Hai lần bị lừa tiền tỷ ‘chạy trường’ cho con
Ông Phạm Văn Luyện ôm đầu ngồi sụp xuống ghế cuối phòng xử án, bật khóc khi nghe tin phiên xét xử kẻ lừa tiền của ông và 43 người lần thứ hai lại hoãn.
Sáng 7/7, phòng xử án số 5 của TAND Hà Nội chật kín người khi gần 30 nạn nhân có mặt theo triệu tập của HĐXX. Đa số họ là người trung niên, đã bị Nguyễn Văn Bằng lừa từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng với chiêu giúp “ chạy việc”, “ chạy trường”. Trong số này có ông Phạm Văn Luyện, 52 tuổi, đến từ tỉnh Cao Bằng.
“Tôi tuyệt vọng quá, không thể chờ thêm nữa”, ông than và kể về biến cố sập bẫy lừa. Ông là thợ sửa xe máy, vợ mở tiệm bán dép. Mong các con “thoát cảnh bần hàn”, từ năm 2013, vợ chồng ông mang 350 triệu đồng nhờ người quen ở Hà Nội tìm mối “xin” cho cậu con thứ hai vào một trường công an. Sau hơn một năm, việc “chạy trường” không có kết quả, ông đòi tiền về song mới được trả 270 triệu.
Gia đình ông lại tiếp tục tìm cách xin cho con trai lớn được vào biên chế trong lực lượng vũ trang. “Trên Cao Bằng họ đòi giá 800 triệu đồng, dưới Hà Nội thì rẻ hơn nên tôi lại về đây tìm người giúp”, ông Luyện với đôi mắt đỏ ngầu vì mất ngủ, uể oải nói.
Qua người quen, ông được dẫn đến gặp Bằng trong căn nhà ba tầng có bảo vệ đứng canh trước cổng trên phố Đại La. Ông choáng ngợp với nội thất gỗ sang trọng, tường phòng khách và cầu thang treo kín bằng khen của bộ ban ngành, sau này, ông mới biết là văn bằng giả.
Bằng khi đó chừng 50 tuổi, trắng trẻo, nhỏ người tiếp ông đon đả rồi giới thiệu là giảng viên Học viện An ninh, quen biết rất nhiều “ông lớn” tại các cơ quan nhà nước. Bằng cam kết “chạy việc” cho con trai ông, giá tổng cộng 700 triệu đồng.
Bị thuyết phục, ông Luyện về nhà, bắt đầu vay mượn, thế chấp bằng nhiều hình thức để gom đủ tiền. Ông giấu vợ chuyện này. Hai con trai thấy số tiền quá lớn, khuyên dừng lại nhưng ông quyết không thể lỡ cơ hội.
Video đang HOT
Lần mang 700 triệu đồng xuống đưa cho Bằng, suốt đêm ông Luyện ôm khư khư túi đựng tiền, không dám ngủ trên xe khách. Sau khi đưa tiền, ông được Bằng giao một phong bì chứa giấy báo trúng tuyển đóng dấu đỏ ghi tên con ông. “Tôi đòi chụp ảnh lại nhưng Bằng ngay lập tức cất đi, chỉ đưa cho một bản photocopy, hẹn tuần sau đưa con lên bệnh viện khám sức khoẻ”, ông kể.
Chờ nhiều tháng không được gọi nhập học, ông liên lạc nhưng Bằng khất lần rồi cắt liên lạc. Ngày 2/12/2016, ông đến tận nhà Bằng đòi tiền vì “đã quá mệt mỏi”. Bằng trả 70 triệu đồng và viết giấy nợ 630 triệu, hẹn 5 ngày sau thanh toán hết nhưng rồi không thực hiện.
Ông Luyện đưa ra giấy biên nhận tiền với Bằng vào năm 2017. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Suốt một năm sau đó, ông Luyện tuần một lần lại bắt xe khách Cao Bằng – Hà Nội xuống đập cổng nhà Bằng, song chỉ đòi được 400 triệu đồng. Tại đây, ông gặp hàng chục phụ huynh khác cũng chung cảnh ngộ. Biết bị lừa, nhưng không ai muốn tố giác vì nuôi hy vọng dần dần Bằng sẽ trả hết tiền cho mình.
Ngày 9/2/2018, từ đơn tố giác của hai nạn nhân, Bằng bị bắt. Nhà chức trách cáo buộc, từ 2011 đến 2017, Bằng đã nhận 23 tỷ đồng của 44 người. Người bị lừa nhiều nhất tới gần 4 tỷ đồng, ít nhất là 72 triệu đồng.
Ngày 7/7, phiên toà sơ thẩm xét xử Bằng về tội Chiếm đoạt tài sản tại TAND Hà Nội đã phải hoãn do vắng 21 người bị hại và nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Phiên tòa sẽ mở lại vào 6/8.
Buồn bã rời cổng TAND Hà Nội giữa trưa nắng chang chang, ông Luyện than 5 năm qua, nỗ lực “đổi đời” cho hai con khiến ông chưa một ngày ngủ ngon, sút 12 kg. Cửa hàng sửa xe máy cũng đã dẹp, đồ nghề chất han gỉ trong góc nhà. Rút trong túi ra khoe tấm ảnh gia đình chụp năm 2013, bật khóc nói: “Đây là bài học để đời, tôi phải kể lại cho con cháu để tránh lại vấp ngã như mình”.
Mơ biển số xe đẹp, loạt đại gia Hà thành bị lừa ngoạn mục
Sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng, những mong có được biển số xe ô tô đẹp, các đại gia Hà Thành bị lừa ngoạn mục.
Ngày 7/7, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Văn Bằng (SN 1970, ở Hai Bà Trưng) ra xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo buộc, ông Bằng kinh doanh tự do, không có chức năng, nhiệm vụ trong việc tuyển dụng người vào làm việc trong các ngành nghề.
Bị cáo "vào vai" cán bộ một số trường đại học, tự giới thiệu có quan hệ với lãnh đạo các cấp nên có khả năng xin việc vào các trường ĐH và cơ quan nhà nước.
Từ 2012- 2017, ông Bằng nhận tiền của nhiều người đến nhờ xin việc, xin học và xin cấp biển số xe ô tô đẹp cho người quen, nhờ mua xe ô tô. Sau khi nhận tiền, bị cáo chiếm đoạt.
Ngoài ra, ông Bằng còn gian dối nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc của người thuê xe ô tô.
Trong số các nạn nhân của bị cáo Bằng, có nhiều đại gia sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng để có được biển số đẹp.
Theo cáo trạng, khoảng tháng 2/2017, bà H. (ở Hà Nội) tìm mối để được cấp biển số xe đuôi "299.99" và được người quen đưa đến gặp ông Bằng.
Bị cáo đồng ý và đòi chi phí 20.000 USD (khoảng 500 triệu đồng). Bà H. đã đưa trước 230 triệu đồng.
Trong thời gian đó, nhiều người khác cũng đặt vấn đề và giao tiền để nhờ bị cáo xin cấp các biển số xe ô tô có đuôi 30F- 399.99; 30F- 688.88; 30E- 888.99. Tổng số tiền họ đưa cho bị cáo để xin các biển số xe trên là hơn 1 tỷ đồng.
Để tạo lòng tin, Bằng cho người bị hại xem đơn xin đề nghị tạo điều kiện cấp biển số xe có chữ ký lãnh đạo Bộ Công an.
Khi "cá cắn câu", bị cáo nói, biển "F" chưa ra, chỉ lấy được biển "E" rồi ra chợ trời đặt mua 3 bộ biển số xe ô tô 30E- 29999; 30E- 39999 và 30E- 88899 và đưa cho người bị hại, hẹn đến lấy giấy tờ sau.
Cáo trạng xác định, bằng nhiều cách thức khác nhau, bị cáo đã lừa đảo của 44 bị hại, chiếm đoạt 23,3 tỷ đồng, đã khắc phục 1 phần, còn phải bồi thường 12,8 tỷ đồng.
Phiên tòa đã phải tạm hoãn do thiếu người bị hại.
Lừa nhận tiền chạy việc vào Bộ Công an Bùi Văn Định (60 tuổi) khoe làm việc tại đài truyền hình nên có nhiều mối quan hệ để xin việc vào Bộ Công an. Định trú tại Hải Phòng đang bị tạm giữ hình sự để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trung tá Nguyễn Hữu Cường (Phó trưởng công an thành phố Vinh) ngày 27/3 cho biết....