Hãi hùng “tín dụng đen”
Gần 4.500 vụ việc liên quan đến tín dụng đen đó là con số mà Cục CSHS- Bộ Công an thống kê, xảy ra từ năm 2010 đến nay. Kèm theo đó là hàng loạt tội danh: gây rối trật tự, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản, thậm chí giết người…
Một nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” bị bắt giữ
Hợp đồng… cướp nhà
Video đang HOT
Nghe “đồn” nhiều về cách tính lãi suất kinh khủng của dân làm “tín dụng đen”, nhưng chúng tôi thực sự choáng khi đọc lá đơn trình báo của chị Vương Thị H., 39 tuổi, quê Khoái Châu, Hưng Yên, gửi đến cơ quan chức năng.
Sau nhiều năm tích cóp, vợ chồng chị H. mua được 2 ngôi nhà ở Hà Nội, 1 ở quận Hoàn Kiếm, 1 ở quận Ba Đình. Vì không có hộ khẩu Hà Nội nên vợ chồng chị H. đã phải nhờ một người họ hàng đứng tên trong giấy chứng nhận nhà đất (“sổ đỏ”). Một thời gian sau đó, tình cờ vợ chồng chị H. biết được người họ hàng của mình, do thua lỗ làm ăn nên đã lén mang thế chấp giấy tờ cả 2 ngôi nhà trên để vay “tín dụng đen” của một công ty có trụ sở ở quận Cầu Giấy. Tổng số tiền vay là 900 triệu đồng, chia làm 2 đợt vào tháng 8 và tháng 10-2009.
Cùng với đơn trình báo gửi cơ quan chức năng, vợ chồng chị H. gửi bản hợp đồng “Vay và cho vay tiền” giữa người họ hàng của mình với công ty cho vay. Rất tinh vi, hợp đồng chỉ thể hiện số tiền cho vay còn nội dung lãi để trống, kèm theo ghi chú: “Lãi suất do bên B (tức bên đi vay) đi tham khảo ở thị trường vay vốn và tự đề nghị thỏa thuận với bên A. Thời hạn vay trong 2 tháng, và “đến hạn thanh toán, nếu bên B không thanh toán cho bên A số tiền đã vay thì bên B tự nguyện để bên A được quyền sử dụng biện pháp tịch thu và thanh lý tài sản của bên B để thu hồi vốn, gồm: tiền gốc và tiền lãi. Việc định giá của tài sản bị tịch thu do bên A sẽ quyết định” (trích nội dung bản hợp đồng vay tiền của người nhà chị H).
Khi số tiền lãi suất phải trả quá cao, người nhà chị H. đã bỏ trốn. Người của công ty cho vay đi tìm, gặp được, và theo tường trình của chị H., thì họ đã ép con nợ phải ký thêm hợp đồng vay hơn 1,2 tỷ đồng. Thực chất đó là số tiền lãi “khủng” tính đến tháng 3-2010 mà người nhà chị H. còn nợ công ty cho vay. Tháng 5-2012, vợ chồng chị H. tiếp xúc được với công ty cho vay tiền, “xin” trả nợ cả gốc lẫn lãi là 2 tỷ đồng. Nhưng “bên A” nhất mực đòi con số… 4 tỷ đồng mới chịu trả giấy tờ nhà. “Thời điểm này, chúng tôi bán cả 2 ngôi nhà may ra mới được 4 tỷ đồng. Như vậy là công ty đó đã cố tình chiếm đoạt cả 2 ngôi nhà của chúng tôi”, chị H. “kêu cứu” trong đơn.
Nạn nhân một vụ vay lãi suất cao, chậm trả và bị đánh đập tại quận Hai Bà Trưng
Thua thiệt – bên vay lĩnh đủ
Trong số gần 4.500 vụ việc liên quan đến “tín dụng đen” xảy ra từ năm 2010 đến nay, có khoảng 100 vụ lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn với lãi suất cao do người dân tự huy động, với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến gần 4.500 tỷ đồng. “Nhiều vụ vỡ nợ lớn, số tiền vay nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm cho hàng trăm gia đình điêu đứng, trắng tay, ảnh hưởng đến ANTT địa bàn”, lãnh đạo Cục CSHS nhận xét. Tại Hà Nội, có thể kể đến những vụ vỡ nợ “khủng” như vợ chồng Quang – Quyên (thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng), với số tiền khoảng 300 tỷ đồng vụ Nguyễn Thị Cúc (Phú Xuyên) lừa đảo chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng vụ Nguyễn Văn Hải (Từ Liêm), lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng, mà bị hại chủ yếu là… người thân của anh ta. Cũng tại Hà Nội, hàng loạt đối tượng, ổ nhóm hoạt động liên quan đến “tín dụng đen” đã bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.
Trong giao dịch vay – cho vay của “tín dụng đen”, bên đi vay bao giờ cũng chịu phần thiệt, về lãi suất vay phải trả hàng ngày, hàng tháng, lẫn sự đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nếu chậm trả nợ. Phân tích từ những băng nhóm, đối tượng liên quan đến “tín dụng đen” từng bị xử lý, dễ nhận thấy hoạt động trong lĩnh vực này thường là những đối tượng có tiền án, tiền sự, côn đồ, sẵn sàng dùng các thủ đoạn tàn ác, trái pháp luật với con nợ và gia đình họ để thu hồi các khoản tiền lãi cắt cổ và nợ gốc. Đối tượng cho vay luôn lợi dụng chuyển hóa việc vay nợ bằng phương thức mua bán, thế chấp tài sản có giá trị (như nhà đất, ô tô) với giá thấp có công chứng, sau đó buộc con nợ phải làm thủ tục bán cho đối tượng nhằm hợp pháp hóa việc cho vay. Đến kỳ hạn mà không thanh toán, chủ nợ sẽ có “biện pháp mạnh” uy hiếp con nợ phải trả tiền lãi, gốc, thậm chí bắt giữ trái pháp luật, sát hại nếu con nợ không trả tiền.
Vụ án Vũ Minh Trí cùng đồng bọn bắt giữ người trái pháp luật ở quận Đống Đa vì số tiền vay – cho vay chưa đến 500 triệu đồng, Trí cùng đồng bọn đã khống chế con nợ, khiến người này vì uất ức, sợ hãi phải thắt cổ tự vẫn. Hay gần đây nhất là vụ Hà Phương Lương dùng súng bắn bị thương 1 người rồi dùng quả nổ tự sát, xảy ra ở quận Tây Hồ… Rà soát, xử lý kiên quyết các đường dây, đối tượng hoạt động “tín dụng đen” ngăn chặn không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến đòi nợ thuê. Đó là một trong những yêu cầu của Cục CSHS với công an các địa phương trong thời gian tới. Tuy nhiên, sẽ thiết thực và giảm phức tạp hơn cả, là từ chính nhận thức và hành động của mỗi người dân: không nên sa chân vào trò vay nợ luôn tiềm ẩn rủi ro này!
Theo ANTD
Đằng sau quyết định ban hành văn bản trái luật
Chiều 27.11, Cơ quan điều tra - Viện KSND Tối cao ra quyết định khởi tố ông Nguyễn Văn Hiệp - Phó Chánh án TAND TP.Bạc Liêu - vì ban hành văn bản trái pháp luật. Phía sau việc ban hành văn bản này có liên quan đến nhiều cơ quan.
Không thi hành án, đã cho tặng tài sản
Liên quan đến việc ông Nguyễn Văn Hiệp ban hành văn bản trái pháp luật xuất phát từ một vụ án ly hôn, đòi phân chia tài sản giữa ông Nguyễn Thế Tiếng và bà Nguyễn Kim Sang.
Theo bản án số 6/2009/HN&GĐPT ngày 23.4.2009 của TAND tỉnh Bạc Liêu, quyết định: "Anh Nguyễn Thế Tiếng được toàn quyền sử dụng các tài sản cụ thể sau: Nhà và 300m2 đất ở tại thửa 70, tờ bản đồ số 20 theo giấy CNQSH và QSDĐ do tỉnh Bạc Liêu cấp ngày 6.4.2000 154,80 m2 đất vườn tại bản đồ số 20 thửa 70-2 được UBND tỉnh Bạc Liêu cấp ngày 17.9.1999 910m2 đất tại bản đồ số 19 thửa 70-1,72-2 do UBND tỉnh cấp ngày 17.9.1999 (toàn bộ nhà và vật kiến trúc gắn liền các phần đất nêu trên cùng tọa lạc tại số B04/27A khóm Trà Kha A, P.8, TX.Bạc Liêu, nay là TP.Bạc Liêu) chấp nhận yêu cầu của chị Sang đòi anh Tiếng phải trả 25 lượng vàng 24K.
Theo hồ sơ vụ án, sở dĩ ông Tiếng có khối tài sản này là do bán căn nhà tại TP.Cà Mau. Căn nhà là tài sản chung giữa ông Tiếng và vợ là Tô Hồng Mai. Khi còn sống, ông Tiếng cam kết với bà Mai và gia đình khi bà Mai chết sẽ giao toàn bộ tài sản cho hai con là Nguyễn Thế Hiền và Nguyễn Hồng Anh khi hai con lớn (có xác nhận của chính quyền). Năm 1998 ông Tiếng sống với bà Sang (không có giấy kết hôn), sau đó, bà Sang xin ly hôn.
Khi án có hiệu lực thì lại có phát sinh, hai con ông Tiếng là Nguyễn Thế Hiền và Nguyễn Hồng Anh đòi cha giao tài sản lại cho mình. Ngày 4.5.2011, TAND TP.Bạc Liêu ban hành QĐ số 14/2001/QĐST-DS do thẩm phán Nguyễn Văn Hiệp ký với nội dung công nhận cho ông Hiền, bà Hồng Anh toàn bộ tài sản của ông Tiếng. Trong trường hợp ông Tiếng không trả được nợ, sẽ phát mại tài sản, phần còn lại giao cho hai con là Hiển và Hồng Anh.
Ngay sau khi QĐ 14 có chỉ 3 ngày, ông Tiếng đã tiến hành các thủ tục tặng, cho hai con một phần tài sản.
Chưa gây hậu quả
Tại hợp đồng cho, tặng giữa ông Tiếng và hai con chỉ một phần gồm 300m2 đất thổ cư và 154,80m2 đất vườn. Dù biết đây là tài sản đã được Cơ quan thi hành án đang kê biên, nhưng phòng Công chứng số 1 Bạc Liêu vẫn chứng nhận cho ông Tiếng tặng, cho ông Hiền và bà Hồng Anh.
Ngày 14.6.2011 UBND TP.Bạc Liêu cấp giấy CNQSD cho ông Hiền và bà Hồng Anh. Ngày 29.6.2011, ông Hiền, bà Hồng Anh làm hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ kể cả tài sản gắn liền với đất cho Thiếu tướng Đỗ Việt Thắng - GĐ Công an tỉnh - cùng vợ. Điều lạ là trước ngày vợ chồng GĐ Công an tỉnh mua nhà, đất của ông Hiền bà Hồng Anh 2 ngày, Viện KSND tỉnh đã kháng nghị đối với QĐ số 14 của TAND TP. Bạc Liêu theo hướng hủy QĐ công nhận sự thỏa thuận giữa ông Tiếng và hai con mình.
Dù các cơ quan tố tụng đã kháng nghị, nhưng ngày 14.7.2011, UBND TP.Bạc Liêu lại cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở cho vợ chồng ông Thắng với tổng diện tích 454,8m2. Ngày, 15.7.2011 TAND tỉnh tuyên hủy QĐ số 14 của TAND TP.Bạc Liêu vì cho rằng trái luật.
Điều lạ lùng là các cơ quan Viện KSND, Thi hành án đều đề nghị kê biên một phần tài sản của ông Tiếng (gồm 300m2 đất ở và 154,8m2 đất vườn) để đảm bảo thi hành án cho bà Sang nhưng Phòng công chứng số 1, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP.Bạc Liêu UBND TP.Bạc Liêu vẫn chấp nhận cho ông Tiếng tặng, cho hai con để ông Hiền và bà Hồng Anh sang nhượng lại cho ông Thắng.
Theo hồ sơ, việc ông Hiệp ban hành văn bản trái pháp luật chưa dẫn đến hậu quả. Cụ thể, ngay sau khi có QĐ số 14, Cơ quan thi hành án đã có kiến nghị, Viện KSND tỉnh đã cũng có kháng nghị. Thời gian ban hành QĐ là ngày 4.5.2011 đến khi con ông Tiếng sang nhượng cho vợ chồng ông Thắng là ngày 14.7.2011 là khoảng thời gian khá dài để Cơ quan thi hành án buộc ông Tiếng trả cho bà Sang 25 lượng vàng.
Mặt khác, hai con ông Tiếng chỉ sang nhượng cho vợ chồng ông Thắng 454,8m2 vẫn còn 910m2 đất nữa thuộc quyền của ông Tiếng. Ngày 19.9.2012, tại biên bản về việc xử lý hành vi người phải thi hành án tẩu tán tài sản được xác lập tại Cơ quan CSĐT CA tỉnh, người đại diện cho bà Sang, ông Tiếng đều thống nhất ông Tiếng trả cho bà Sang 25 cây vàng 24k bằng cách giao căn nhà cấp 4.
Từ những cơ sở này, ông Hiệp thừa nhận mình ban hành QĐ trái pháp luật nhưng đã được ngăn chặn kịp thời và chưa gây hậu quả.
Theo laodong
Giám đốc sở hai lần thua kiện! Quyết định buộc thôi việc lần thứ ba được Sở LĐTBXH ban hành đối với ông Phạm Văn Mạnh tiếp tục bị TAND tỉnh Thái Nguyên tuyên hủy. Ba quyết định buộc thôi việc trái pháp luật của Sở LĐTBXH Thái Nguyên đối với ông Phạm Văn Mạnh. Hết lần này đến lần khác Sở LĐTBXH tìm cách buộc thôi việc ông Mạnh...