Hãi hùng thông gia khẩu chiến, con rể thẳng tay tát mẹ vợ
Trong khi tôi cố gắng để can ngăn thì chồng tôi chỉ đứng nhìn với ánh mắt tức giận. Mẹ chồng tôi điên lên chỉ thẳng tay vào mặt thông gia: “Bà cút. Tôi cấm bà bước chân vào nhà này một lần nào nữa”. Mẹ đẻ tôi cũng không vừa, gạt phắt tay mẹ chồng tôi còn “tặng kèm” thêm cái tát. Thấy vậy chồng tôi lao ngay lại giơ tay táng thẳng vào mặt mẹ vợ rồi thản nhiên đỡ mẹ anh ta.
Nguyên nhân của sự việc xuất phát từ chuyện bất đồng trong cách chăm cháu của hai bà thông gia, mẹ tôi và mẹ anh. Ngày tôi sắp sinh con, vì mẹchồng tôi còn bận công tác không nghỉ được nên vợ chồng bàn nhau đón mẹ đẻ tôi dưới quê lên giúp đỡ. Mẹ chồng tôi làm nhân viên trong khoa sản của một bệnh viện còn vài năm nữa mới được về hưu, còn mẹ đẻ tôi dưới quê làm ruộng nên có nhiều thời gian rảnh. Kế hoạch nhờ mẹ tôi lên chăm cháu cũng được mẹ anh nhiệt tình đồng ý, thậm chí còn vui mừng ra mặt vì không ảnh hưởng đến công việc của mình.
Mẹ chồng vốn trẻ hơn mẹ đẻ tôi đến cả chục tuổi, suy nghĩ lối sống cũng khác nhau. Vậy nên, hầu như mọi tình huống có thể xảy ra tôi cũng đã lường trước. Ngay khi mẹ tôi lên thành phố, mọi thứ như đồ đạc trong nhà, lối ănuống ứng xử tôi đều dặn dò mẹ tỉ mỉ. Tránh trường hợp để mẹ chồng tôi phải phiền lòng hay gièm pha, khinh nhà quê không biết ý.
Mới đầu mẹ chồng tôi cũng có vẻ mãn nguyện, bởi mẹ tôi làm mọi việc rất chu toàn. Từ ngày tôi sinh, cả bà và con trai không một đêm nào phải thức để trông nom cháu. Chiều nào đi làm về cũng nhìn thấy cháu sạch sẽ thơm tho chỉ việc ẵm bồng, hít hà mùi hương thơm của cháu. Cơm nước nóng hổi sẵn chờ, chỉ việc tắm táp và ngồi vào bàn ăn.Thương mẹ vất vả, nhưng thấygia đình yên ổn thế tôi cũng mừng thầm.
Mẹ tôi vốn người ở quê nên vẫn còn giữ nhiều quan niệm kiêng cữ, từ ngày con gái đẻ bà thường cho tôi một chế độ ăn riêng. Điều này tưởng mẹ chồng tôi biết nên bà không nói, chỉ lẳng lặng mua thức ăn và làm xong mang vào phòng cho con gái. Chuyện bắt đầu từ một bữa trưa cuối tuần, hôm đó mẹ chồng tôi nghỉ việc. Thấy con dâu đã cứng cáp nên bà có ý bảo ra ngoài dùng bữa chung.
Lúc tôi trong phòng đi ra thấy hai bà trò chuyện rất vui vẻ, thấy con gái, mẹ tôi liền đứng dậy bưng ra một bát đồ ăn riêng. Đang cười nói, bỗng mặt mẹ chồng tôi sa sầm ngay lại hỏi: “ Sao bà mua thức ăn không mua nấu luôn cho cả nhà?”. Mẹ tôi giải thích là gái đẻ cần tẩm bổ riêng thì mẹ chồng tôi bốp chát: “Tôi làm trong viện sản, tiếp xúc với khoa học tôi biết. Các bà dưới quê chẳng được mở mang đầu óc gì cả, giờ gái đẻ chúng nó chẳng phải kiêng cữ hay riêng chung gì hết. Nhà có thế nào ăn thế, chỉ có sẵn tiền bày đặt tốn kém”.
Bữa ăn hôm đó mẹ tôi cứ cúi gằm mặt không nói gì, thỉnh thoảng len lén đưa tay lau nước mắt. Thương mẹ, nhưng tôi không muốn làm to chuyện mà để mọi thứ êm xuôi. Tưởng đâu “một sự nhịn chín sự lành”, vài ngày sau lại có biến. Bé nhà tôi bị lên mẩn ngứa, mẹ đẻ tôi chạy đôn đáo khắp nơi tìm xin lá khế chua về tắm. Đúng lúc mẹ chồng tôi đi làm về, thấy thông gia cầm nắm lá khế vào cổng bà đã la lên: “Chị hái là khế làm gì thế? Nhà có trẻ nhỏ, chị mang về khác nào rước sâu bọ vào nhà. Thôi đưa đây em vứt cho”. Nói chưa dứt lời, mẹ chồng tôi đã giành lấy nắm lá khế trong tay thông gia để vứt vào thùng rác.
Video đang HOT
Quá bất ngờ, mẹ đẻ tôi sẵng giọng: “Cháu bị ngứa, tôi phải chạy tìm khắp nơi để về tắm cho cháu. Chứ tôi đâu có rảnh hơi rước rác về nhà…”. Mới nghe đến thế mẹ chồng tôi lại vội vàng tỏ ra hiểu biết: “Bà không biết rồi, tắm lá giờ là phương pháp nhà quê. Áp dụng chỉ rước họa vào người, bà không làm trong viện lại không đọc báo bao giờ nên bà chưa biết đấy thôi”. Nói đoạn, mẹ chồng tôi lôi trong túi xách ra chai sữa tắm dành cho trẻ nhỏ giơ lên cho mẹ tôi xem. Bà cưới đắc chí như thể vừa khai sáng được đầu óc cho thông gia vậy.
Nhìn mẹ đẻ chịu ấm ức, tôi chỉ biết khóc. Nhiều lần như thế, tôi đem chuyện nói với chồng mình. Nhưng chẳng hiểu mẹ tôi đã nói gì, lần nào anh cũng gạt đi và nói tôi đừng cổ súy cho những việc làm phản khoa học, rồi lại hại con.
Hôm rồi con tôi bị ốm mấy ngày, mẹ chồng cứ nói bóng gió rằng tại bà ngoại không biết chăm nên cháu mới ốm thế. Mẹ tôi giận quá nói nhà quê sao chăm bằng người thành phố, mẹ chồng tôi nghe vậy nhảy dựng lên trách thông gia bảo thủ, dỗi vặt. Mấy ngày con ốm là mấy ngày không khí gia đình tôi như đóng băng, không ai nói với ai câu nào.
Cả nhà nghỉ làm để chăm một đứa trẻ nhưng chẳng khá hơn, đành đưa bé đến bác sĩ. Bé bị viêm phế quản, nguy cơ xuống phổi nên phải nhập viện. Xót cháu, hai bà quay sang trách móc nhau. Mẹ tôi trách thông gia: “Bà không để tôi cho cháu uống mật ong hấp lá, không đã chẳng nên nỗi”. Thì mẹ chồng tôi cũng chẳng vừa: “Cháu nó bị thế này, có khi tại bà mà ra. Những lúc tôi đi vắng không biết bà đã nhét gì vào mồm nó nữa, tội nghiệp cháu tôi”. Chồng tôi đứng bên cạnh cũng tỏ vẻ không vui ra mặt, còn ném về phía mẹ tôi cái nhìn như kiểu: “Bà im mồm đi, làm con tôi ra nông nỗi này còn già mồm”.
Ngày con tôi ra viện, mẹ đẻ tôi vội vàng bưng nồi nước lá lên phòng xông cho cháu để giải độc. Thấy vậy, mẹ chồng tôi chẳng nói chẳng rằng bưng chậu nước hất toẹt vào nhà vệ sinh. Miệng mắng mẹ tôi xa xả: “Cháu nó ốm thế bà còn không tha, muốn hại chết cháu tôi nữa à?”. Mẹ tôi nước mắt nước mũi giàn giụa: “Bà bảo tôi hại chết cháu bà là sao? Nó là cháu của mình bà chắc? Nó là do con tôi đẻ ra, tôi còn xót gấp trăm lần bà. Bà bảo bà hiểu biết nhưng bà còn ngu lắm, người ta bảo cháu bà ngoại thì còn chắc chắn chứ cháu bà nội thì chưa chắc đâu mà bà vỗ ngực cháu mình…”. Chính tôi cũng không ngờ mẹ mình lại nói ra những lời như thế.
Trong khi tôi cố gắng để can ngăn thì chồng tôi chỉ đứng nhìn với ánh mắt tức giận. Mẹ chồng tôi điên lên chỉ tay thẳng vào mặt thông gia: “Bà cút. Cút ngay cho tôi, tôi cấm bà bước chân vào nhà này một lần nào nữa”. Mẹ đẻ gạt phắt tay mẹ chồng tôi ra, không hiểu thế nào bà lại tặng thêm cái tát. Thấy vậy chồng tôi lao ngay lại giơ tay táng thẳng cái tát vào mặt mẹ tôi và đỡ mẹ anh dậy.
Tôi choáng quá, không thể tưởng tượng nổi tại sao một con người có ăn học, thường ngày vẫn cư xử tử tế như chồng tôi lại có thể ra tay tát cả mẹ vợ của mình. Tôi không biết có phải mẹ chồng tôi đã “bơm” gì vào đầu anh không hay chỉ là hành động bột phát của một kẻ bám váy mẹ. Sau lần đó mẹ tôi bỏ thẳng về quê, gia đình tôi thì lẳng lặng không ai nói với ai câu nào. Thương mẹ, thương đứa con bé bỏng tội nghiệp mà giờ tôi không biết phải theo ai?
Theo Afamily
Hãi hùng khi... vợ hôi
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ra phòng khách ngủ. Chứng "sợ mùi sữa" của Bình khiến cặp vợ chồng trẻ rơi vào cảnh "chăn đơn, gối chiếc" sau khi cưới chỉ mới một năm.
Ảnh minh họa
Hồi yêu nhau, Bình rất thích mùi cơ thể mộc mạc của Thủy dù cô chỉ dùng dầu gội hương chanh và không biết tới mỹ phẩm hay nước hoa. Thế nhưng sự việc hoàn toàn thay đổi khi Thủy mang thai rồi sinh ra cu Ngọc. Chế độ dinh dưỡng tốt khiến hai bầu sữa của Thủy luôn căng đầy sữa và thấm ướt ra các lớp áo bên ngoài.
Cu Ngọc khá ham ăn nhưng cũng không mấy khi bú hết được một bên tí củamẹ là đã no nê. Hệ quả là thằng bé bú bên này, sữa bên kia chảy ướt hết quần áo. Lúc đầu Thủy còn thay, về sau do bận rộn, cô chỉ lấy khăn mặt thấm rồi cuối ngày mới tắm giặt, thay quần áo dính sữa.
Bình xuất thân từ nông thôn, lên thành phố học rồi có công việc tốt, ngày càng thăng tiến nhưng anh vẫn giữ nếp sống đã quen từ nhỏ, trong nhà tuyệt nhiên không có mỹ phẩm hay nước hoa. Mấy tháng đầu, vợ chồng ngủ riêng để kiêng cữ, tới tháng thứ 4 anh "mò" vào với vợ lúc cu Ngọc đã say giấc. Dù ngực cương tức sữa nhưng Thủy vẫn ráng chiều chồng.
Mọi việc sẽ suôn sẻ nếu như Bình không theo thói quen rúc đầu vào hõm ngực của vợ. Một cảm giác chua nồng sực lên cổ, giống như khi say rượu "cho chó ăn chè", Bình vội đẩy vợ ra, buột miệng "sao sữa hôi thế mà con ti được em nhỉ". Thủy bị chê giận dỗi chảy nước mắt, đêm đó, chiến tranh lạnh đã xảy ra ngay giữa đêm hè oi bức...
Để cải thiện tình hình, Bình dò hỏi mấy cô bạn đồng nghiệp, biết nguyên nhân sữa hoi là do tuyến sữa, không thể thay đổi được hay cải thiện mà chỉ có Bình phải làm quen mà thôi. Tuy nhiên, cậu chàng cả đời không ăn bơ sữa, dị ứng với mùi bơ sữa không thể chịu được cái mùi hoi hoi, nồng nồng toát ra từ người vợ. Thế là họ đành chịu cảnh "chăn đơn, gối chiếc", ít nhất là tới khi Thủy cai sữa cho con.
Ảnh minh họa
Không tới mức "ôm mặt chạy" như Bình nhưng anh Vũ Quang, nhân viên kinh doanh bất động sản chia sẻ rất "kinh" mỗi khi vợ nấu nướng xong mà chui luôn vào giường ngủ. "Mùi nước mắm, mùi tỏi ám đầy tóc tai, quần áo vợ, nói thật là mình không còn hứng mà ôm cô ấy vào lòng cho dù biết là tỏi, nước mắm cũng là do phục vụ bố con mình được ăn ngon", anh Quang chép miệng kể. Hỏi chị vợ sao không tắm giặt thơm tho rồi hẵng đi ngủ, chị xẵng giọng: vẽ chuyện, nửa đêm mới xong bát núc, nhà cửa, đi tắm giờ đó để thành...tiên à. Mùi nước mắm, mùi sữa bỉm làm mất cảm giác của các ông chồng đã đành, nhiều anh còn gặp chuyện khó nói khi vợ bị "viêm cánh" hoặc "hôi miệng".
"Hồi còn yêu nhau, nàng ấy xài các loại mỹ phẩm khử mùi hôi thì phải, mình thấy bình thường. Lấy nhau về, trời nóng nực, khi ngủ không điều hòa, mùi hôi từ nách nàng cứ tỏa hương, đã thế lại còn cứ thích được ôm mới ngủ, chẳng nhẽ lại nói thẳng, nói thật", Đức Tuấn, chuyên viên quản lý công sản ở một khu đô thị chia sẻ.
Các chuyên gia trong lĩnh vực tình dục chỉ ra rằng, mùi vị đặc trưng của cơ thể từ những lần chăn gối thành công trong quá khứ có sức ám ảnh rất lớn đến cuộc sống ái ân của các cặp vợ chồng. Do vậy, cả vợ và chồng nên thẳng thắn góp ý cho nhau để cải thiện tình hình nếu như cơ thể có mùi "nặng" hoặc khiến đối phương "dị ứng".
Như trường hợp của vợ chồng Thủy- Bình, Thủy nên hút sữa trước khi "vào cuộc", như vậy làm giảm tình trạng sữa tiết ngoài ý muốn đồng thời Thủy cần có biện pháp giữ cho hai bầu vú khô, sạch, chống nhiễm trùng, viêm đầu vú do tắc tuyến sữa hoặc do để tình trạng sữa chảy, luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Tình trạng của vợ chồng anh Quang dễ xử lý hơn, chị vợ nên dùng mũ bịt tóc mỗi khi nấu nướng có mùi, thêm vào đó rất cần thay quần áo ngủ khi đi ngủ chứ không nên mặc quần áo ở nhà suốt ngày rồi tối lại leo lên giường, vừa mất vệ sinh lại khiến đối phương "cụt hứng".
Khó nhất là các trường hợp mang tính chất "bệnh lý" như hôi nách hoặc hôi miệng. Trường hợp này, các bà vợ cần tới bác sỹ để tìm kiếm một phương pháp xử lý dứt điểm, không nên coi thường để lâu dài sẽ khiến chồng "kinh hãi" mà không còn hứng thú chuyện gối chăn, đã thiệt thòi cho các chị lại là cái "cớ" để anh chồng "trăng gió" bên ngoài.
Theo Phunutoday
"Nếu anh muốn tôi chiều thì anh đưa 300 ngàn đây" "Nếu anh muốn tôi chiều thì anh đưa 300 ngàn đây". Vừa dứt lời thì chồng thẳng tay cho tôi một bạt tai đau điếng. Chúng tôi nhiều lần cãi vã chỉ vì chồng quá keo kiệt. (Ảnh minh họa) Vì quá lứa lỡ thì nên tôi lấy anh mà không dám đòi hỏi hay ước mơ gì nhiều. Nhưng 3 năm qua,...