở lại Hàn Quốc
Ông Lương Đức Long cho rằng dù dừng tuyển mới nhưng việc cung ứng lao động Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn duy trì nhờ vào chính sách tái tuyển dụng lao động trung thành (trong thời gian từ 4 năm 10 tháng trở lên chỉ làm cho một chủ) và lao động hết hạn hợp đồng về nước đúng hạn ở chương trình EPS. Đối với lao động trung thành, nếu được tái ký hợp đồng thì sau 3 tháng về nước sẽ được trở lại Hàn Quốc làm việc. Trường hợp lao động hoàn thành hợp đồng về nước sẽ tham gia kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính để làm hồ sơ dự tuyển. Theo ông Long, trong năm 2012, khoảng 2.500 lao động được trở lại Hàn Quốc theo hai chính sách trên và dự kiến năm nay tăng lên 3.000 - 4.000 người.
Theo 24h
Kiều hối có thể đạt mức kỷ lục 11 tỷ USD Theo dự báo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, kiều hối năm nay có thể đạt từ 10 - 11 tỷ USD (tăng khoảng 15 - 20% so với năm 2011). Đây là mức tăng mạnh nhất trong vòng 4 năm qua. Đối tượng đóng góp rất lớn vào nguồn kiều hối năm nay đến từ hơn...