Hãi hùng với hậu trường đóng phim cổ trang
Những nỗi sợ hãi của diễn viên phim cổ trang còn đến từ dây cáp treo, những bữa cơm hộp khốn khó hay chuyện bị chấn thương như cơm bữa, luôn thường trực mỗi khi ra trường quay.
Bị thương khi đóng cảnh hành động, giao đấu là chuyện thường tình
Chuyện diễn viên bị chấn thương khi đóng những pha hành động là điều không khó bắt gặp ở bất kỳ đoàn phim cổ trang nào. Nữ ca sĩ Lý Vũ Xuân khi tham gia bộ phim Huyết trích tử cũng từng bị thương ở đầu gối, máu chảy đầm đìa. Nam tài tử Lương Triều Vỹ trong thời gian quay Nhất đại tông sư đã bị gãy xương sau một cú đá của đồng nghiệp.
Tương tự, nam diễn viên Ngô Chấn Ninh đã bị bỏng nặng khi quay bộ phim Chiến quốc… Đó là những chấn thương thường gặp và có thể coi “như cơm bữa” đối với các diễn viên, đoàn phim quay phim cổ trang.
Nam ca sĩ, diễn viên Nhậm Hiền Tề bị giáo đâm chấn thương khi đóng phim cổ trang.
Có không ít trường hợp trong quá trình đóng phim bị thương đã phải chịu mang di chứng suốt đời. Trường hợp ngôi sao võ thuật Chân Tử Đan khi ngồi phỏng vấn thường liên tục đổi thư thế sau một vài phút, anh tiết lộ: “Đóng phim bao năm như vậy, toàn thân khắp người toàn vết thương, đốt sống không còn dẻo dai, vì vậy nếu không thay đổi tư thế ngồi sẽ khiến cơ thể vô cùng đau nhức”.
Ngôi sao Diệp Vấn cho biết thêm, nếu đi chụp X-quang sẽ thấy bộ xương của anh gần như không còn hoàn thiện, các đốt xương đều không nằm đúng vị trí ban đầu. Ngay đến nữ diễn viên Lý Băng Băng sau nhiều năm đóng phim hành động, khi ngồi lâu cô cũng không chịu được và thường xuyên phải thay đổi tư thế, mỗi khi đi đâu cô đều phải mang theo một vài cái gối dựa lưng.
Cảnh bay lượn biến dây cáp thành con dao hai lưỡi
Trong các phim võ hiệp cổ trang, người xem dễ dàng bắt gặp những cảnh các đại hiệp bay nhảy, phi thân trên không trung không khác có phép thần thông. Nhiều người đều biết, để thực hiện những cảnh bay lượn trên không như vậy, đạo cụ tối thiểu mà đoàn phim sử dụng tới là cáp treo. Thế nhưng điều ít ai biết, độ nguy hiểm mà dây cáp treo mang lại cho người diễn viên là vô cùng lớn, thậm chí hủy hoại một đời diễn viên.
Trước khi thực hiện cảnh quay với cáp treo, đầu tiên diễn viên phải được trang bị lớp áo giáp bằng da cá sấu, càng thắt chặt vào người càng an toàn. Mặc bộ giáp bảo hộ trên không khác mang gông trên người, đặc biệt gây khó khăn cho việc hô hấp cũng như ăn uống. Khi diễn viên bị treo trên không trung, họ còn phải thực hiện những động tác đi lại, biểu diễn tay chân cũng như toàn bộ cơ thể sao cho thật linh hoạt và uyển chuyển.
Huỳnh Hiểu Minh bó bột trên giường bệnh sau khi bị chấn thương từ bộ phim Bạch phát ma nữ.
Ngoài ra, biểu cảm khuôn mặt cũng là điều không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, những động tác của diễn viên còn phải làm sao phối hợp thật nhịp nhàng với kỹ xảo đồ họa vi tính, thậm chí có khi diễn viên thường xuyên phải “diễn chay”, đấm đá với người vô hình trên không trung, phải vận dụng trí tưởng tượng cao độ trong diễn xuất.
Những trường hợp đen đủi với diễn viên khi quay với cáp treo trên không trung cũng xảy ra không ít. Có lần nam diễn viên Minh Đạo bị dây cáp thắt chặt 5 tiếng đồng hồ, đến nỗi bị sung huyết mũi, đau đớn vô cùng.
Hay như trường hợp nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh đầu năm quay bộ phim Bạch phát ma nữ, khi quay cảnh với cáp treo và gặp cơn gió mạnh, không may bị rơi từ trên cao xuống, dẫn đến tay trái và đầu gối trái bị chấn thương nặng, gãy xương hai ngón chân trái. Sau tai nạn trên, Huỳnh Hiểu Minh được đưa tới bệnh viện bó bột và nhiều tháng liền phải đi nạng, đến nay việc đi lại của anh vẫn chưa hoàn toàn bình phục hẳn.
Nhục hình tra tấn
Không phải những cảnh hành động giao đấu phim cổ trang ít đi đã được coi là nhẹ nhàng, bởi những cảnh tra cấn, nhục hình cũng khiến các diễn viên cảm thấy vô cùng “khó tiêu”. Trong bộ phim Cung tỏa trầm hương là một ví dụ, nữ diễn viên Chu Đông Vũ đã phải chịu cảnh tra tấn vô cùng đau đớn, không những phải đi chân trần trên nền tuyết, mà còn bị châm kim vào người, té nước lạnh lên cơ thể…
Video đang HOT
Quan Cúc Anh phải chịu đau đớn khi đóng cảnh đại nhục hình.
Sau cảnh quay trên, Chu Đông Vũ đã bị viêm phổi vì quá lạnh. Với nữ diễn viên Quan Cúc Anh khi vào vai nhân vật Nguyễn Thúy Vân trong bộ phim Cung Tâm Kế, mặc dù là đóng phim nhưng cô phải làm thật với cảnh nhục hình kẹp 10 đầu ngón tay nhiều lần trong nhà lao. Sau đó cô còn phải tự tay tát túi bụi vào mặt nữ diễn viên Dương Di. Khi được phỏng vấn về phân cảnh trên, Quan Cúc Anh vẫn còn chưa hết áy náy: “Tôi đã phải dùng đạo cụ và tát không ngừng vào miệng Dương Di, sau cảnh quay đó thì miệng của Dương Di cũng bị sưng tấy lên”.
Phim cổ trang còn có những cảnh nôn ra máu, ho ra máu… cũng là những cảnh mà người xem thường gặp nhất. Trong bộ phim Binh pháp Tôn Tử cũng có cảnh quay như vậy, sau khi nhân vật Địch Thiên (Hứa Hoàn Vũ) bị trúng độc và ngã vào lòng Tôn Vũ (Chu Á Văn), thế nhưng đạo diễn Triệu Tiễn chưa thực sự hài lòng với cảnh Địch Thiên trúng độc và ói ra máu, vì vậy cảnh trên khiến Hứa Hoàn Vũ phải uống hết cốc nước giả máu rồi phun ra, rồi lại uống và phun. Được biết, thứ máu nhân tạo này được làm từ mật ong phá với phẩm màu, thế nhưng cảnh máu me này khiến thành viên đoàn phim nhìn thấy cũng cảm thấy xót ruột và sợ hãi.
Ăn mì đến phát ói
Trong các bộ phim cổ trang, nơi các đáng giang hồ hảo hán tụ tập trà dư tửu hậu, được gọi là khách lầu, quán trọ. Những nơi như vậy, người xem thường bắt gặp cảnh các nhân vật ngồi quây xung quanh bàn và ăn như “thần trùng mở mả”. Thế nhưng trên thực tế trường quay, những món ăn có vẻ ngon mắt nhưng khó nuốt vô cùng, tưởng “ngon ăn” nhưng không hề như những gì mắt thấy.
Huỳnh Hiểu Minh đã hối hận sau khi ăn hết hộp cơm của bữa tối, để rồi nôn ọe với cảnh phim ăn mỳ diễn ra sau đó.
Vì những chuyện giang hồ thường diễn ra ở trung nguyên, do vậy những cảnh ăn mì thường xuyên bắt gặp trên phim. Những cảnh người xem thấy diễn viên liên tục gắp mì cho vào miệng, đó chắc chắn là những cảnh được quay đi quay lại nhiều lần nhất, sau đó được ghép lại.
Lấy ví dụ trường hợp nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh khi quay bộ phim Long phiếu cũng phải diễn cảnh ăn mì “khốn khổ” này. Thực tế thì trước khi quay cảnh trên, đoàn phim vừa ăn tối, trong khi theo kịch bản, Huỳnh Hiểu Minh phải đóng cảnh “ăn như chết đói”, phải làm sao thể hiện được trạng thái người bị đói 3 ngày không ăn uống gì. Lúc này ngôi sao của Lộc đỉnh ký mới thực sự thấy hối hận vì khi chiều đã chót ăn hộp cơm tối.
Không còn cách nào khác, khi đạo diễn hô diễn, Huỳnh Hiểu Minh ngay lập tức phải “vật lộn” với bữa “đại tiệc mì” của một kẻ đói lâu ngày không được ăn. Cuối cùng, Huỳnh Hiểu Minh không nhớ nổi anh đã phải ăn bao nhiêu bát mì và quay đi quay lại bao nhiêu lần thì cảnh quay mới hoàn thiện và đúng ý đạo diễn. Ý nghĩ duy nhất trong đầu của anh là chỉ muốn ói tất cả số mì vừa ăn khi nãy.
Điều kiện ăn uống cực khổ với dưa muối trộn cơm
Như đã biết, nhiều đoàn phim cổ trang thường phải chọn bối cảnh quay tại những nơi hoang sơn cùng cốc, ít người sinh sống, vì vậy điều kiện sống đối với các thành viên đoàn cũng vô cùng khó khăn và vất vả. Và để tìm được một khách sạn hay nhà nghỉ có nóng lạnh 24/24h thì coi như đã là một vận may lớn với cả đoàn.
Cơm hộp dành cho diễn viên là trường hợp thường bắt gặp trong các đoàn phim.
Về vấn đề ăn uống, những ngôi sao lớn trong đoàn sẽ được ưu ái với những suất cơm hộp đầy đặn hơn. Thế nhưng với phần đa thành viên khác trong đoàn, những diễn viên và nhân viên đoàn phim đều được phát mỗi người một hộp cơm bình dân như nhau. Khi đến hàng cơm, mọi người trong đoàn phải xếp hàng chờ nhận suất cơm của mình như thời bao cấp.
Mỗi hộp cơm nhỏ như vậy, nhưng với những đoàn phim phải quay ròng rã hàng tháng trời, với đội ngũ nhân lực đông đảo sẽ ngốn một khoản kinh phí vô cùng lớn. Khoản tiền này luôn được nhân viên phụ trách ăn uống của đoàn giữ bí mật tuyệt đối. Điều này dấy lên những nghi vấn, nếu đoàn phim muốn cắt xén hay ăn bớt, việc dễ dàng nhất là đánh vào những hộp cơm của thành viên đoàn
Theo Trithuctre
Những nữ nhân vật phản diện vừa thương vừa giận của TVB
Trong phim truyền hình của hãng phim danh tiếng xứ cảng thơm không chỉ có nhân vật chính diện hiền lành, đáng thương, mà còn những người đầy tâm kế, mưu mô.
Xa Thi Mạn - Chu Chỉ Nhược trong "Thanh kiếm Đồ Long"
Chu Chỉ Nhược là một trong những vai diễn nặng ký đầu tiên TVB giao cho Xa Thi Mạn. Nhờ vai diễn này, cô đã chiếm được nhiều tình cảm của khán giả và dần dần xóa bỏ được cái mác "bình hoa di động".
Chu Chỉ Nhược vốn là cô gái hiền lành, lương thiện, do bị sư phụ bức ép nên đã trộm hai bảo vật Ỷ Thiên Kiếm - Đồ Long Đao. Ngày thành hôn, Vô Kỵ bỏ cô để đi theo Triệu Mẫn. Thế là từ chỗ yêu sâu đậm, cô đã nuôi hận thù và trở nên tàn ác.
Khán giả không hoàn toàn ghét nhân vật của cô, bởi vì họ cảm nhận được hoàn cảnh bi ai và đầy trắc trở của Chu Chi Nhược. Xa Thi Mạn đã rất thành công khi khắc họa một Chu Chỉ Nhược tàn ác, đầy hận thù nhưng cũng rất đáng thương.
Dương Di - Diêu Kim Linh trong "Cung tâm kế"
Vai diễn phản diện đầu tiên này là một thách thức không nhỏ trong sự nghiệp diễn xuất của Dương Di. Tuy nhiên, do một số người cười nhạo và nói rằng cô không có khả năng đóng vai phản diện nên cô đã lập quyết tâm thể hiện thật tốt vai diễn này để chứng minh những nhận định trên của mọi người là hoàn toàn sai lầm.
Dương Di đã rất xuất sắc thể hiện một Diêu Kim Linh bất chấp thủ đoạn chỉ vì danh vọng, quyền lợi. Nhưng tất cả điều trên đều có thể hiểu được là vì Kim Linh muốn bảo vệ chính bản thân mình, không muốn khuất phục trước một ai. Có lẽ vì thế, vai diễn phản diện này đã mang đến cho cô giải thưởng Nữ nhân vật truyền hình được yêu thích nhất năm 2009và đưa tên tuổi cô lên vị trí Hoa Đán của TVB.
Hồ Hạnh Nhi - Đông Giai Nguyên Uyển trong "Vạn phụng chi vương"
Hồ Hạnh Nhi đã rất xuất sắc hoàn thành vai diễn với nhiều chuyển biến tâm lý phức tạp của nhân vật. Cô vào vai Hoàng hậu Nguyên Uyển, từ một cô gái hiền lành, tham vọng quyền lực của gia đình đã khiến Nguyên Uyển dần trở nên nham hiểm, độc ác.
Để chiếm trọn trái tim của hoàng thượng và bảo vệ ngôi vị mẫu nghi thiên hạ, cô không từ bất cứ thủ đoạn nào để trừ khử cái gai trong mắt, đặc biệt là Y Lan. Đến khi con trai cất tiếng khóc chào đời trong bệnh tật, tình mẫu tử thiêng liêng đã khiến hoàng hậu thành tâm sám hối, không màng đến quyền lực.
Nhờ vào sự hối hận, quay đầu lại ở cuối phim đã giúp nhân vật Nguyên Uyển chiếm được nhiều tình cảm của khán giả hơn là ghét. Nhờ vai diễn phản diện này, Hồ Hạnh Nhi đã trở thành Ảnh hậu TVB 2011.
Từ Tử San - Cao Thanh Văn trong "Trò chơi sắc đẹp"
Trong phim, Từ Tử San vào vai một Cao Thanh Văn hồn nhiên, vui vẻ, sau khi đăng quang trong một cuộc thi sắc đẹp thì dấn thân vào làng giải trí. Những cạm bẫy, mâu thuẫn, những va chạm đầu đời đã biến cô thành một con người thủ đoạn, mưu mô. Những ai từng hại cô sẽ có kết cục không được tốt đẹp.
Ánh mắt sắc sảo, cùng với khuôn mặt lạnh lùng đã khiến người xem bao lần phải thót tim với nhân vật Cao Thanh Văn của Từ Tử San. Nhưng nhân vật Cao Thanh Văn của cô không muốn phải dùng chiêu trò để hại người khác. Chỉ vì sự phản bội của người bạn thân, sự tranh giành ngôi vị Nhất tỷ đài truyền hình và vòng cuốn của sự nổi tiếng đã khiến cô một lúc lầm đường lỡ bước.
Nhân vật của cô ở cuối phim cũng đã phải trả giá bằng sắc đẹp của mình. Đó như một thông điệp gửi đến cho bao bạn khán giả trẻ với mong muốn được nổi tiếng nhanh chóng.
Tạ Tuyết Tâm - Quách Thái Hậu trong "Cung tâm kế"
Nữ diễn viên gạo cội của TVB Tạ Tuyết Tâm chuyên trị những vai ác và cô đã tỏa sáng với vai Quách Thái Hậu trong Cung tâm kế. Cô đã thực sự sống với vai diễn Quách Thái Hậu. Từng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt cùng với lời nói đều thể hiện được một thái hậu quyền lực, ngang ngạnh và thâm độc.
Tuy có nhiều lúc làm khán giả căm ghét, nhưng bên cạnh đó tất cả những gì Quách Thái Hậu làm đều có thể hiểu, bà chỉ một lòng giữ ngôi vị hoàng đế vững chắc cho con trai của mình. Dù chỉ là nhân vật phụ trong phim, nhưng chắc chắn nhân vật Quách Thái Hậu đã để lại một ấn tượng rất sâu sắc trong lòng người xem.
Quan Cúc Anh - Vương Tú Cầm trong "Sóng gió gia tộc"
Quan Cúc Anh hóa thân vào vai người vợ nhỏ Vương Tú Cầm, ngoài mặt tỏ vẻ hiền lành nhưng trong lòng luôn đố kỵ, ghen tức với người vợ lớn. Bà muốn độc chiếm tất cả tài sản của chồng mình. Lòng tham vô đáy của bà đã khiến cho cuộc sống bình yên của nhà họ Đường bị xáo trộn.
Nụ cười trên môi của Quan Cúc Anh trong phim đầy vẻ nham hiểm và xảo quyệt khi vào vai Vương Tú Cầm. May mắn thay, bà đã nhận ra được lầm lỗi của mình và làm lại từ đầu dẫu có muộn màng. Khán giả đã đồng cảm được điều đó nên vai diễn này đã đưa Quan Cúc Anh đến ngôi vị Thị hậu của TVB năm 2007.
Mễ Tuyết - Ân Hồng trong "Sức mạnh tình thân"
Xảo quyệt, thủ đoạn, tham lam, nham hiểm đó chính là những tính cách của nhân vật Ân Hồng do Mễ Tuyết đảm nhận. Bề ngoài luôn tỏ vẻ mình là người bị hại, đáng thương nhưng tận trong thâm tâm là một người phụ nữ độc tài, thâm độc. Những ai không nghe lời bà thì bà sẽ giở mọi thủ đoạn để hãm hại.
Nhưng những gì Ân Hồng làm đều là vì muốn giữ chân người chồng và muốn gia đình hạnh phúc. Nhưng suy nghĩ lệch lạc của bà đã khiến cho biết bao người phải đau khổ, kể cả bản thân bà. Với nét diễn sắc sảo, mặn mà và đầy thuyết phục, vai diễn đã giúp Mễ Tuyết giành lấy ngôi vị Ảnh hậu TVB 2008.
Ôn Bích Hà - Phan Kim Liên trong "Mối hận Kim Bình"
Vẻ đẹp quyến rũ, ngọt ngào có sẵn cộng với lối diễn xuất tự nhiên, Ôn Bích Hà đã thể hiện một Phan Kim Liên rất chân thực trên màn ảnh. Từ dáng đi, cử chỉ điệu bộ đến cái liếc mắt đưa tình của cô đều toát lên vẻ gợi cảm, gây ấn tượng mạnh với khán giả.
Bên cạnh vẻ quyến rũ, Phan Kim Liên cũng là một cô gái nham hiểm, thâm độc sẵn sàng hại người khác để đạt được mục đích cho dù là tỷ muội tình thâm. Nhưng những tâm kế, tính toán đó đều bắt nguồn từ những bất công, đau khổ trong cuộc sống của Phan Kim Liên. Ôn Bích Hà đã khiến cho khán giả vừa giận, vừa thương cho nhân vật của mình.
Lê Tư - Hầu Giai Ngọc Dinh trong "Thâm cung nội chiến"
Vẻ bề ngoài ngây thơ và trẻ con nhưng bên trong đầy toan tính và thù hận, Ngọc Dinh dùng mọi mưu mẹo, thủ đoạn để đạt được mục đích là giành sự chú ý của hoàng thượng mà bất chấp cả người cô yêu.
Ánh mắt sắc lẹm, đôi môi đỏ thắm cùng với nụ cười nhoẻn miệng bí hiểm đã tạo nên một Hầu Giai Ngọc Dinh thông minh, sắc sảo nhưng không kém phần mưu mẹo, tâm kế.
Tuy nhiên, nhân vật của cô lại có một kết cục bi thảm khiến khán giả thương hơn là giận. Những tâm huyết Lê Tư dồn vào vai diễn được đền đáp xứng đáng bằng giải thưởng Ảnh hậu TVB 2004.
Theo Trí thức trẻ
5 nhân vật đại hiệp hấp dẫn phụ nữ nhất phim Kim Dung Từ 14 tác phẩm, những người say mê truyện và phim võ hiệp của nhà văn Kim Dung đã chọn ra 5 nhân vật đại hiệp có sức hút đối với nữ giới. Đáng tiếc, những Trương Vô Kỵ, Vi Tiểu Bảo, Quách Tĩnh... không có tên trong danh sách này. Dương Quá Dương Quá là con trai duy nhất của Dương Khang...