Hai kiểu say cực dễ gặp trong ngày nắng oi ả mùa hè, ai ra đường cũng phải biết kẻo gặp nguy
Mọi trường hợp bị say nắng, say nóng, cần sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, đưa ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, nhanh chóng lấy nước đổ lên đầu.
Say nắng: Hay còn gọi là sốc nhiệt là khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng chiếu vào gáy, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, trung tâm điều hòa thân nhiệt có thể bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
Say nóng: Là tình trạng mất nước toàn cơ thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt do cơ thể không thích ứng với thời tiết xung quanh khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phơi mình dưới ánh nắng mặt trời hoặc làm việc dưới môi trường nóng bức như hầm lò, phòng kín kém thông khí, hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ như chơi thể thao ở cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài… sẽ dẫn tới hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và hấp thu quá lớn so với lượng nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh.
Xư tri
Trước mọi trường hợp bị say nắng, say nóng, cần sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, đưa ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, nhanh chóng lấy nước đổ lên đầu, vẩy nước lên người nạn nhân hoặc lấy khăn thấm nước mát phủ lên người mục đích để giảm thân nhiệt. Nếu cơ thể nóng bừng và không thể đổ mồ hôi, lúc đó có thể nạn nhân đang bị mất nước, cần làm mát cơ thể bằng uống nước mát có pha muối là tốt nhất hoặc trực tiếp đổ nước lên người.
Nếu có điều kiện nên chườm mát (bằng khăn sạch nhúng nước mát) ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như: hai vùng nách, hai vùng bẹn, cổ nhằm nhanh chóng làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân. Đây là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi say nắng, say nóng nguyên nhân là do thân nhiệt tăng và mất nước. Lưu ý không nên dùng nước đá để hạ nhiệt, bởi vì làm như vậy nhiệt không hạ nhưng có thể làm cho tim đập nhanh, thậm chí đột qụy.
Nếu nạn nhân không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở hoặc bất tỉnh cần nhanh chóng kêu gọi mọi người hỗ trợ, gọi xe để nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Video đang HOT
Theo Emdep
Món ăn chữa bệnh thiếu máu hiệu quả nhất
Bệnh thiếu máu thường gây chóng mặt, mệt mỏi ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của bạn. Những món ăn sau sẽ có lợi rất nhiều cho bệnh thiếu máu của bạn đó.
Biểu hiện bệnh của người thiếu máu
Đa phần những người mắc bệnh thiếu máu có những biểu hiện cơ bản như: thường xuyên bị hoa mắt, da xanh xao, người luôn mệt mỏi, tim đập nhanh hơn bình thường, ngủ không yên giấc, làm việc không tập trung, ăn uống không còn ngon miệng.
Về lâu dài, bệnh thiếu máu có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như bệnh tim mạch, đột quỵ. Nó còn trực tiếp gây ra tình trạng tử vong nếu không nhanh chóng có phương pháp điều trị phù hợp. Theo quan niệm của Đông y thì bệnh thiếu máu bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thang thì cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy nên, các món ăn cho người thiếu máu là cần thiết cũng như phải được chế biến đúng cách.
Cháo nếp, bao tử heo:
Bao tử heo nửa cái, gạo nếp đỏ 100g, rượu vàng, gừng, hành. Bao tử heo làm sạch, rồi cùng gạo nếp đỏ cho vào nồi, dùng nước vừa đủ để nấu cháo, khi cháo nhừ cho thêm ít rượu, gừng, hành là được.
Cháo gan heo, ngũ hương:
Ngũ hương 50, gan heo 100g, gạo nếp đỏ (nếp cẩm) 100g. Gan heo thái nhỏ, trộn một ít xì dầu, muối, gia vị. Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo, khi cháo nhừ cho gan heo vào, quậy đều, đun sôi là được. Ngày ăn 1 lần thay cơm.
Thịt dê nấu quy, địa:
Đương quy 15g, sinh địa hoàng 15g, gừng khô 10g, thịt dê 250g, nước tương, muối, đường, men rượu làm gia vị. Thịt dê rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi trộn đều với các thứ kê ở trên, nước vừa đủ, đun sôi rồi nhỏ lửa hầm nhừ, cho mì chính là được. Ngày ăn 1 lần, với cơm.
Gà hầm hoàng kỳ
Nguyên liệu: Gà mái tơ, Đương quy 10g, Sinh hoàng kỳ 20g, Đẳng sâm 20g, Đại táo 10 quả, Gừng tươi 15g.
Cách chế biến: gà làm sạch, bỏ nội tạng. các vị thuốc rửa sạch, gừng giã nát nhồi vào bụng gà. Sau đó cho vào nồi rồi đem hầm nhỏ lửa. Khoảng 2 tiếng sau thấy gà chín mềm thì nêm nếm gia vị, chia ra nhiều lần để ăn trong ngày.
Công dụng: bổ tỳ khí và phế khí, bổ huyết, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào máu. Thường dùng cho người bị hoa mắt, khó thở, giọng nói yếu, sắc mặt và niêm mạc nhợt nhạt.
Cháo gan lợn
Nguyên liệu: Gan lợn 100g, Gạo nếp 50g, Vỏ lụa hạt lạc 50g,Gừng tươi, Gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: gan lợn rửa sạch thái miếng vừa ăn, gừng thái lát. Gạo nếp và vỏ lạc vo sạch và cho vào nồi nấu thành cháo. Khi thấy cháo nhừ thì cho tiếp gan lợn và gừng vào. Sau 10 phút bạn nêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: bổ gan, dưỡng huyết, bổ máu, kích thích tiêu hóa, tốt cho dạ dày, tạo cảm giác ăn ngon miệng. Đây là món ăn chữa thiếu máu rất hiệu quả đặc biệt là với những người bị thiếu máu thể huyết hư (hoa mắt chóng mặt, móng tay và lưỡi trắng nhợt, kinh nguyệt lượng ít hay hồi hộp tức ngực,..).
Theo www.phunutoday.vn
Say nắng, say nóng có nguy hiểm? Khí hậu nắng nóng gay gắt trong những ngày hè là điều kiện thuận lợi khởi phát say nắng, say nóng. Trong nhiều trường hợp, nếu không được xử trí kịp thời, đúng phương pháp thì nạn nhân có thể gặp phải những di chứng thần kinh không hồi phục, thậm chí tử vong. Vì sao bị say nắng, say nóng? Say nắng:...