Hãi hùng những cái bẫy chết người trên quốc lộ 1A
Vết nứt nẻ toang hoác, những “ổ voi”, “sóng trâu” xuất hiện dày đặc trên quốc lộ 1A đoạn đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình đang hình thành nên những cái bẫy chết người cho người tham gia giao thông.
Những ngày qua, có mặt trên quốc lộ 1A đoạn chạy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, chúng tôi không khỏi rùng mình khi tận mắt chứng kiến cảnh tượng con đường huyết mạch từ Bắc vào Nam qua tỉnh này xuống cấp thê thảm. Những khối mặt đường nứt nẻ “toang hoác”, những “ổ gà, ổ voi”, “rồng rắn” xuất hiện chằng chịt. Và những “điểm đen” này đang biến thành những cái bẫy cho người tham gia giao thông.
Mặt đường xuống cấp thảm hại
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại Km709 đến Km 711 674 đoạn chạy qua địa phận xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, hệ thống mặt đường nát như “tương”. Đặc biệt, những khối bê tông bị xe trọng tải băm nát, nằm chỏng chơ, trông rất hãi hùng. Mỗi khi xe tải trọng lớn chạy qua, cả tuyến đường bị rung chuyển.
Những “ổ voi” luôn là nỗi khiếp đãm đối với cánh tài xế. Người đi xe hai bánh sa vào đây có thể gặp tai nạn nguy hiểm
Video đang HOT
Hệ thống bê tông trên mặt cầu Mụ Oáp đoạn thuộc địa phận thôn Xóm Phường, xã Sen Thủy cũng bị bong tróc, lòi ra từng mảng cốt thép. “Kinh hoàng quá! Đường sá mà xuống cấp kiểu này, chỉ cần lơ là một tích tắc là dính tai nạn ngay”, một tài xế xe tải đường dài nói.
Mặt cầu cũng bị bong tróc, lòi cả cốt thép
Ông Lê Văn Hòa, thôn Sen Thượng 1, xã Sen Thủy, hãi hùng cho biết: “Ở đây ngày nào mà chẳng có người bị vấp phải “ổ voi” ngã văng ra đường. Có ngày, chỉ riêng đoạn qua thôn này thôi cũng đã có đến hàng chục vụ tai nạn. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm khắc phục tình trạng trên để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông”.
Sự xuống cấp thê thảm như thế này đang khiến nhiều người đặt câu hỏi về chất lượng công trình?
Sự xuống cấp nghiêm trọng trên Quốc lộ 1A là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn thương tâm trong thời gian gần đây
Sự xuống cấp nghiêm trọng còn xuất hiện nhiều ở huyện Bố Trạch. Tại đây mặt đường xuất hiện những lườn “rồng rắn”, “sóng trâu” kéo dài hàng trăm mét khiến việc giao thông gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, những lúc trời mưa, cung đường này biến thành “sông”, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn khó lường.
Theo điều tra của PV Dân trí, phía đơn vị quản lý cung đường này là Công ty Cổ phần QL-XD Đường bộ 494 cũng đã tìm cách khắc phục sự cố. Tuy nhiên, các phương án đưa ra mới mang tính “chắp vá” tạm thời nên chỉ sau một thời gian ngắn duy tu, bảo dưỡng, mặt đường lại… nát như cũ.
Theo Dantri
Nhiều nạn nhân vụ cháy xưởng gỗ đang nguy kịch
Thêm hai nạn nhân trong vụ cháy xưởng gỗ tại Đồng Nai chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị, ít nhất 6 người đang phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Hầu hết các bệnh nhân đã qua giai đoạn sốc bỏng nhưng tiên lượng của bác sĩ vẫn rất dè dặt.
BS Trần Đoàn Đạo, Trưởng khoa Bỏng và Tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, ngày 31/10 hai nạn nhân khác trong vụ cháy xưởng gỗ Đức Tâm tại Đồng Nai tiếp tục được chuyển đến khoa điều trị. Được biết, hai nạn nhân này bị bỏng mức độ trung bình không gây nguy hiểm đến tính mạng. Đến nay đã có tổng cộng 17 trên tổng số 23 nạn nhân của vụ hỏa hoạn phải chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị, 6 nạn nhân còn lại đang được điều trị tại Đồng Nai.
Nhiều nạn nhân đã cố chạy nhưng vẫn bị lửa thiêu cháy vùng sau cơ thể.
Cũng theo BS Trần Đoàn Đạo, hiện có 6 trường hợp bỏng nặng đang phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, hầu hết các nạn nhân này bị bỏng khoảng 70% toàn cơ thể. Các nạn nhân đã thoát sốc, tuy nhiên do diện tích bỏng quá rộng, nhiều người bị bỏng độ sâu nên tình trạng nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện khiến việc điều trị gặp khó khăn. Dự kiến trong tuần tới, bác sĩ sẽ tiến hành cắt lọc hoại tử và che phủ lại vết bỏng cho người bị nạn nhưng bệnh nhân có qua được nguy kịch hay không ít nhất phải 2 tuần sau mới có thể đánh giá được.
Sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, bà Nguyễn Thị Tường Vy, chủ xưởng gỗ Đức Tâm, đã đứng ra nhận trách nhiệm lo toàn bộ chi phí chạy chữa cho những công nhân gặp nạn. Theo tìm hiểu của Dân trí, hầu hết công nhân làm việc tại đây đều là người lao động từ các tỉnh miền Tây. Anh L.M.N. cho biết: "Tôi đã làm việc tại xưởng 6 năm nhưng chưa lần nào được tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy. Hầu hết các công nhân đều không có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội".
Vụ cháy xảy ra gây thiệt hại không đáng kể cho doanh nghiệp, lửa chỉ bùng lên tại bồn hút bụi chứa mùn cưa, khi lan sang khu vực nhà xưởng đã bị dập tắt. Được biết đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại bàn ghế gỗ xuất khẩu.
6 nạn nhân đang được chăm sóc đặc biết với tiên lượng dè dặt
BS Trần Đoàn Đạo cho biết thêm: "Mỗi năm khoa Bỏng tiếp nhận khoảng gần 1.500 bệnh nhân vào điều trị. Đây là tai nạn nguy hiểm, điều trị tốn kém, lâu dài ảnh hưởng nặng nề đến chức năng thẩm mỹ, tâm lý và kinh tế đối với người bệnh, gia đình và xã hội. Nhiều trường hợp bị bỏng do sơ cứu không đúng cách như dùng nước mắm, kem đánh răng, thuốc lá... đắp lên khiến vết bỏng nhiễm trùng nặng, khó cứu chữa.
BS khuyến cáo với những nạn nhân không may bị bỏng, người bị nạn và người trợ giúp cần tiến hành ngay các thao tác: Tháo bỏ trang sức trên cơ thể nạn nhân Làm mát vùng bỏng bằng nước mát, sạch trong khoảng 20 phút che phủ vùng bỏng bằng vải khô và băng ép nhẹ vùng bị bỏng, nâng cao vùng bị bỏng để giảm phù nề, sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo Dantri
Hãi hùng bóng bì làm từ bì lợn thối Những miếng bì lợn đã bốc mùi, có miếng chuyển màu được chất thành đống, vứt trên nền đất ẩm ướt, là "nguyên liệu chính chế biến: nem chua, bóng bì, mỡ nước,... Thôn Bình Lương, xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên từ lâu vốn nổi tiếng với nghề làm bóng bì. Mỡ nước và tóp ở đây là hai sản phẩm...