Hãi hùng xe 4 chỗ tông vào nhà dân khiến nhiều người nguy kịch
Đang lưu thông trên tuyến Quốc lộ 1 hướng từ tỉnh Sóc Trăng đi Bạc Liêu, một chiếc ô tô 4 chỗ bất ngờ bị mất lái đã lao vào cây xăng và một nhà dân ven đường làm cho nhiều người nguy kịch.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 13 giờ 6-9, một chiếc ô tô 4 chỗ mang BKS 51G-197.14 do một nam thanh niên điều khiển (chưa xác định được danh tính) đang lưu thông trên tuyến Quốc lộ 1 theo hướng tỉnh Sóc Trăng đi tỉnh Bạc Liêu.
Hiện trường vụ tai nạn
Khi đến địa phận ấp Xẻo Chích, cách cầu Cả Dầy ( thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) khoảng 200m, thì mất lái lao rất nhanh vào một cây xăng rồi tông thẳng vào cửa hàng chuyên sửa cơ khí nằm kế bên cây xăng.
Sau cú tông mạnh đã làm những người ngồi trên xe bị thương nặng, được người dân đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Ngoài ra, chiếc ô tô gây tai nạn gần như bị hư hỏng nặng, một bảng hiệu của cây xăng bị gãy, nhiều đồ đạc phía ngoài cửa hàng cơ khí cũng bị hư hỏng.
Sôi động chuyển đổi nông nghiệp vùng Bán đảo Cà Mau
Tôm - lúa, lúa - cá, lúa - rau màu, chuyên canh cây ăn quả đang là những mô hình năng động sáng tạo của hàng ngàn hộ vùng Bán đảo Cà Mau.
Video đang HOT
Nông dân HTX nông nghiệp Nam Hưng Bạc Liêu áp dụng kỹ thuật tưới nước ngập khô xen kẽ (AWD). Ảnh: Hữu Đức.
Canh tác lúa tiết kiệm nước
Những năm gần đây ở nhiều địa phương vùng Bán đảo Cà Mau nông dân bắt tay chuyển đổi cây trồng với nhiều mô hình canh tác mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiệu quả.
Trước đây ở các địa phương vùng ven biển ảnh hưởng mặn nên chủ yếu trồng lúa mùa một vụ trong năm. Quá trình chuyển đổi và thực hiện chương trình ngọt hóa, dẫn ngọt về các tỉnh vùng Bán đảo Cà Mau, đất trồng lúa được mở rộng, rồi tăng lên 2 vụ, thậm chí 3 vụ. Thế nhưng gần đây thời tiết cực đoan, hạn - mặn gay gắt, ruộng lúa thiếu nước tưới trở thành bài toán nan giải.
Trước tình hình đó, kỹ thuật tưới "ngập khô xen kẽ" (AWD) được áp dụng, trở thành mô hình canh tác lúa thông minh cho các vùng thường xuyên hạn hán, xâm nhập mặn.
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân lắp đặt ống nhựa theo dõi mực nước ruộng. Ảnh: Khuyến nông Bạc Liêu.
Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Năm Huỳnh) ở ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Phương pháp tưới ngập khô xen kẽ là cấp nước chỉ vừa đủ vào giai đoạn cần nhất cho cây lúa nên không lãng phí nước và bơm cấp nước dư thừa. Cùng với các biện pháp thâm canh tổng hợp, từ 6 năm qua tôi trồng lúa 3 vụ/năm trên 2,2 ha/vụ, vụ nào cũng trúng mùa.
Ông Nguyễn Hoàng Hương, Giám đốc HTX nông nghiệp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, nhận xét: "Tưới ngập khô xen kẽ phù hợp trong canh tác đất lúa 3 vụ, rất hiệu quả. HTX Nam Hưng trước có 40 xã viên đến nay tăng lên 67 xã viên với gần 100 ha. Tất cả đều ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa thông minh, chất lượng lúa tốt được nhiều thương lái đặt mua từ đầu vụ.
Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật Bạc Liêu, tập quán canh tác cũ để làm ra một kg lúa cần tưới khoảng 4.000 - 5.000 lít nước. Áp dụng phương pháp tưới "ngập khô xen kẽ" chỉ cần khoảng 3.000 lít nước. Cùng với gói kỹ thuật 1 phải - 5 giảm, giai đoạn lúa trổ bông cấp nước đúng và kịp thời, lúa trổ đều, đồng loạt, chắc hạt, đảm bảo năng suất cao.
Tỉnh Bạc Liêu có vùng canh tác lúa nằm phía bắc quốc lộ 1A, hằng năm từ tháng 2 đến hết mùa khô luôn thiếu nước. Từ khi nông dân bắt tay tham gia mô hình thì hiệu quả thấy rõ. Từ 30 hộ nòng cốt ban đầu đến nay đã có trên 1.200 hộ áp dụng phổ biến, tiết kiệm nước đáng kể nhất là vào mùa khô hạn.
Bền vững lúa ST - tôm
Bên cạnh những mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ hoa màu (trồng dưa hấu, dưa leo, rau màu...) linh hoạt và hiệu quả, ngày càng lan rộng, thì ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang còn khoảng 160.000 ha áp dụng bền bỉ mô hình luân canh lúa - tôm. Đây là mô hình canh tác đạt hiệu quả cao và gìn giữ môi trường bền vững.
Chọn giống lúa thơm đặc sản ST luân canh tôm - lúa. Ảnh: Hữu Đức.
Trong 20 năm qua, ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng có vùng SX lúa - tôm ổn định hơn 18.000 ha. Hằng năm sau mỗi vụ tôm nông dân chọn gieo trồng các giống lúa ST.
Đây là nhóm giống lúa đặc sản có chất lượng cơm thơm ngon nổi trội so với các giống SX trước đó từ những năm 2001 và 2014. Đặc biệt vài năm gần đây có thêm giống ST24 và ST25 đạt giải cao trong cuộc thi Gạo ngon thế giới, nông dân canh tác giống lúa ST bán giá cao, hiệu quả càng cao.
Theo đó nông dân canh tác mô hình lúa - tôm có xu hướng chọn trồng giống lúa ST. Riêng tỉnh Cà Mau có khoảng 40.000 ha canh tác mô hình này, trong đó có khoảng 50% diện tích tập trung ở huyện Thới Bình. Nông dân canh tác 1 vụ lúa với giống ST và 1 vụ nuôi tôm. Nếu như trước đây nông dân chuộng các giống lúa mùa địa phương dài ngày, thì nay chuyển trồng giống lúa ST thời gian sinh trưởng ngắn có thể né tránh hạn - mặn đến sớm.
Anh hùng Lao động - Kỹ sư Hồ Quang Cua, "cha đẻ" giống lúa ST, cho rằng: Ông cùng với nhóm cán bộ nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng qua nghiên cứu bộ giống lúa ST đã lần lượt cải tiến đáng kể về thời gian sinh trưởng và đặc tính ưa thích của người tiêu dùng về phẩm chất gạo.
Lấy mốc trong 10 năm, từ 2008 (giống ST20) đến 2018 (ST24), chu kỳ sinh trưởng đã giảm 10 ngày. Chu kỳ sinh trưởng sớm hơn giúp né mặn tốt hơn. Thân cứng chắc hơn giúp chống đổ ngã làm phẩm cấp cao hơn... Nhờ vậy, giống lúa thơm ST trồng ở vùng lúa - tôm ven biển Bán đảo Cà Mau đang lan rộng.
Chuyên canh cây ăn quả đặc sản
Để phát huy lợi thế cây trồng bản địa, ở vùng ngọt và lợ phía hạ nguồn sông Hậu thuộc tỉnh Sóc Trăng có nhiều nhà vườn chuyển đổi cơ cấu cây ăn trái chuyên canh theo định hướng 6 loại cây có giá trị kinh tế cao: Nhãn, bưởi, cam, xoài, vú sữa, mãng cầu.
Qua 2 năm cải tạo đất vườn, loại bỏ những cây tạp, trồng giống cây mới đảm bảo cho chất lượng trái ngon, đồng thời tổ chức thành lập HTX, tổ hợp tác, các nhà vườn liên kết với các công ty T&T, Chánh Thu... chuyên xuất khẩu trái tươi vào thị trường cao cấp. Kết quả các lô hàng đầu tiên bưởi Năm Roi, vú sữa, xoài... lần lượt xuất sang Mỹ và tiêu thụ tốt. Thị trường nội địa, nhà vườn trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn sạch, liên kết tiêu thụ với Vineco.
Sóc Trăng đã xuất khẩu vú sữa tím sang Mỹ. Ảnh: Hữu Đức.
Anh Võ Văn Vũ, cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sóc Trăng, nhận xét: Trong chuyển đổi cây trồng quan trọng nhất là định hướng đầu ra và hình thành liên kết SX và tiêu thụ. Chất lượng giống cây cần được cải thiện, trái phải ngon, xuất khẩu tốt.
Theo cách này, các giống nhãn Idol, Thanh Nhãn... đã được cấp mã Code vùng trồng 21 ha của HTX An Phú Hưng (huyện Cù Lao Dung), An Thạnh Tây (huyện Kế Sách). Xoài Cát Chu có HTX An Thạnh, An Lạc Tây. Vú sữa tím của 2 HTX Trinh Phú, HTX Quyết Thắng, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh của HTX Thành Công, xã Kế Thành, huyện Kế Sách...
Bước đầu cho thấy kết quả chuyển đổi vườn chuyên canh đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo tiền đề tỉnh Sóc Trăng xây dựng kế hoạch 5 năm tới (2021-2025) thực hiện dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tập trung.
Đến năm 2025 diện tích vườn cây ăn trái Sóc Trăng đạt 33.000 ha chuyên canh các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao với 6 chuỗi giá trị cây ăn trái. Từ năm 2021 xây dựng 12 HTX và củng cố mở rộng 14 HTX nhằm liên kết nông dân trong SX và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng 2 nhà máy chế biến trái cây.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng là một trong các thử thách lớn ở vùng ĐBSCL. Trong đó vùng Bán đảo Cà Mau được xem là nơi "đầu sóng, ngọn gió", cần định hình chuyển đổi, phát triển kinh tế từ ưu thế tài nguyên bản địa.
Bạc Liêu thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc Xác định thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, những năm qua, Bạc Liêu từng bước cụ thể hóa và vận dụng linh hoạt các chính sách vào thực tiễn. Qua đó, góp phần chăm lo...