Hãi hùng công nghệ hạt dưa “ăn dễ ung thư”
“Không ngậm chất tẩy trắng và phẩm màu công nghiệp với nhớt thải thì không thể có hạt dưa đẹp và bóng được”- một công nhân làm hạt dưa nói với tôi.
Đó cũng là sự thật mà phóng viên phát hiện sau hơn một tháng thâm nhập các cơ sở làm hạt dưa bằng công nghệ hết sức độc hại ở Tây Ninh và TPHCM.
Những ngày cận tết, mỗi ngày cơ sở Th. T. của bà H. ở xã Trường Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh cho ra lò khoảng 6 tấn hạt dưa các loại. Số hạt dưa này, theo bà H., được đưa lên tập kết ở Sài Gòn sau đó bỏ mối cho các đại lý ở khu vực miền Tây và hệ thống bán lẻ ở các chợ, siêu thị.
“Ngậm” đủ chất độc
Chúng tôi có mặt tại cơ sở hạt dưa của bà H. vào một ngày đầu tháng 12. Tại khu sân rộng hơn 100m2 trước nhà, hơn 20 tấn hạt dưa tươi đã được tập kết. Theo lời bà H., hạt dưa nhập từ Trung Quốc thông qua đầu mối là một doanh nghiệp ở Lạng Sơn.
Để cho ra lò loại hạt dưa sạch bóng và bắt mắt, hàng tấn hạt dưa tươi này được công nhân đưa vào bể chứa nước lạnh và xút- một loại hóa chất dùng trong ngành công nghiệp dệt nhuộm, xà phòng.
“Hạt dưa tươi còn dính đất và các chất bẩn, vì vậy để làm sạch chúng phải được tẩy trắng”- bà H. nói. Ở một góc trong nhà máy chế biến, là hàng loạt phẩm màu, chất tẩy công nghiệp và dầu loại thải…tất cả chuẩn bị sẵn sàng cho công đoạn chế biến
tiếp theo.
Trước khi tẩy hạt dưa, hai công nhân cho nước lạnh vào bể chứa, sau đó lấy từ trong bao ra những viên xút màu trắng với trọng lượng khoảng 2-3kg cho vào nước.
Cảnh chế biến hạt dưa pha phẩm màu công nghiệp và nhớt thải tại các cơ sở ở TPHCM và Tây Ninh.
Giữa lúc nước lạnh gặp xút bắt đầu sôi lên sùng sục, các công nhân ở cơ sở này đổ hạt dưa vào bể ngâm. Một công nhân đóng cầu dao điện, cánh quạt được gắn trong bể cũng bắt đầu quay tít để hỗ trợ đánh sạch vết bẩn bám ở hạt dưa.
Theo các công nhân, để hạt dưa được tẩy sạch hoàn toàn ít nhất chúng phải được ngâm trong dung dịch này 30 phút. Tôi hỏi ngâm lâu như vậy chất này có ngấm vào hạt dưa không. “Có ngấm vào cũng không sao, bởi sau khi rang và trộn phẩm màu vào thì ai biết được”- một công nhân trả lời.
Canh đúng 30 phút, công nhân này tiến lại tháo vòi nước để cho nước bẩn tuôn ra đường ống phía sau nhà. Mùi hôi, hắc tỏa ra từ chất tẩy công nghiệp.
Tuy nhiên, các công nhân cho biết, ngày nào cũng ngửi mùi này riết thành quen, chả còn nghe mùi nữa. Những hạt dưa dính đầy bùn đất, nhơ nhớp đã trở nên trắng, và sạch sẽ.
Video đang HOT
Lúc này hàng loạt công nhân bắt đầu đưa hạt dưa từ bể ngâm vào bao để cân, sau đó chuyển sang 8 nồi rang là những quả cầu bằng sắt nóng ran đang chờ sẵn.
Theo các công nhân, 8 chảo rang nơi này có công suất rang khoảng 500kg một suất trong hơn một giờ. Để hạt dưa chín, các nồi rang không chỉ được đun lửa liên tục với nhiệt độ cao mà dầu ăn cũng được cung cấp đủ để hạt dưa không cháy.
Bà H. nói nơi đây rang hạt dưa với dầu ăn Cái Lân nên hạt dưa rất ngon và béo. Tuy nhiên, để hạt dưa bóng bẩy, một công nhân sau khi đổ dầu vào chảo rang liền đổ thêm khoảng 2 lít dầu nhớt thải vào chảo. “Đổ thêm nhớt hạt dưa mới bóng được”- công nhân này tiết lộ.
Khoảng một tiếng sau khi hạt dưa được rang, công nhân bắt đầu dùng phẩm màu công nghiệp được tách ra ở từng bao nhỏ hòa với nước và đổ vào từng chảo.
Khoảng 10 phút sau khi hạt dưa chín đều, ngấm hết các phẩm màu tạo thành một màu đỏ hồng tươi, các chảo rang bắt đầu dừng hẳn, hạt dưa được đưa ra đổ ở sân chờ nguội và vô bao đưa đi tiêu thụ.
Cơ sở làm hạt dưa có tên T.P ở xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TPHCM cũng không thua kém về công nghệ làm hạt dưa độc hại như cơ sở ở Tây Ninh.
Theo các công nhân ở đây, mỗi ngày cơ sở này cho ra lò từ 6-8 tấn hạt dưa thành phẩm và bỏ mối khắp cả miền Nam. Theo chân một tài xế xe tải chở hàng, chúng tôi vào được cơ sở hạt dưa luôn kín cổng cao tường này.
Tại đây, gần chục công nhân đang hì hục ngâm, rang hạt dưa dưới tiết trời nóng bức. Tại bể ngâm hạt dưa, hàng chục bao tải hạt dưa tươi đang được đổ vào bể ngâm với xút sau đó chúng được đưa qua 10 nồi rang. Ngoài làm hạt dưa các màu cánh gián, đỏ và đỏ huyết tươi, nơi đây còn rang hạt hướng dương.
Một cô gái phụ trách việc xuất nhập hạt dưa ở đây cho biết, khách hàng có thể tùy chọn màu hạt dưa các loại với giá cả cũng khác nhau. Loại hạt dưa to màu đỏ tươi đang bán rất chạy có giá 54 nghìn đồng/kg, loại màu cánh gián 53 nghìn đồng/kg, còn hạt dưa đỏ hạt nhỏ 56 nghìn đồng/kg.
Khi tôi hỏi sao hạt dưa có nhiều màu thì cô gái cho biết đó là do dùng phẩm màu để làm đẹp. Liệu nó có độc hại không? Cô gái nhanh nhảu: “Phẩm màu này chỉ thấm ở ngoài vỏ cho đẹp thôi nên không sao. Ăn hạt dưa bỏ vỏ lo gì”.
Một công nhân vừa nghỉ làm hạt dưa cho cơ sở T.P cách đây 5 tháng, cho biết: “Thời gian trước đây, cơ sở này còn dùng nhớt thải để rang hạt dưa, sau đó bị lực lượng chức năng phát hiện nên đã ngưng và thay thế vào đó là dùng dầu ăn loại thải. Nhưng xút và phẩm màu thì không thể ngưng được vì xút làm hạt dưa trông sạch đẹp còn phẩm màu là bắt buộc”.
Cũng theo người này, người ta hay dùng dầu ăn loại thải để rang nhưng hạt dưa không bóng được nên cứ 100kg hạt dưa người ta lại đưa thêm vào 2-3kg dầu nhớt để làm bóng.
Tại cơ sở làm hạt dưa của bà H. ở Tây Ninh mặc dù chủ cơ sở cho chúng tôi thấy vài bịch dầu loại 50 lít bên ngoài ghi dòng chữ “Cái Lân” để làm tin nhưng ở nơi chế biến nhiều xô chậu còn dính nhớt thải đen kịt nằm lăn lóc.
Ở một góc nơi bể ngâm hạt dưa, chúng tôi còn phát hiện hàng loạt bịch để các loại phẩm màu đỏ, cánh gián và đỏ huyết. Bên ngoài các loại phẩm màu này không ghi tên cơ sở sản xuất, cũng như phẩm màu có được dùng trong chế biến thực phẩm hay không.
Một công nhân cho biết, để bảo quản hạt dưa thời gian lâu mà không phai màu, hầu hết phẩm màu được dùng là phẩm màu công nghiệp của Trung Quốc.
“Loại này chỉ cần dùng 2g là 100kg hạt dưa biến thành màu đỏ tươi bắt mắt liền”- công nhân này tiết lộ. Theo người này, nếu hạt dưa dùng phẩm màu thực phẩm thì khi cắn vỏ hạt dưa thường hay dính màu ở miệng. Nhưng hạt dưa dùng bột màu Trung Quốc thì không. Còn về nhớt thải rang với hạt dưa, một công nhân cho biết “do trộn chỉ 2kg/100 kg hạt dưa nên không độc hại gì cả”. “Để tẩy mùi nhớt và phẩm màu, trước khi cho ra lò, hạt dưa cũng được bỏ thêm ít bơ vào lò rang nên khi cắn cảm thấy có vị thơm, béo”- công nhân ở cơ sở này nói thêm.
Ăn để… ung thư
Trao đổi với PV , TS Phan Thanh Thảo- Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học cho biết, xút (NaOH) là chất rắn màu trắng dùng trong tẩy trắng, dùng làm xà bông và xử lý nước thải trước khi cho ra môi trường… Theo TS Thảo tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc mà tính độc hại của xút tác động nhiều hay ít.
Công nghệ làm hạt dưa độc hại tại Tây Ninh và TPHCM.
Ngoài việc ngấm qua da, xút có thể gây đột biến tế bào vú và về lâu dài có thể gây ung thư vú… Một bác sĩ chuyên ngành về vệ sinh thực phẩm ở TPHCM cho biết mặc dù hạt dưa khi ăn thì bỏ vỏ nhưng việc dùng các loại chất xút, nhớt và phẩm màu để chế biến đều có thể gây nguy cơ cho sức khỏe người dùng.
“Hầu hết các loại hạt dưa có màu sắc rực rỡ, bắt mắt thường dùng phẩm màu công nghiệp có chứa chất Rhodamine B thường được dùng để nhuộm vải, cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm vì có khả năng gây ung thư.
Ăn các sản phẩm nhuộm Rhodamine B có khả năng tích tụ các chất độc trong gan, thận, gây dị ứng da”- bác sĩ này nói.
Một chuyên gia về hóa ở Đại học Bách khoa TPHCM cũng cho rằng ngay cả việc rang hạt dưa nhưng dùng dầu thực vật loại thải, đã bị hydro hoá cũng không tốt bởi loại dầu ăn này gây nên bệnh tim mạch nếu dùng nhiều và lâu dài.
Gọi vào số điện thoại của một đơn vị chuyên cung cấp hạt dưa chưa qua chế biến ở đường Trần Đăng Ninh- TP Lạng Sơn, giọng một phụ nữ cho biết cơ sở nơi đây cung cấp hạt dưa cho tất cả các cơ sở chế biến hạt dưa toàn quốc.
“Hạt dưa bọn tôi nhập về từ Tân Cương của Trung Quốc với giá 15 nghìn đồng/kg. Nếu lấy từ 10 tấn trở lên chúng tôi sẽ giảm còn 13 nghìn đồng/kg”- người này cho biết.
Một đầu nậu ở Lạng Sơn cho biết, mặc dù “hạt dưa tươi” nhưng nếu không chế biến hết để cả năm cũng không hỏng vì nó được dùng “ chất bảo quản”. Khi tôi hỏi chất gì mà tốt đến thế, đầu nậu này nói “đó là bí quyết”
Theo 24h
Hẩm hiu giáo viên miền núi
Đối với nhiều giáo viên vùng cao các tỉnh miền Trung, thưởng Tết là chuyện phù phiếm, xa vời. Năm nay cũng vậy, vẫn ký trà, bịch hạt dưa, gói bột ngọt nhưng có trường còn không lo nổi cho giáo viên
Điểm trường bản Ngược, thuộc Trường Tiểu học Pa Nang, huyện Đakrông - Quảng Trị tuềnh toàng, nằm chênh vênh bên dòng suối có khoảng 50 học sinh của 4 khối học, do 3 giáo viên (GV) đứng lớp giảng dạy. Đã 6 năm gắn bó với trường bản Ngược nhưng khi nói về chuyện thưởng Tết, thầy Nguyễn Đình Cường tâm sự: "Chỉ có ký hạt dưa hay gói bột ngọt do nhà trường tặng thôi".
Không dám nghĩ đến!
Thầy Nguyễn Văn Cường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pa Nang, cho biết trường có 50 cán bộ, GV. "Hằng năm, quỹ Công đoàn (CĐ) chỉ có thể tặng GV gói bột ngọt, ký hạt dưa trị giá khoảng 100.000 đồng gọi là động viên nhưng năm nay khó khăn quá, chưa biết có được vậy không" - ông băn khoăn. Theo ông Mai Huy Phương, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Đakrông, hầu như tất cả các trường ở huyện chỉ thưởng Tết cho GV bằng những món quà như vậy.
Bám trụ dạy học ở xã Pa Nang, huyện Đakrông - Quảng Trị hết sức vất vả nhưng giáo viên rất ngậm ngùi vì thưởng Tết èo uột. Ảnh: QUANG TÁM
Trà, hạt dưa, bột ngọt... cũng là phần thưởng Tết chủ yếu cho GV nhiều trường miền núi ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thầy Châu Viết Bình, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Khe Tra, huyện Nam Đông, day dứt: "Năm trước còn có quà cho anh em nhưng năm nay, do quỹ CĐ cạn kiệt nên chắc không có". Theo ông Lê Quang Thẩm, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Nam Đông, thậm chí có trường còn không lo nổi cho GV gói quà, nói gì đến tiền thưởng Tết.
"GV vùng cao chúng tôi có bao giờ dám nghĩ đến chuyện thưởng Tết đâu. Mỗi năm, Tết đến, được nhận gói quà từ CĐ trường trị giá khoảng 100.000 đồng là phấn khởi lắm rồi" - thầy Phạm Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Kim, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh - Bình Định, ngậm ngùi. Hầu hết các trường ở Vĩnh Thạnh hiện đều không có kế hoạch thưởng Tết. Ông Đào Văn Minh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Thạnh, cho biết chuyện thưởng Tết cho GV ở huyện chủ yếu trông chờ vào các mạnh thường quân nhưng năm nay vẫn chưa có đơn vị, cá nhân nào đăng ký hỗ trợ.
Tại huyện miền núi An Lão - Bình Định, GV cũng được thưởng Tết như mọi năm, vẫn là ít bánh mứt. Ông Nguyễn Văn Phiên, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện An Lão, trăn trở: "Năm nào cũng vậy, GV các trường ở huyện đều không được thưởng Tết". Theo ông Trần Đức Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định, từ trước tới nay, chưa bao giờ ngân sách dành phần thưởng Tết cho ngành giáo dục nên các trường phải tự lo. CĐ ngành chỉ có thể gửi công văn đề nghị các địa phương chú ý, quan tâm chăm lo cuộc sống của GV khó khăn trong dịp Tết.
Năm có, năm không
Khi chúng tôi đề cập chuyện thưởng Tết, nhiều GV Trường Tiểu học - THCS Trà Xinh, huyện Tây Trà - Quảng Ngãi đều bật cười. "Thưởng Tết đối với GV vùng cao chúng tôi là chuyện quá phù phiếm" - một thầy giáo bộc bạch. Cô hiệu phó Nguyễn Thị Kim Anh, người đã gắn bó với trường này vài chục năm, trải lòng: "Tết đến, GV chúng tôi được phụ huynh học sinh tặng những bó rau, mớ măng rừng, vài cây bánh tét hay ít cá. Về phía ngành giáo dục, phần thưởng Tết lớn nhất cho GV chỉ là ít dầu ăn, vài ký hạt dưa nhưng năm có, năm không".
Không chỉ Tây Trà, với GV ở nhiều huyện vùng cao khác của Quảng Ngãi như Minh Long, Sơn Tây, Ba Tơ, Sơn Hà..., chuyện thưởng Tết cũng trở nên quá xa xỉ. Thậm chí có GV đã hơn 20 năm trong nghề nhưng chưa một lần nhận được thưởng Tết. Theo ông Trần Ngọc Tựu, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, sở vẫn chưa có kế hoạch thưởng Tết cho GV nhưng tình hình này thì "rất khó".
Tại Quảng Nam, ông Nguyễn Tấn Thắng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh, khẳng định năm nay, GV sẽ không được thưởng Tết dù các năm trước, mỗi người nhận được 100.000 - 200.000 đồng. "GV công tác ở vùng cao đã khổ, Tết đến lại chẳng thấy lương, thưởng gì cả, bà con bản làng thương thì tặng cho ít quà rừng núi thôi" - ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Nam Giang - Quảng Nam, rầu rĩ.
Theo người lao động
75% thịt lợn vỉa hè nhiễm vi sinh 15/20 mẫu thịt lợn vỉa hè (chiếm tỉ lệ 75%) được ngành chức năng kiểm tra và phát hiện nhiễm vi sinh, trong đó có E.coli. Ngày 28/11, lãnh đạo Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng xác nhận: Qua kiểm tra các sản phẩm thịt động vật, tuy không phát hiện mẫu nhiễm kháng sinh, chất bảo quản, kim loại nặng và chất tạo...