Hài hước cùng ‘Sao Hỏa cũng cần mẹ’
Hành trình đi cứu mẹ của cậu bé Milo không chỉ cho ta thấy giá trị của tình mẫu tử mà còn đêm lại những tiếng cười thú vị và sảng khoái.
Bộ phim xoay quanh câu chuyện về cậu bé Milo (9 tuổi) luôn tỏ ra bực tức và không hài lòng về cách dạy dỗ quá nghiêm khắc của mẹ. Mùa hè đến, mẹ của Milo giao cho cậu rất nhiều việc nhà như nhổ cỏ trong vườn và bà cũng bắt câu ăn thật nhiều rau. Milo nghịch ngợm vẽ mặt chị gái thành màu tía làm mẹ cậu không hài lòng. Mẹ phạt cậu phải ở trong phòng.
Sau một cuộc cãi vã với mẹ, Milo bỏ lên phòng mình và chìm sâu vào giấc ngủ. Cậu bé không để ý đến âm thanh của tên lửa vừa đáp xuống ở bên ngoài ngôi nhà. Những người Sao Hỏa đã xông vào nhà Milo và bắt mẹ của cậu đi. Lần đầu tiên, Milo nhận ra mẹ quan trọng đến nhường nào trong cuộc sống của mình. Cậu quyết định theo đuổi cuộc hành trình xuyên qua các hành tinh trên chiếc tàu vũ trụ để tìm kiếm người mẹ yêu dấu bị bọn người sao Hỏa bắt cóc cùng với sự trợ giúp của Gribble – chàng trai có đầu óc siêu việt về công nghệ và một cô gái nổi loạn người sao Hỏa tên Ki.
Được sản xuất bởi đội ngũ đứng sau Monster House và The Polar Express, Mars Needs Moms nói về chuyến đi của Milo để cứu mẹ – một cuộc phiêu lưu bão táp và hài hước trên định dạng 3D của Disney Digital.
“Đây là một bộ phim phiêu lưu nhẹ nhàng,” đạo diễn Simon Wells nói (The Time Machine, The Prince of Egypt). “Mặc dù xuyên suốt bộ phim là về nhiệm vụ khó khăn để giải cứu mẹ khỏi một nhóm người Sao Hỏa, nó được lấp đầy bởi những nhân vật hài hước. Dan Fogler trong vai Gribble luôn luôn tếu táo và diễn ứng khẩu phần lớn vai diễn của anh ta. Và ngay cả một nhân vật nghiêm túc như Supervisor cũng được đảm nhận bởi những diên viên hàng đầu như Mindy Sterling. Toàn bộ dàn diễn viên đã khiến cho bộ phim hài hước hơn khá nhiều.”
Video đang HOT
Phim còn có sự tham gia của Kevin Cahoon trong vai Wingnut và Tom Everett Scott trong vai ông bố. Kịch bản soạn bởi Wells và Wendy Wells dựa trên cuốn sách của Berkeley Breathed. Bộ phim được sản xuất Robert Zemeckis ( Forrest Gump), Jack Rapke, Steve Starkey và Steven Boyd.
Mars Needs Moms được khởi chiếu tại Việt Nam từ 25/3.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đến khi nào mới biết dừng lại?
Lắm lúc tự thấy mình mệt nhoài (Ảnh minh họa)
"Con sắp về nhà à? Về được mấy hôm, để mẹ chuẩn bị sẵn những món con thích?", mẹ hỏi dồn qua điện thoại sau khi tôi gọi báo tin đang xếp hành lý. Tôi ậm ừ: "Dạ, lần này con về là công tác, được đài thọ ở khách sạn. Con sẽ tạt về nhà nếu như rảnh". Chợt nghe giọng mẹ như chùng xuống...
Chuyện của tôi
Tôi 19 tuổi, sinh viên ở thành phố. Khoảng cách 300km để về thăm ba mẹ tại Đà Lạt không phải là quá xa, vậy mà nó như một thử thách, nhất là chuyện thời gian. Sáng sớm phóng đến giảng đường, gắng nhướn mắt lên để dẹp bớt cái choáng váng mệt nhoài vì thiếu ngủ. Từ trưa đến tối mịt, tôi gần như sống ở ngoài đường: ăn, uống, café, chụp hình, làm việc cật lực để hoàn thành bài vở cộng tác cho vài tờ báo, để rồi buổi tối trở về chỉ còn muốn lăn ra ngủ một giấc dài. Nhiều người xung quanh tôi cùng đồng cảnh ngộ. Chúng tôi sống ở một thành phố mà những người trẻ ai cũng khao khát chứng tỏ mình vì sợ thua kém. Tôi dốc hết thời gian của ngày như thế, không có khoảng trống cho chuyện riêng tư.
Dĩ nhiên, nó cũng đem lại những "quả ngọt". Toàn bộ những định nghĩa về cuộc sống sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố, dè sẻn từng đồng, từng cắc, mì tôm triền miên... chưa bao giờ nằm trong trải nghiệm của tôi. Tôi ngồi văn phòng máy lạnh nhiều hơn giảng đường oi bức. Tôi ăn một bữa trưa bằng số tiền cậu bạn sinh viên lãnh lương gia sư nửa tháng. Đến mức khi đang ngồi taxi đi dự một buổi tiệc của giới truyền thông, tôi điếng người khi thấy cô bạn cùng lớp đang bịt khẩu trang, đi liêu xiêu giữa trưa nắng để phát từng mảnh tờ rơi. Tôi chỉ mong cô bạn không thấy mặt mình. Có những cái tôi đạt được dễ khiến các bạn cùng lứa đố kỵ, hoặc thèm muốn.
Lắm lúc tôi thấy mệt nhoài, khi không ai bắt buộc mình phải bắt kịp thời gian. Nhưng biết sao được, tôi đã quen với cách tiêu xài "không giống sinh viên", làm cật lực để dồn cho sắm sửa, sưu tầm, tặng quà mọi người xung quanh. Rồi tôi đành thức trắng hàng đêm để học bù bài vở, đến sáng lại lao ra ngoài kia ồn ã.
Chuyện của người ta
Ít ra tôi còn được hưởng thụ niềm vui từ công việc mình làm ra. Bạn của tôi thì khác. Nam, 26 tuổi, tốt nghiệp đại học ngành du lịch, nhà hàng, nhưng lại lao vào nhiếp ảnh và chụp rất giỏi. Hắn bán chiếc xe máy đang chạy, chịu ở nhà thuê, cơm bụi để sắm một chiếc máy ảnh xịn. Thiện hạ đang trầm trò với những bức hình hắn chụp thì đột nhiên hắn đem máy đi bán, xóa hết hình trên web cá nhân. Rồi nghe hắn được một studio mời làm việc, chưa được bao lâu lại bỏ lại hết, dứt áo ra đi. Hắn lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm, trong túi áo khoác lúc thì là chiếc máy ảnh du lịch "cùi bắp", lúc lại là chiếc máy ảnh chụp phim cũ kỹ. Vẫn kiểu hình ảnh "độc", có phong cách, nhưng hắn lại thuộc dạng "mau chán" và thường chọn cho mình những lần "lột xác" khác nhau đến quái dị.
"Cuộc đời là những chuyến đi"...Nhưng đi đến khi nào thì dừng lại, dù là một chút? (Ảnh minh họa)
Luân, một anh bạn khác của tôi, lại dồn hết toàn bộ niềm vui của mình vào những chuyến đi xa. Từ bỏ một công việc lương khá cao ở một công ty truyền thông vì lý do "chán những thứ áp lực cứ lặp đi lặp lại đều đều", Luân chạy sang làm hướng dẫn viên du lịch chỉ để được "đi cho thỏa chí mà bớt chi phí". Làm được mấy tháng, Luân nhảy sang làm một công việc tự do khác. "Làm công ty du lịch riết cũng oải, phải chăm lo săn sóc người khác, không còn thời gian để tận hưởng riêng". Vậy là cứ thỉnh thoảng Luân lại chuyển công tác, xem giữa những lần "nhảy việc" là hàng loại chuyến "phượt", lúc thì Tây Bắc, lúc thì bắn đạn sơn ở Madagoui, lúc thì miền Tây sông nước. Nghe nói cậu vẫn ở nhà thuê, balô làm bạn, và chưa có điểm dừng.
Chuyện tụi tôi
Đã gần hai năm chưa gặp lại Nam. Luân cũng khó gặp, vì có bao giờ hắn chịu ở yên một chỗ đâu. Thành phố này vẫn chuyển động nhanh đến chóng mặt chẳng ai đợi ai.
Bạn bè gọi rủ rê gom góp sẵn để Tết lên đường du xuân, "phượt" cho sướng. Khái niệm "để dành" hiếm khi nào xuất hiện trong nhóm. Mỗi đứa kinh qua cả... chục nghề khác nhau, hùng hục làm, hiếm hoi lắm mới có được một cuối tuần tụ bạn. Nghe tiếng mẹ thở dài trong điện thoại khi con về quê mà có thể chẳng ghé nhà, rồi nhớ chuyện đám bạn rủ nhau "bỏ hết sự đời" để đi cho sướng chân nhằm ngay dịp Tết, bỗng dưng thấy lòng đắng lại.
"Cuộc đời là những chuyến đi", chuẩn không cần chỉnh. Nhưng đi đến khi nào thì dừng lại, dù là một chút?
Theo Sành điệu
Lời khai ghê sợ của cô giáo giết 3 người Bị cáo Thuận luôn tươi cười trước vành móng ngựa. Phiên xử phúc thẩm vụ án cô giáo Thuận thiêu chết cả nhà anh chồng đã diễn ra và kết thúc với bản án đầy tranh cãi cho Thuận nhưng có mấy ai biết được rằng hành trình điều tra phá án vất vả như thế nào. Suốt cả tháng ròng, các điều...