Hai kịch bản khó lường của bão số 10 Goni đang hướng vào Đà Nẵng Phú Yên
Diễn biến của bão số 10 – Goni không phụ thuộc vào nội lực bên trong của nó mà chủ yếu do các yếu tố bên ngoài tác động.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ chiều nay (2/11), bão số 10 – Goni đang ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 680km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 140km tính từ tâm bão.
Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 10 – Goni (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG)
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, hướng vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên.
Như vậy, bão Goni đã giảm 9 cấp so với lúc hoạt động bên ngoài Thái Bình Dương và giảm 1 cấp so với lúc mới vào Biển Đông. Lúc mạnh nhất, Goni đạt cấp 17, giật trên cấp 17 và được đánh giá là siêu bão mạnh nhất năm 2020.
Lý giải việc siêu bão Goni suy yếu nhanh, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, vòng đời của một cơn bão thường kéo dài khoảng 6-8 ngày và với bão Goni, hiện tại đã ở ngày thứ 5 của sự hình thành.
Trước khi đổ bộ vào Philippines, cường độ của bão rất mạnh, đạt cấp 17 bởi đây là giai đoạn bão đang phát triển, trưởng thành. Đến khi vào Biển Đông, bão đã ở giai đoạn thoái hóa, nói cách khác là cuối vòng đời một cơn bão, cộng với việc cấu trúc vùng mây của bão bị phá vỡ khá nhiều khi đi vào đất liền Philippines nên cấp độ bão suy giảm đáng kể.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong những ngày qua, không khí lạnh tăng cường trên đất liền, trên biển ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta cũng là điều kiện không thuận lợi đối với cơn bão. Trong điều kiện như vậy, bão sẽ không còn được cung cấp nhiều nhiệt lượng.
Cùng với đó, ở khu vực Đông Dương đang có một khối không khí còn gọi là áp cao cận nhiệt đới. Khi áp cao cận nhiệt đới phát triển lên đến độ cao 5.000m sẽ làm cho độ ẩm ở Biển Đông khá thấp. Thời điểm bão Goni đi vào gặp nhiệt độ thấp, vừa ít ẩm sẽ khiến nguồn nuôi dưỡng cho bão bị cắt đi do đó, bão suy yếu dần.
Hai kịch bản khó lường của bão số 10
Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia
Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, do có cường độ nhỏ nên bão số 10 khó dự báo hơn so với những cơn bão khác. Nguyên nhân là khi sức gió yếu, diễn biến của bão sẽ không phụ thuộc vào nội lực từ bên trong mà chủ yếu do các yếu tố bên ngoài tác động.
Theo ông Khiêm, hiện nay, áp cao cận nhiệt đới đang lấn sâu vào lục địa, đồng thời không khí lạnh đã tràn xuống phía bắc và tiếp tục tăng cường trong 2 ngày tới. Với các yếu tố này, có thể bão Goni duy trì sức gió cấp 8 cho đến khi vào đất liền, cũng có khả năng bão mạnh lên cấp 9.
Ngoài ra, một kịch bản nữa có thể xảy ra là bão tan trên biển, nhưng ông Khiêm cho rằng, khả năng này không cao.
Tuy nhiên, dù theo kịch bản nào thì cũng có thể nhận thấy, ảnh hưởng về gió của bão số 10 là không lớn. Điều nguy hiểm nhất chính là bão số 10 là tiếp tục gây ra một đợt mưa lớn diện rộng cho Trung Bộ.
Bắt đầu từ chiều tối 4/11 đến ngày 6/11, mưa do bão bắt đầu ảnh hưởng các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Ngãi với lượng mưa phổ biến 300-400 mm. Tại Bình Định, Phú Yên và Tây Nguyên lượng mưa dao động 100-200 mm.
Sau đó, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây ra một đợt mưa mới cho các tỉnh Bắc Trung Bộ trong ngày 5-7/11. Khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có thể hứng lượng mưa 150-350 mm/đợt.
Lũ trên hệ thống các sông đặc biệt là Quảng Nam và Quảng Ngãi có thể lên báo động 2 và báo động 3 trong những ngày tới.
Chuyên gia cơ quan khí tượng: Bão số 10 khó dự đoán
Chuyên gia cơ quan khí tượng nhận định bão số 10 khó dự đoán và khi đi vào đất liền Phú Yên - Đà Nẵng ngày 5/11 có thể với sức gió giật cấp 7-8.
Sáng 2/11, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khoảng 10h hôm nay, bão số 10 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720km về phía Đông, cường độ cấp 8.
Bão Goni (bão số 10) vào Biển Đông được nhận định là cơn bão yếu khi giảm từ cấp 17 xuống cấp 8. Tuy nhiên để dự báo cơn bão này sẽ khó hơn nhiều so với những cơn bão vừa qua do cường độ và quỹ đạo đi của bão.
Bão số 10 có thể đổ bộ vào Phú Yên - Đà Nẵng ngày 5/11 với sức gió giật cấp 7-8.
"Khi bão vào tiến vào quần đảo Hoàng Sa, nhiệt lực giảm cùng không khí khô làm bão giảm xuống cấp 7-8, nhưng bão ít có khả năng tan trên Biển Đông", ông Khiêm cho hay.
Dự báo 2-3 ngày tới, bão số 10 vẫn giữ nguyên cấp 8, dự trù phương án bão có khả năng mạnh lên cấp 9 do khối cao cận nhiệt đới đang lấn sâu vào và khối không khí lạnh đang tăng cường.
"Khi bão vào đất liền Phú Yên - Đà Nẵng có thể sức gió giật cấp 7-8", ông Khiêm nói.
Thông tin thêm về cơn bão số 10, ông Khiêm cho hay, nhiều đơn vị dự báo thời tiết quốc tế nhận định bão đổ bộ vào Bình Đình - Ninh Thuận; Nhật Bản dự báo bão đổ bộ vào trưa 5/11; Đài Hong Kong dự báo bão đổ bộ sáng 5/11, mạnh cấp 8-9; Mỹ dự báo bão vào sáng sớm 5/11, mạnh cấp 10.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 10 nên từ ngày 4/11, các tỉnh miền Trung có mưa to. Từ Huế đến Quảng Ngãi có mưa 300-400mm; Bình Định, Phú Yên và Bắc Tây Nguyên có mưa 100-200mm.
Từ ngày 5-7/11, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão và không khí lạnh, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa 150-300mm.
Bão số 10 diễn biến khó lường Bão số 10 khó dự báo hơn so với các cơn bão khác. Hoàn lưu của nó có thể gây mưa lớn diện rộng cho Trung Bộ trong các ngày từ 4/11 đến 7/11. Nhận định trên được ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đưa ra tại cuộc họp ứng phó với bão...