Hãi hùng khi sét đánh trúng… núi lửa
Tuy gây ra nhiều thiệt hại và rất nguy hiểm, nhưng cảnh tượng khi núi lửa phun trào cũng tạo ra những màn trình diễn ánh sáng tuyệt vời.
Nhiếp ảnh gia người Đức Martin Rietze, người đã dành cả đời để chụp những ngọn núi lửa phun trào, đã phải chờ đợi nhiều ngày tại những địa điểm xa núi lửa để chờ thời điểm phun trào.
Các nhà khoa học chưa thể giải thích được vì sao sét lại xuất hiện khi núi lửa phun trào. Họ cho rằng những phân tử tro được sạc điện phụt ra trong quá trình núi lửa hoạt động đã phản ứng với không khí để tạo ra những tia sáng trắng như thế.
Video đang HOT
Bức ảnh này chụp lại cảnh sét xuất hiện trên khu vực miệng núi lửa Sakurajima.
Núi lửa là một lỗ hổng trên bề mặt Trái đất. Khi khí và magma được hình thành dưới vở Trái đất phun lên bề mặt Trái đất thông qua lỗ hổng, nó sẽ giải phóng đá, dung nham và tro.
Dòng dung nham có thể đạt tới 1.250 độ C và đốt cháy mọi thứ trên đường nó đi qua. Những dòng dung nham này là hỗn hợp của khí gas nóng và đá, với nhiệt độ của đá có thể lên tới 1.000 độ C. Nó di chuyển với tốc độ 500m/h.
Tuy vậy, Rietze cho biết ông thấy leo núi còn nguy hiểm hơn là chụp những bức ảnh núi lửa đang phun và ông thấy vui vì công việc của mình.
Theo 24h
Trái đất nóng lên sẽ đánh thức núi lửa
Khi núi lửa phun trào thì tác động nguy hại đến khí hậu là rất lớn mà một trong những nguy cơ là lượng khí dioxit sunfurơ phun lên tầng bình lưu tăng lên. Chất này phản xạ lại những tia nắng Mặt trời, làm Trái đất bị lạnh đi một vài năm. Nhưng cũng có thể xảy ra một hiện tượng khác: Giai đoạn ấm của khí hậu lên sau thời kỳ lạnh đi cũng có thể kích thích núi lửa phun trào.
Vừa đây một nhóm các nhà địa chất đã thu thập mẫu bùn dưới đáy đại dương dọc theo chu vi của Vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nơi lắng đọng những tro bụi núi lửa. Các lớp bùn đó tích tụ trong chiều dày của chúng sản phẩm của 91 lần núi lửa phun trào diễn ra trong hàng triệu năm qua.
Bóc tách từng lớp riêng biệt, các nhà địa chất có thể biết được thời gian của từng lần núi lửa phun đồng thời phân tích sự phân bố các lớp tro, họ đã phát hiện ra quy luật: cứ 41.000 năm lại có một lần núi lửa phun trào lớn.
Điều này khớp với những kết luận trước đây của các nhà khí hậu học cổ đại (paleoclimatolog): cứ 41.000 năm Trái đất lại xảy ra một chu kỳ trục quay của nó bị nghiêng đi. Đó là nguyên nhân làm cho các mùa thay đổi và sự dao động nhiệt độ cứ ít đần đi. Ở các vĩ độ cao lượng băng tích luỹ trong mùa đông vào mùa hè chưa kịp tan và dẫn đến kỷ băng hà.
Nhưng kỷ băng hà ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của núi lửa? Câu trả lời khá đơn giản.
Sự nóng lên toàn cầu sẽ kích thích núi lửa hoạt động (Ảnh minh họa)
Vào giai đoạn này, nước trên hành tinh chuyển một phần khối lượng của nó từ đại dương lên các lục địa, tạo ra lớp vỏ băng rất dày trên mặt đất, đặc biệt tại các cực. Khi nhiệt độ tăng, lượng băng lại từ lục địa là chuyển ra đại dương.
Sự di chuyển đó gây ra sự thay đổi áp lực tác động lên các lớp magma nóng chảy dưới mặt đất. Ở những nơi sức ép lên lớp magma giảm nhanh chóng sẽ làm chúng tìm nhưng nơi có kiến tạo địa chất đứt gãy để phun lên, biến thành những núi lửa hoạt động dữ dội.
Cho nên hậu quả của việc Trái đất nóng lên còn gây ra những nguy hại tồi tệ hơn người ta thường hình dung, trong đó có sự nguy hiểm của việc núi lửa sẽ phun ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo 24h
Núi lửa Tongariro phun tro bụi cao 2 km Ngọn núi lửa ở New Zealand được sử dụng làm hậu trường cho bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫnvào hôm nay (21.11) đã có đợt bùng nổ dữ dội, bắn lên một cột khói cao 2 km phía trên Đảo Bắc, AFP dẫn lời các nhà khoa học và nhân chứng cho biết. Theo Viện Nghiên cứu địa vật lý GNS...