Hai lần xét nghiệm, âm tính rồi dương tính, vì sao?
Trong số 14 bệnh nhân COVID-19 ở Đà Nẵng vừa được công bố lý lịch dịch tễ, có tới 11 người từng có kết quả âm tính trong lần đầu xét nghiệm.Quảng Nam xuất viện 70 bệnh nhân tiếp nhận từ Bệnh viện Đà Nẵng có cơ sở y tế tư nhân thứ hai được cấp phép xét nghiệm COVID-1911/15 bệnh nhân COVID-19 mới ở Đà Nẵng từng âm tính trước khi công bố nhiễm
Theo thông tin dịch tễ từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng, hầu hết các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi được công bố nhiễm đều đã lấy mẫu xét nghiệm dịch hầu họng lần 1 tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Thậm chí có người trong cả 2 lần xét nghiệm đều cho kết quả âm tính trước khi được xác định nhiễm virus corona.
Trả lời Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Khoa – phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế – cho rằng có hai lý do.
Thứ nhất, thời điểm các bệnh nhân lấy mẫu dịch hầu họng lần đầu vẫn nằm trong khoảng thời gian Bệnh viện Đà Nẵng đang cách ly. Trong khi đó, ca dương tính gần đây nhất ở Bệnh viện Đà Nẵng cũng mới phát hiện cách đây ít ngày.
Thứ hai, thời điểm lấy mẫu xét nghiệm, các bệnh nhân vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh.
“Lần đầu có thể âm tính nhưng lần sau có thể dương tính. Vì vậy chúng ta mới phải tổ chức cách ly 14 ngày và lấy xét nghiệm từ 2 đến 3 lần. Chúng tôi nghĩ việc này là bình thường và việc hoàn toàn có thể xảy ra” – ông Khoa nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Trọng Khoa – phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế – trao đổi một số vấn đề với báo chí sáng 16-8 – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Liên quan một số ca bệnh được phát hiện mới ở Đà Nẵng, sau khi khai thác lý lịch dịch tễ mới phát hiện có liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng, ông Khoa cho rằng ngoài nỗ lực rất lớn từ cơ quan chức năng thì cần phải có sự chung tay của người dân.
Ông kêu gọi người dân phải có ý thức, phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế trong giai đoạn này để mau chóng phát hiện ca nhiễm và dập dịch.
“Nếu vẫn còn những trường hợp tiếp xúc mà không khai báo, không tự cách ly thì nguy cơ nhiễm và lây lan cho người khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Giải pháp cách ly y tế trong vùng cách ly xã hội ở một số khu dân cư trong thành phố là giải pháp cần thiết để dập dịch” – ông Khoa nói.
Quảng Nam cách ly hàng trăm người về từ Hà Nội, TP HCM
Sau 3 ngày thực hiện cách ly xã hội, hơn 340 người về từ Hà Nội, TP HCM được Quảng Nam đưa đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
Ngày 3/4, ông Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam - cho hay 340 người này gồm các trường hợp về từ Hà Nội, TP HCM được ghi nhận tại chốt kiểm soát ở cửa ngõ ra vào tỉnh, cũng như qua rà soát của chính quyền địa phương ở khu dân cư.
Lực lượng chức năng tại chốt số 5, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành dừng xe kiểm soát người đi vào tỉnh Quảng Nam chiều 2/4. Ảnh: Sơn Thủy.
Trong đó, chốt số 5, xã Tam Hiệp (huyện Núi Thành), đóng ở cửa ngõ phía Nam tỉnh ghi nhận 83 người từ TP HCM về. Ông Ngô Đức An - Phó chủ tịch UBND huyện Núi Thành -nói "tùy theo quê quán, nơi cư trú, ai ở huyện nào thì về cách ly ở huyện đó, riêng huyện Núi Thành có 8 trường hợp trong số 83 người này". Ngoài ra, huyện Núi Thành rà soát trên địa bàn có 18 người cũng vừa trở về từ Hà Nội, TP HCM, đều đã đưa đi cách ly tập trung.
Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó chủ tịch thị xã Điện Bàn, cho biết tại đây có 4 chốt kiểm soát, trong đó hai chốt do tỉnh lập trên quốc lộ 1A, xã Điện An (cửa ngõ phía Bắc tỉnh) và đường ĐT 603 ở khu vực ngã ba Thống Nhất giáp Đà Nẵng; thị xã lập hai chốt ở đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuống Điện Bàn và đường ĐT 607, giáp Đà Nẵng.
Trong mấy ngày qua, bốn chốt ở Điện Bàn ghi nhận 30 người về từ Hà Hội và TP HCM, đã đưa đi cách ly tập trung. "Ngoài 30 người này, chúng tôi rà soát trên địa bàn có 13 người mới từ Hà Nội và TP HCM về, cũng đưa đi cách ly", ông Hà nói.
Trước ý kiến cho rằng Quảng Nam cách ly người về từ Hà Nội, TP HCM là không đúng quy định, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn Văn Hai nói, trong chỉ thị của Thủ tướng đã nêu cách ly xã hội là cách ly xã với xã, huyện với huyện, tỉnh với tỉnh. "Chúng tôi áp dụng với tinh thần là dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ một số trường hợp đặc biệt", ông Hai giải thích.
Một người đi vào tỉnh Quảng Nam được lực lượng y tế kiểm tra thân nhiệt chiều 2/4. Ảnh: Sơn Thủy.
Theo ông, chuyên gia y tế đã khuyến cáo Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn nguy hiểm khi "mất dấu F0", bất kỳ ai cũng có thể mang mầm bệnh và lây lan trong cộng đồng. Trong khi đó, Hà Nội và TP HCM có hai ổ dịch lớn là bệnh viện Bạch Mai và Buddha Bar & Grill. "Từ ngày 1/4, người dân từ Hà Nội và TP HCM về Quảng Nam được xem là về từ vùng có dịch, nguy cơ mang theo mầm bệnh nên phải bị cách ly", ông Hai nói.
Những người về từ Hà Nội và TP HCM dịp này "nằm ngoài kế hoạch phòng chống dịch bệnh đã phê duyệt của tỉnh", nên tỉnh sẽ cách ly có thu phí. "Nếu tỉnh không thu phí những người về từ Hà Nội, TP HCM thì sẽ không công bằng, có thể dẫn đến tình trạng nhiều người chấp nhận cách ly để trở về", ông Hai nói thêm.
Trước đó, chính quyền tỉnh Quảng Nam khuyến cáo người dân ở các tỉnh, thành có dịch như Hà Nội, TP HCM "cố gắng ở yên tại chỗ, không về quê lúc này". Từ ngày 1/4 đến 15/4, trừ trường hợp đến Quảng Nam theo yêu cầu công vụ, những người khác từ nơi có dịch đến tỉnh này sẽ được đưa đi cách ly tập trung; thu phí 50% tiền ăn, 100% chi phí xét nghiệm; tiền ở được miễn phí.
Thời gian qua, ngành Y tế Quảng Nam lấy 980 mẫu xét nghiệm, trong đó 3 mẫu dương tính là "bệnh nhân 31", "bệnh nhân 33" và "bệnh nhân 57"; 846 mẫu âm tính và 131 mẫu đang chờ kết quả.
Quảng Nam đang cách ly 579 người ở cơ sở tập trung, 126 người ở các cơ sở y tế và 1.660 người tại nhà.
Sơn Thủy
Vào viện vì tai nạn, một người nước ngoài được phát hiện mắc COVID-19 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết vừa ngẫu nhiên phát hiện 1 người nước ngoài dương tính với COVID-19, sau khi người này bị tai nạn phải vào viện chữa trị. Đáng nói là người này đã đi nhiều nơi, gồm cả 3 bệnh viện. Hà Nội triển khai xét nghiệm nhanh COVID-19 tại các phường quanh...