Hãi hùng công nghệ “phù phép” bì lợn bẩn
Bì lợn bẩn, ôi thiu sẽ được “ phù phép” trắng tinh, không còn mùi hôi thối sau khi được ngâm từ 3-4 giờ đồng hồ trong thùng chứa “hóa chất lạ”.
Ít khi bán cho khách lạ
Thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên là một trong những nơi sản xuất bóng bì lợn lớn nhất khu vực miền Bắc. Vừa bước vào cửa ngõ của thôn, trên đường, trên mái nhà hoặc cạnh bờ ao bì lợn khô được phơi nhan nhản.
Trong vai khách mua bóng bì, chúng tôi tìm đến nhà ông B., người được giới thiệu là có xưởng sản xuất bóng bì lớn nhất làng. Khu sản xuất bóng bì được bố trí phía sau căn nhà 3 tầng khang của gia đình ông.
Nhưng khi tiếp xúc, ông B. không hồ hởi đón khách như thường lệ mà dò xét với vẻ khác lạ của một ông chủ bán hàng. Ông thẳng thừng từ chối với lý do: “Khách lạ nên không bán!”
Rời nhà ông B., chúng tôi mới biết lý do ông không bán hàng là vì thời gian qua nhiều phóng viên, nhà báo đến phản ánh việc sản xuất bì lợn bẩn khiến công việc kinh doanh của ông không thuận lợi.
Tiếp tục cuộc “phiêu lưu” quanh thôn Bình Lương, mùi hôi nồng nặc của mỡ, bì lợn khiến cho người lạ vào đây ai cũng phải khó chịu.
Xung quanh thôn, những rãnh nước đen ngòm, nổi lềnh phềnh nước mỡ thải gây mất vệ sinh. Trước mỗi khu vực phơi bì, những đống than dùng đốt sấy khô bì lợn lổn ngổn nhuộm đen đường làng.
Theo ghi nhận, nhiều nơi chế biến bì lợn không được cách ly, chỉ là sân giếng hoặc sàn nhà của gia đình, nước chảy lênh láng và vô số thứ rác rưởi nằm trên đó. Những đống bì lợn bèo nhèo được thu gom từ nhiều nơi đổ bừa bãi dưới nền đất bẩn thỉu, ẩm ướt.
Bì sau khi được ngâm để khử sạch mùi và vết bẩn sẽ được mang đi phơi hoặc sấy khô
Video đang HOT
Bên cạnh đống bì lợn bèo nhèo là những dao thớt, xô chậu đen ngòm, ruồi nhặng bâu đầy trên miệng xô. Bì lợn được đổ xuống sàn nhà thay thớt để chế biến khiến ai chứng kiến cũng phải rùng mình.
Những bao tải bì lợn khô được chất thành đống, không có bất kì biện pháp bảo quản nào được để ngổn ngang cạnh mỡ tươi chờ giao cho khách hàng.
Một người dân trong làng cho biết: “Sau khi chế biến bì lợn thành bóng, sẽ đóng gói và đợi các khách hàng quen đến nhận. Mỗi gia đình thường có những khách hàng riêng của mình và ít khi phân phối cho khách lạ”.
Công nghệ “phù phép” bì lợn
Bì lợn được các chủ sản xuất gom về xưởng, đợi đủ hàng mới tập trung chế biến, nên nhiều bì lợn bị ôi, bốc mùi hôi thối. Nhưng với công nghệ ‘bí mật’, những miếng bì lợn bốc mùi sẽ được ‘phù phép’ thành những sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Tại cơ sở sản xuất bóng bì của vợ chồng anh Đ., những bao tải lớn đựng bì lợn được đổ thẳng ra sàn xi măng để chuẩn bị chế biến.
Rùng mình quy trình chế biến bì lợn
Hai vợ chồng anh Đ. đeo bao tay, đi ủng thay nhau dẫm lên những đống mỡ lợn bèo nhèo rồi dùng vòi nước xịt thẳng vào để rửa. Mỡ lợn dù đã được “dẫm, đạp” nhưng vẫn bốc mùi, kèm theo sạn đá dính đầy.
Sau phần rửa sạch mỡ lợn là công đoạn phân loại bì mỡ được triển khai. Loại bì nào đã sạch mỡ được vứt sang một bên, loại nào còn mỡ sẽ dùng dao vát sạch. Mỡ được tách từ bì lợn cho lên một chảo lửa ngay bên cạnh để chế biến mỡ nước, để nguội sẽ được đổ vào một can nhựa 20 lít rồi được giao cho khách hàng.
Khu vực chế biến bóng bì của một hộ gia đình tại thôn Bình Lương
Còn nhưng đống bì lợn sau khi được vát sạch mỡ sẽ được đổ ngay vào một thùng nhựa màu xanh, bên trong chứa một loại nước, bốc mùi hắc khó chịu. Bì lợn sẽ được ngâm trong thùng chừng 3 giờ đồng hồ.
Sau khi được ngâm trong những thùng nước &’lạ’, bì lợn được vớt ra với màu trắng toát, sạch bong. Những vết thâm tím trên thân bì đã hoàn toàn biến mất. Đặc biệt, mùi hôi thối cũng không còn nữa. Trên mặt thùng nước nổi lên những lớp bọt trắng xen lẫn cặn bã.
Tìm hiểu, chúng tôi được biết những thứ nước lạ đó là những thùng chứa hóa chất. Loại dung dịch này được các cửa hàng hoá chất đóng vào từng can lớn, chở đến trực tiếp cho cơ sở sản xuất.
Thùng chứa chất lạ được các cơ sở sản xuất dùng để tẩy bì lợn
Sau công đoạn làm sạch và tẩy trắng, bì lợn sẽ được trần qua lớp nước sôi rồi đem phơi khô và cuối cùng đưa vào lò nướng để nổ bung thành bóng.
Theo một thợ chế biến, có hai cách để phơi bì khô là đem phơi ngoài trời và sấy trong nhà. Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân trong làng chỉ tiến hành sấy khi trời không có nắng. Bởi, tuy đảm bảo vệ sinh song công đoạn này lại tốn điện, nâng cao chi phí sản xuất.
Khi mọi công đoạn chế biến đã hoàn tất, bóng bì được đóng vào các bao tải và phân phối đi các vùng để tiêu thụ.
Theo Dantri
Đu đủ "tắm" thuốc Trung Quốc chín nhanh không ngờ
Đu đủ sau khi thu hoạch, được nhỏ một chút dung dịch của Trung Quốc vào phần cuống, chỉ sau 1 ngày quả chín vàng, ruột đỏ rất bắt mắt.
Phù phép
Trang Hà Nội báo Lao Động ngày 17.11 đã thông tin: "Chuối tiêu hồng "tắm" thuốc Trung Quốc hoa mắt người tiêu dùng", ngay sau đó, phóng viên đã phát hiện thêm một loại quả mới cũng được "tắm táp", khiến quả chín nhanh như "phù phép".
Theo tìm hiểu, loại thuốc có khả năng "phù phép" kỳ diệu này có giá bán 5.000 đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì của hộp thuốc chỉ ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không hề ghi... ngày sản xuất. Trên bao bì cũng như trên ống thuốc chỉ có vài dòng chữ tiếng Trung. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được. Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ vì lãi cao.
Những chủ buôn sau khi thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, quy trình này được thực hiện một cách khéo léo, bởi nếu nhỏ không đúng phần cuống thì quả sẽ héo quắt hoặc thối nhũn. Do quá trình chín nhanh (1 ngày sau khi dùng hóa chất) nên sau khi được nhỏ thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán băng dính lên trên kín mít rồi chở đi tiêu thụ.
Các nhà vườn cũng thường sử dụng loại hóa chất này khi gặp mưa bão mà đu đủ chưa đến ngày thu hoạch vẫn còn non để không bị lỗ, nhất là vào các dịp ngày rằm, mùng một.
Tại khu gầm cầu Long Biên, những thùng đu đủ rấm bằng thuốc
Trung Quốc xếp ngổn ngang.
Lãi "khủng"
Anh Lê Văn Sơn (Tân Châu, tỉnh Hưng Yên - nhà vườn và chuyên buôn đu đủ cung cấp cho Hà Nội) cho biết: "Đu đủ dùng thuốc rấm thì cho quả to, mỡ màng, chín vàng đều, bóng đẹp và vẫn còn cứng, người mua chỉ thích loại này nên bán chạy. Còn loại chín cây thì mã xấu, nẫu, thâm đen, nên ế ẩm. Nắm được tâm lý đó, cứ 29 âm lịch rấm là sáng sớm mùng một có hàng đẹp chở đi Hà Nội bán". "Đu đủ hiện nay bày bán có tên là đu đủ gấc, để có được những quả to, đẹp như thế thì trước đấy cũng phải phun nhiều lần các loại thuốc kích thích" - anh Sơn cho biết thêm.
Hóa chất Trung Quốc có khả năng "phù phép" kỳ diệu.
Theo những chủ buôn, nhà vườn và người dân ở Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) thì khi chấm thuốc cho đu đủ phải đeo găng tay caosu, đeo kính, bịt khẩu trang cẩn thận bởi nếu để thuốc dính vào tay sẽ gây ngứa, thậm chí bị nấm. Đu đủ chín do dùng hóa chất khi ăn nhạt thếch, vẫn còn mùi thuốc chứ không ngọt như đu đủ thường. Còn việc có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không thì chưa có đánh giá.
Dùng hóa chất Trung Quốc, đu đủ chín vàng đều, ruột đỏ rất bắt mắt.
Có mặt tại khu gầm cầu Long Biên (cách cổng chợ đầu mối rau - củ - quả Long Biên 30m) là nơi chuyên bán mặt hàng đu đủ (từ 4h đến 8h sáng), nhóm phóng viên ghi nhận hàng chục xe tải chở đu đủ đỗ sát nhau, dưới mỗi xe là dân buôn vây quanh chờ lấy hàng. Qua tìm hiểu thì đu đủ của các chủ xe đều dùng hóa chất của Trung Quốc để rấm chín nên quả nào cũng chín vàng đều, bóng mỡ màng và không bị giập nát.
Chị Nguyễn Thị Thành (người chuyên kinh doanh đu đủ và chuối tại phố Ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm) tiết lộ: "Giá đu đủ xanh bán tại vườn thời điểm này là 2.000-3.000 đồng/kg, nhưng sau khi "phù phép" được bán với giá 15.000 -20.000đ/kg. Đúng là "lãi khủng".
Theo laodong
Chất lạ màu đen trong áo ngực có sức hút như nam châm Qua 3 ngày ra quân, lực lượng quản lý thị trường Thanh Hóa tịch thu hơn 3.000 áo ngực và phát hiện nhiều loại chất lạ khác nhau, trong đó chất màu đen có sức hút như nam châm. Nguồn tin từ Chi cục Quản lý thị trường trưa ngày 2.11 cho biết: Bắt đầu từ ngày 31.10, Chi cục QLTT ban hành...