Hãi hùng đông dược giả nhập lậu
Đợt kiểm tra được Vụ Y dược cổ truyền phối hợp với Cục Quản lý dược, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương thực hiện tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương. Các đoàn kiểm tra đã lấy gần 400 mẫu dược liệu tại 70 cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền.
Thuốc đông dược ngày càng bị làm giả nhiều. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Tràn ngập thuốc giả
Kết quả kiểm nghiệm đợt đầu với tổng số 193 mẫu cho kết quả gây hãi hùng, có tới 66% số mẫu không đạt chỉ tiêu, chất lượng so với tài liệu Dược điển Việt Nam, 20% số mẫu khác có sự nhầm lẫn giữa các loại dược liệu, bị trộn lẫn hóa chất độc hại, nhuộm màu hoặc giả mạo. Nhìn chung các mẫu dược liệu này đều có hàm lượng hoạt chất rất thấp.
Trao đổi với báo chí, TS. Trần Thị Hồng Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền cho biết, những vị thuốc hay bị làm giả, trộn hóa chất và chứa nhiều tạp chất nhất bao gồm: Bá tử nhân, Tế tân, Viễn chí, Hòe hoa, Uy linh tiên, Tần giao, Kim ngân hoa… Nhóm dược liệu hay bị trộn tạp chất, chất nhuộm màu như Bạch linh, Hồng hoa, Thỏ ty tử… đều có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Qua một số kiểm nghiệm ban đầu đã xác định được vị thuốc Thỏ ty tử có trộn xi măng hoặc chất vô cơ trong thành phần Bạch linh có đến 80% là cacbonat vị thuốc Hồng hoa phát hiện có trộn hóa chất nhưng tên hóa chất chưa xác định cụ thể. Đáng quan tâm, cả 3 vị Bạch linh, Hồng hoa, Thỏ ty tử được sử dụng rất thường xuyên cho bệnh nhân.
Nguy hại khôn lường
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thuốc đông dược giả mạo có nguồn gốc từ Trung Quốc được sử dụng tràn lan tại các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay, theo Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), không gì khác ngoài lợi nhuận. Nhiều năm nay, nguồn dược liệu có nguồn gốc Trung Quốc vẫn được “tuồn” qua biên giới để vào nội địa nước ta với số lượng rất lớn mà chưa được kiểm soát, trong khi nước ta có nguồn dược liệu khá dồi dào và vô cùng phong phú về chủng loại. Chẳng hạn như có nguồn nhập sử dụng vị Hòe hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hơn nữa, ngay cả những loại đông dược mà trong nước không có hoặc chỉ có ở Trung Quốc như Bạch linh, trong đông y vị này cũng hoàn toàn có thể thay thế bằng vị thuốc khác trồng trong nước với tác dụng tương đương…
Bên cạnh đó, trình độ kiến thức của các y bác sĩ đông y còn nhiều yếu kém, khả năng phân biệt thuốc đông dược thật và giả còn hạn chế cũng là nguyên nhân giúp cho thuốc đông dược giả từ Trung Quốc xâm nhập. TS. Phương cho biết, các loại thuốc đông dược giả mạo ngày càng được làm rất tinh vi, rất khó nhận biết. Đơn cử như, trước đây muốn phát hiện Bạch linh giả chỉ cần ngâm vào nước thì sẽ thấy vị tan nhanh chóng, song hiện nay phía nhà buôn rất tinh vi đã trộn canxi cacbonat vào Bạch linh để cho vị này không tan trong nước khi thử.
Vụ Y dược cổ truyền cảnh báo, việc sử dụng các thuốc đông dược giả mạo, nhuộm hóa chất, chứa chất độc hại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường. Trường hợp nhẹ sẽ bị ảnh hưởng chức năng gan, thận, nếu dùng lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, ung thư… Trước tình trạng này, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành khẩn trương tiến hành kiểm tra chất lượng dược liệu, thuốc đông y trong các đơn vị khám chữa bệnh và báo cáo về Bộ trước ngày 30-10-2012.
Theo ANTD
Nấm hương giúp chống suy lão
Chất Lentinan và Lentinula Edodes có trong nấm hương có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u.
Món gà om nấm hương.
Trong Đông dược, nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, được tôn là "dược liệu" chống suy lão và trường thọ.
Theo y học cổ truyền, nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hoà huyết, tiêu đờm, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá... Vì vậy, đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipit máu, trẻ em suy dinh dưỡng...
Gà hầm nấm: Nấm hương khô 25g, mộc nhĩ đen khô 20g, thịt gà mái 500g, hạt sen 30g. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch, thái chỉ. Thịt gà rửa sạch, chặt miếng, hạt sen ngâm cho mềm ra. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Tác dụng: Kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên.
Bầu dục xào nấm: Nấm hương tươi 100g, bầu dục lợn 2 đôi, gia vị vừa đủ. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bầu dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bầu dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau, chế thêm gia vị là được. Tác dụng: Bổ thận, tráng dương, kích thích tiêu hoá, thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng, mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.
Hải sâm xào nấm: Nấm hương khô 15g, mộc nhĩ đen khô 15g, hải sâm 100g, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân, thái chỉ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được. Tác dụng: Ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Theo Gia Đình & Xã Hội
Hãi hùng bóng bì làm từ bì lợn thối Những miếng bì lợn đã bốc mùi, có miếng chuyển màu được chất thành đống, vứt trên nền đất ẩm ướt, là "nguyên liệu chính chế biến: nem chua, bóng bì, mỡ nước,... Thôn Bình Lương, xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên từ lâu vốn nổi tiếng với nghề làm bóng bì. Mỡ nước và tóp ở đây là hai sản phẩm...