Hai khu nghỉ dưỡng bên dòng sông Hương
Khu resort Sankofa và resort Hue Ecolodge có điểm chung là gần gũi thiên nhiên, nằm bên dòng sông Hương thơ mộng.
Sankofa Village Hill Resort & Spa
Cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km, khu nghỉ dưỡng tọa lạc tại vùng quê yên bình nằm cạnh dòng sông Hương, giữa đồi thông.
Resort rộng gần 32 hecta này bao gồm 2 khu vực chính: khu nghỉ dưỡng và khu Làng văn hóa tổ chức các hoạt động tham quan, giải trí trong ngày.
Nơi này mang lối kiến trúc xen lẫn hiện đại và truyền thống với tất cả 97 bungalow và villa trải dài dọc theo triền đồi. Nội thất chủ yếu bằng gỗ, mây tre tự nhiên, trang bị tiện nghi, hòa mình giữa thiên nhiên rừng núi. Mỗi phòng có giá 2 triệu đồng/ đêm.
Tại đây, du khách có thể tận hưởng những dịch vụ chất lượng, đồng thời cảm nhận được những nét văn hóa mang đậm truyền thống khi tham quan hệ thống nhà rường cổ tuổi đời hơn 200 năm, nhà Gươl của đồng bào dân tộc…
Các phòng được xây dựng theo lối nhà rường mang đậm kiểu nhà xưa của xứ Huế. Nhiều căn phòng được che phủ bởi loài hoa sử quân tử.
Nghỉ dưỡng tại khu resort, du khách sẽ tham gia các hoạt động giải trí trong khuôn viên như xe đạp, chèo thuyền, câu cá, tắm thác… Thưởng ngoạn cung bậc cảm xúc qua các làng vè, làng ca, làng tre, làng hoa…Resort cũng đón khách đến tham quan, vui chơi tại khu giải trí với vé vào cổng 100.000 đồng/ người.
Khu resort Hue Ecolodge
Video đang HOT
Hue Ecolodge nằm ở làng Lương Quán ( Thủy Biều) bên dòng sông Hương, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km. Khu resort được bao bọc bởi vườn cây thanh trà giữa ngôi làng thanh bình.
Hai bên các lối đi trong resort được trồng các giống hoa quả nổi tiếng của Huế.
Các gian nhà trong khu resort nằm riêng biệt giữa khu vườn thanh trà. Điều đặc biệt, các căn nhà nơi đây đều được lợp mái tranh.
Ở giữa khu resort là hồ bơi, tại đây, du khách có thể thoải mái bơi lội, ngắm những nhánh cây thanh trà nặng trĩu quả.
Các phòng nghỉ dưỡng thiết kế mang phong cách cung đình kết hợp kiểu nhà rường đặc trưng.
Nhà đầu tư nhìn thấy điều gì về sự phát triển kinh tế du lịch biển tại Kiên Hải?
Huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang có 4 xã gồm: Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du với diện tích tự nhiên gần 29 km2. Nơi đây có quần Đảo Nam Du nổi tiếng.
Toàn huyện có 22 đảo nổi, 02 đảo chìm, 11/24 đảo có người sinh sống. Hoạt động kinh tế của cư dân thuộc các đảo huyện Kiên Hải chủ yếu là ngư nghiệp: đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và dịch vụ du lịch
Kinh tế của huyện Kiên Hải đang có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập đầu người khá cao do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đảo những năm qua đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế, du lịch biển.
Phong cảnh xã Nam Du - Kiên Hải
Huyện Kiên Hải giàu tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế biển
Vùng biển Kiên Hải có đảo nhỏ không có nước ngọt nên không có cư dân sinh sống. Các đảo có mặt dốc đứng, địa hình tương đối hiểm trở và thường cấu tạo theo chiều dọc là trục Bắc - Nam. Các đảo thường được cấu tạo bằng đá hoa cương (grannite) có một lớp đất nâu đỏ mỏng pha lẫn đá dăm, đá cuội nằm ở bề mặt đảo. Thành phần địa chất khác gồm có cát, đất sét...Một số đảo đá đang trong tình trạng phong hoá và xói mòn mạnh, tạo ra nhiều hang hốc trong lớp đá Grannite.
Vẻ đẹp của đá ở Bãi Chén - Kiên Hải
Bù đắp cho những khó khăn về địa hình, thiên nhiên đã ưu đã cho biển đảo Kiên Hải có nhiều sinh vật đa dạng như: các loài cá biển, nhum, ghẹ, cua, sò, mực, tôm tít, hào đá... là nguồn đặc sản có giá trị cao về kinh tế mà không phải bất cứ vùng biển nào cũng có được.
Bằng sự nỗ lực và tính cần cù, cán bộ và người dân Kiên Hải đã biến những gì đang có thành lợi thế trong phát triển kinh tế và du lịch. Theo số liệu thống kê, tổng giá trị sản xuất năm 2018 của huyện đạt 5.343 tỷ đồng, trong đó, thu hút 271.433 lượt khách du lịch. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 90 triệu đồng/người/năm và thu ngân sách đạt 24 tỷ đồng.
Những năm gần đây cơ sở hạ tầng trên các đảo huyện Kiên Hải từng bước được đầu tư. Các xã đều được phủ sóng điện thoại và sóng phát thanh truyền hình nên điều kiện thông tin liên lạc có nhiều thuận lợi. Lộ giao thông, điện, nước đã từng bước được xây dựng góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân. Hệ thống cầu cảng tại các xã Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn đều được nâng cấp. Xã Hòn Tre, Lại Sơn đã được sử dụng điện lưới Quốc gia. Đường bê tông nông thôn quanh các đảo chính cũng được hoàn thiện. Đây là những cơ sở quan trọng làm tiền đề cho phát tiển kinh tế biển và phục vụ phát du lịch.
Hiện nay, trên các tuyến giao thông đường biển từ TP. Rạch Giá đi Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn đã có nhiều tàu cao tốc hoạt động nên việc đi lại giữa các đảo rất nhanh chóng và thuận lợi.
Tàu cao tốc hoạt động ở cảng Nam Du
Trước đây các đảo thường xuyên thiếu nước ngọt vào mùa khô. Hiện nay trên các đảo Lại Sơn, Nam Du đã đầu tư xây dựng các hồ nước ngọt kết hợp với việc khoan giếng ngầm, đặt ống đưa nước từ các suối trên núi về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt, kinh doanh của người dân. Qua đó góp phần phát triển những lĩnh vực có tiềm năng lợi thế về kinh tế biển như du lịch, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
Huyện Kiên Hải có vùng biển rộng, rất thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, nhất là khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản. Toàn huyện có 1.338 phương tiện khai thác hải sản, với công suất hơn 171 ngàn CV, sản lượng khai thác hàng năm đạt hơn 67 nghìn tấn. Huyện Kiên Hải cũng tập trung đầu tư phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng trên biển. Toàn huyện có 239 hộ nuôi cá lồng bè, với 1.084 lồng, sản lượng nuôi trồng khoảng hơn 700 tấn/năm. Nghề nuôi cá lồng bè trên biển đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân huyện đảo Kiên Hải, nhiều hộ ngư dân đã có thu nhập cao hàng trăm triệu đồng hàng năm từ mô hình nuôi cá lồng bè trên biển, không những tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương mà còn giúp người dân xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống một cách đáng kể.
Nuôi cá lồng bè trên biển Kiên Hải
Một lợi thế khác cho Kiên Hải là toàn huyện được nằm trọn trong Khu dự trữ sinh quyển đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đảo Lại Sơn và quần đảo Nam Du cũng được UBND tỉnh công nhận là khu du lịch địa phương. Với những tiềm năng và điều kiện sẵn có, Kiên Hải có lợi thế lớn để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù để thu hút du khách, có khả năng mở rộng liên kết vùng để hình thành các tour, tuyến du lịch quan trọng của tỉnh.
Đến với Kiên Hải, du khách có thể tự mình trải nghiệm các loại hình du lịch: nghỉ dưỡng, sinh thái, vườn đồi, thể thao dưới nước, hội thao, leo núi, cắm trại dã ngoại...Kiên Hải có khung cảnh tuyệt đẹp với nhiều bãi tắm, các rạn san hô và nhiều loại hải sản tươi ngon, chế biến theo truyền thống của dân chài, con người ở đây thân thiện...là tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái.
Những năm gần đây, nhờ hạ tầng kỹ thuật đang dần hoàn thiện, nhất là các chuyến tàu cao tốc kết nối từ TP. Rạch Giá tới các đảo này, nên du khách về đây khám phá, nghỉ dưỡng ngày càng đông. Người dân mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, mở các dịch vụ phục vụ khách du lịch trên các đảo du lịch Hòn Sơn, Hòn Mấu, Củ Tron, Hòn Ngang...
Hiện nay Nam Du có 25 tàu du lịch, 75 cơ sở lưu trú với khoảng 500 phòng và hàng chục điểm kinh doanh phục vụ ăn uống, vui chơi giải trí; đáp ứng được nhu cầu du khách trong những ngày bình thường. Riêng trong các dịp lễ, tết hay thứ 7, chủ nhật lượng khách tăng cao thì các cơ sở này bị quá tải. Khách du lịch đến với Kiên Hải, đặc biệt là quần đảo Nam Du liên tục tăng. Nếu như năm 2014 chỉ có 19.600 lượt khách, thì đến năm 2019 có hơn 300 nghìn khách, doanh thu hơn 500 tỷ đồng..
Du khách đến với Kiên Hải ngày càng đông
Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch biển
Để khắc phục những mặt còn hạn chế do dịch vụ du lịch mới chỉ thích hợp cho du lịch thăm quan, khám phá, chưa đầu tư có các quần thể nghỉ dưỡng cao cấp, tỉnh Kiên Giang chỉ đạo ngành du lịch và các ngành chức năng cùng với chính quyền địa phương đã xây dựng kế hoạch, đề ra các phương án xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở; khuyến khích các nhà đầu tư và người dân địa phương tham gia đầu tư kinh doanh du lịch và các loại dịch vụ du lịch.
Kiên Giang đã chính thức công bố quần đảo Nam Du là điểm du lịch địa phương và đã hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch trên quần đảo Nam Du. Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang kêu gọi đầu tư cho 10 dự án du lịch trên địa bàn huyện Kiên Hải, trong đó có một số dự án lớn như: Khu du lịch resort nghỉ dương cao cấp Bãi Bàng, quy mô 99 ha; Khu du lịch sinh thái nghỉ dương Hòn Tre, 52,5 ha; điểm du lịch Ba Hòn Nồm 36 ha; điểm du lịch Bãi Bấc 32 ha, điểm du lịch Hòn Ông 32 ha, điểm du lịch Đề Thơ 30 ha và một số dự án khác.
Huyện Kiên Hải cũng chú trọng khai thác tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế du lịch, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, thực hiện các chính sách thu hút đầu tư và cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo những bước phát triển đột phá tạo động lực mạnh đưa huyện đảo Kiên Hải phát triển.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kiên Hải, đã nhấn mạnh yếu tố đảm bảo phát triển ổn định và bền vững, có sự gắn kết giữa các đảo, xã đảo với nhau và với các địa phương ở đất liền. Quy hoạch một số đảo lớn, quan trọng như: Hòn Tre, Lại Sơn, Nam Du thành các đảo có kinh tế phát triển, đồng thời là căn cứ vững chắc để bảo đảm quốc phòng. Phát triển y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, có giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong bố trí quy hoạch, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với quy hoạch bố trí dân cư.
Để làm được điều này huyện Kiên Hải đang huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ du lịch biển, khai thác, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao. Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất từ nghề cá ven bờ sang nghề cá xa bờ gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Đầu tư các đội tàu lớn, hoạt động dài ngày trên biển; đồng bộ các cơ sở hậu cần nghề cá trên một số đảo. Quản lý tốt môi trường tạo thương hiệu sản phẩm hàng hóa uy tín trên thị trường. Tập trung quảng bá, xây dựng thương hiệu nước mắm Lại Sơn trên thị trường.
Trọng tâm phát triển du lịch của huyện Kiên Hải là du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái. Vì vậy cần đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, hạ tầng du lịch. Từng bước đầu tư, xây dựng các cơ sở dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, khu resort, ...), các dịch vụ vui chơi, giải trí phục vụ cho du khách tại các khu vực xã Hòn Tre; khu vực Nam Du - An Sơn. Tập trung xây dựng các công trình ưu tiên đầu tư trong danh mục thu hút đầu tư của tỉnh như: Khu nghỉ dưỡng resort sinh thái Hòn Tre; Khu nghỉ dưỡng resort Bãi Bấc; Khu du lịch Hòn Mấu, Bãi Bàng, Bãi Chén; Dự án lấn biển, khu dân cư Hòn Tre, Hòn Ngang (xã Nam Du); Khu du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản Hòn Bờ Đập...
Phát triển hài hòa giữa kinh tế với bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái rừng - biển. Phát triển du lịch biển với các loại hình như: Tắm biển, lặn biển, chèo thuyền, lướt ván, câu cá, thưởng thức đặc sản, hải sản tươi sống. Đối với hoạt động du lịch sinh thái, chú trọng tổ chức các hoạt động du lịch tham quan, dã ngoại tại các khu vực Lại Sơn, Nam Du với các loại hình như leo núi, cắm trại, du lịch vườn thưởng thức các loại trái cây của địa phương.
Với các giải pháp đồng bộ và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và người dân huyện đảo, hy vọng trong vài năm tới Kiên Hải sẽ có bước phát triển đột phá trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển bổ sung thế mạnh du lịch cho Phú Quốc, Hà Tiên để thu hút du khách đến với Kiên Giang nhiều hơn nữa.
Bùi Công Ba
Theo dulich.petrotimes.vn
Năm khu nghỉ dưỡng ven biển Quy Nhơn Các phòng hướng biển, riêng biệt, tiện nghi, có lựa chọn cho 2 người lẫn gia đình lớn hoặc nhóm bạn, là nơi lưu trú lý tưởng cho những du khách tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng. Seagate Resort Khu nghỉ dưỡng gồm 20 phòng dạng bungalow, nằm ngay bờ bắc đầu cầu Thị Nại, cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 7 km....