Hãi hùng xe chiến đấu “khủng” nhất của lính dù Nga
Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M trang bị pháo chính lên tới 100mm có thể bắn cả tên lửa chống tăng qua nòng.
Bộ Quốc phòng Nga vừa cho đăng tải đoạn phóng sự ghi lại quá trình thử nghiệm mẫu xe chiến đấu đổ bộ đường không hiện đại nhất của nước này là BMD-4M tại nhà máy sản xuất xe bọc thép Kurganmashzavod. Dự kiến, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 lực lượng Đổ bộ Đường không Nga (VDV) sẽ đưa vào trang bị mới ít nhất 1.000 BMD-4M.
Xe chiến đấu đổ bộ BMD-4M là phiên bản cải tiến từ BMD-4 được phát triển trên cơ sở mẫu BMD-3, nhưng sở hữu sức mạnh hỏa lực vượt trội.
Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M được nhà máy Kurganmashzavod giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2008 như một biến thể nâng cấp của BMD-4 với việc tăng cường khả năng bảo vệ phi hành đoàn với hệ thống giáp bảo vệ bổ sung mới, cùng với đó là hệ thống động cơ diesel mạnh mẽ có công suất 500 mã lực.
Để đảm bảo các yêu cầu dành cho VDV, trọng lượng tối đa của xe chiến đấu đổ bộ BMD-4M vẫn được giữ ở mức 15 tấn. Tất nhiên nó cũng có khả năng lội nước như các dòng BMD trước đây với tốc độ di chuyển khoảng 10km/h.
Kíp chiến đấu của BMD-4M là 3 binh sĩ và nó có thể chở theo 5 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị. BMD-4M được triển khai từ trên không với đầy đủ phi hành đoàn của mình ở bên trong xe và phương tiện triển khai chính là những chiếc máy bay vận tải quân sự IL-76.
Với động cơ diesel 500 mã lực, BMD-4M có thể di chuyển với tốc độ tối đa 70km/h trên địa hình thông thường hay vượt qua các khu vực có địa hình phức tạp ở tốc độ 45km/h. Tầm tác chiến hiệu quả của mẫu xe bọc thép này là 500km.
Video đang HOT
Quay lại sức mạnh hỏa lực của BMD-4M, nó được trang bị tổ hợp vũ khí mạnh nhất trong các dòng xe bọc thép BMD với tổ hợp pháo Bakhcha-U với pháo chính 100mm 2A70, pháo đồng trục 30mm 2A72 tương tự như trên xe chiến đấu bộ binh BMP-3.
Ngoài việc bắn đạn pháo 100mm, pháo 2A70 cũng có thể phóng tên lửa chống tăng dẫn đường qua nòng pháo chính như 9M117 Bastion, ngoài ra nó còn được trang bị máy nạp đạn tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến. Về cơ bản BMD-4M gần như là một chiếc xe tăng thu nhỏ.
Hệ thống vũ khí phụ của BMD-4M ngoài pháo 30mm 2A72 còn có súng máy đồng trục 7.62mm PKT và súng máy 5.45mm RPK, hai bên tháp pháo cũng được trang bị các ống phóng lựu đạn khói dành cho ngụy trang và chống tên lửa chống tăng dẫn đường.
Các đơn vị VDV của Nga tiếp nhận những chiếc BMD-4M đầu tiên vào tháng 3/2015 và cho tới nay con số này đã bao gồm 250 chiếc bao gồm BMD-4M và BTR-MDM. Đầu năm nay Nga cũng đã tiếp nhận thêm 33 chiếc BMD-4M từ Kurganmashzavod.
Ngoài Nga, hiện Indonesia là nước duy nhất sở hữu xe chiến đấu đổ bộ BMD-4 với số lượng 54 chiếc được ký mua năm 2015.
Việc Nga đưa vào trang bị số lượng lớn BMD-4M trong tương lai là nhằm hiện đại hóa lực lượng đổ bộ đường không của nước này cũng như tiến tới thay thế dần các mẫu xe bọc thép BMD thế hệ cũ. Và thay vì phát triển một chiếc xe tăng hạng nhẹ cho VDV thì Quân đội Nga có thể sử dụng BMD-4M với sức mạnh tương đương.
Theo Kiến Thức
Lính dù và không quân Mỹ diễn tập đánh chiếm sân bay trong 18 giờ
Hai năm một lần, Mỹ tổ chức tập trận phối hợp không quân và lính dù, gọi là JFEX với mục tiêu đánh chiếm bất kỳ sân bay nào trên thế giới chỉ trong 18 giờ!
Vận tải cơ C-130H thả quân dù
Theo The Aviationist, ngày 18.6 qua, JFEX 2016 diễn ra ở căn cứ huấn luyện và thử nghiệm Nevada (NTTR). NTTR đóng vai trò sân bay của đối phương được trang bị máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không hùng hậu, và Sư đoàn dù số 82 phối hợp Không lực Mỹ tổ chức đổ bộ đường không đánh chiếm nơi này.
JFEX do Không lực Mỹ tổ chức, với sự phối hợp của Trường vũ khí Không quân cùng Sư đoàn dù số 82 của Lục quân tổ chức thực hiện, mục tiêu là tạo ra lực lượng phản ứng nhanh toàn cầu chống lại chiến thuật chống tiếp cận/chống thâm nhập (A2/AD).
Lực lượng phản ứng nhanh này có thể đánh chiếm bất kỳ sân bay, căn cứ nào trên thế giới chỉ trong 18 giờ, với sự yểm trợ hùng hậu của các loại máy bay và lính dù, đặc nhiệm cùng các vũ khí hiện đại do máy bay vận tải mang theo.
Máy bay tấn công mặt đất A-10C áp sát căn cứ địch, tấn công mục tiêu đất liền, tháng 6.2016 - Ảnh: Không lực Mỹ
Năm 2016 này, NTTR thủ vai trò của một căn cứ không quân có máy bay chiến đấu, radar, tên lửa phòng không hùng hậu, tạo ra một khu vực chống tiếp cận/chống thâm nhập (A2/AD).
Phía quân xanh gồm một lực lượng máy bay hùng hậu, với 33 chiếc thuộc 9 loại từ chiến đấu cơ đến oanh tạc cơ, trinh sát, cả UAV: F-16CM, F-15C, F-15E, EA-18G, B-52, A-10, E-3, RC-135J, E8, MQ-9. Có 1 bộ chỉ huy tác chiến trên mặt đất. Quân dù của sư đoàn số 82 được 39 máy bay vận tải C-130 và C-17 chuyên chở.
Vận tải cơ C-17 bay đến sân bay đối phương giữa làn khói của tên lửa phòng không bắn lên - Ảnh: Không lực Mỹ
Quân đỏ ở NTTR trang bị 10 máy bay (8 F-16 và 2 A-4) cùng lực lượng mặt đất với các dàn rocket cơ động tầm xa HIMARS. Lực lượng này bảo vệ căn cứ không quân phối hợp các máy bay chiến đấu tạo thành thử thách cao độ cho quân xanh muốn tấn công.
Đầu tiên, các máy bay tấn công mặt đất A-10 bay cực thấp đến sát sân bay triệt hạ các mối đe doạ. Tiêm kích F-16CM, F-15C và oanh tạc cơ B-52 vòng vòng trên cao đánh trả tên lửa phòng không và máy bay đối phương.
Tiêm kích F-15C phóng hoả châu chống trả tên lửa phòng không và yểm trợ tấn công máy bay cùng các hệ thống phòng không đối phương - Ảnh: Không lực Mỹ
Sau khi vô hiệu hoá lực lượng mặt đất và trên không của quân đỏ, đội 39 máy bay C-17A và C-130H thả lính dù và đáp xuống đường băng sân bay mục tiêu để đưa các vũ khí hạng nặng ra như các dàn rocket, xe tăng, pháo binh...
Vận tải cơ C-130H thả quân dù
Vận tải cơ C-17A mang vũ khí và thiết bị quân sự đáp xuống sân bay đối phương - Ảnh: Không lực Mỹ
Lực lượng đặc nhiệm dù cũng nhanh chóng chiếm lĩnh các vị trí vòng ngoài bảo vệ cho sân bay mới chiếm, với sự hỗ trợ hoả lực mạnh của xe tăng và rocket...
Sau đó máy bay vận tải liên tục bay đến bổ sung thêm vũ khí như xe bọc thép chở quân, trực thăng vũ trang, cùng đạn dược.
Quân dù nhanh chóng triển khai bảo vệ căn cứ mới chiếm lĩnh, đánh trả các cuộc phản công
Sau đó máy bay vận tải liên lục đáp xuống sân bay, chở theo các vũ khí hạng nặng khác - Ảnh: Không lực Mỹ
Theo The Aviationist, cuộc tập trận này khó khăn hơn cả kịch bản chiến đấu thực sự. Qua JFEX, sĩ quan trường vũ khí Không quân mới có được thử thách và bản lĩnh để phục vụ.
Xem một cuộc tập trận đổ bộ đường không JFEX 2014 phối hợp giữa Không quân và lính dù Mỹ:
Theo Thanh Niên
Nga lột xác lực lượng đổ bộ đường không Theo kế hoạch, Lực lượng đổ bộ đường không Nga sẽ tái trang bị mạnh mẽ bằng những phương tiện thiết giáp đổ bộ có tính năng cực hiện đại. Phiên bản mới Theo ông Aleksander Klyuzhev - giám đốc hãng sản xuất xe bọc thép Kurganmashzavod, từ nay đến hết năm 2025, Nga sẽ thay thế hoàn toàn các phương tiện bọc...