Hãi hùng các ca kim chui vào người trẻ nhỏ chạy lung tung, sơ ý của người lớn khiến trẻ con “lãnh” đủ
Vô tình nằm lên gối, ngã trên sàn nhà, nhiều trẻ em đã bị kim đâm vào người và chạy lung tung trong cơ thể, thậm chí chạy vào phổi, tim khiến tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng.
Nằm trên bàn mổ 1 giờ đồng hồ vì đè lên kim khâu
Trường hợp kim chui vào người gần đây nhất là bé gái P.D.C ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Sau ca mổ kéo dài 1 giờ, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật nội soi lấy ra từ cơ thể bé gái 3 tuổi một chiếc kim khâu dài khoảng 4 cm vào ngày 23/4.
Gia đình bệnh nhi cho biết, trong lúc chơi đùa bé P.D.C vô tình nằm đè vào chiếc kim khâu. Sau tai nạn, bé có biểu hiện đau vùng vai phải nên đã được gia đình đưa đến khám tại bệnh viện tỉnh. Tại đây, các bác sĩ bệnh viện tỉnh Hải Dương đã phát hiện có dị vật ở lồng ngực bên phải của bé, nghi là chiếc kim khâu. Ngay lập tức, cháu được chuyển tới bệnh viện Nhi Trung ương.
Hình ảnh chiếc kim khâu trong cơ thể bệnh nhi
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, khi tiến hành cho bệnh nhi chụp X-quang và cắt vi tính lồng ngực, các bác sĩ phát hiện dị vật hình kim khâu nằm tại vị trí mặt trước xương bả vai. Cháu C được chỉ định phẫu thuật để lấy vị vật ra khỏi cơ thể.
Bác sĩ Nguyễn Minh Khôi, khoa Ngoại tổng hợp, người trực tiếp phẫu thuật cho bé C chia sẻ: “Trong quá trình phẫu thuật nội soi bằng 03 trocar đi vào tổ chức giữa cơ dưới vai và cơ thang, các bác sĩ phát hiện dị vật nằm lẫn trong các sợi cơ là chiếc kim khâu dài 3.8cm, đầu nhọn. Sau 1giờ, dị vật đã được lấy ra hoàn toàn, không đứt gãy”.
Chiếc kim trên phim chụp X-quang
Chiếc kim dài gần 4cm đã được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhi C
Video đang HOT
Ngất xỉu liên tục vì kim chui vào tim
Ca bệnh nặng nhất từ kim khâu chui vào người là bệnh nhi Nguyễn Minh H. (13 tuổi, ngụ tại Bù Đăng, Bình Phước). Gần 2 tháng sau ngày bị cây kim gãy nằm trong lồng ngực do đè người lên gối, cậu bé liên tục bị ngất xỉu. Sau 2 cuộc phẫu thuật liên tiếp, các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 1 mới lấy ra được nửa chiếc kim nằm trong tim, gây viêm nhiễm.
Gia đình bé H cho biết trong lúc đè lên chiếc gối, cậu bé bị đau nhói ở ngực. Khi ngồi dậy H thấy chiếc kim đâm sâu vào ngực trái. H cố gắng kéo ra thì chiếc kim bị gãy. Vì sợ bị bố mẹ mắng nên H đã không dám kể lại.
Sau khi bị nửa chiếc kim gãy nằm trong cơ thể, sức khỏe H bắt đầu có những biểu hiện bất thường như mệt, than đau ngực rồi liên tục ngất xỉu. Gia đình gặng hỏi thì tá hỏa khi nghe cậu bé nói bị nửa chiếc kim gãy nằm trong ngực. Ngay lập tức bệnh nhi được đưa tới bệnh viện địa phương rồi tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 cấp cứu.
Sau khi vào viện, ê kíp trực tiến hành siêu âm thì phát hiện cây kim xâm lấn nên tiến hành mở cơ ngực nhưng không thấy cây kim. Cuộc can thiệp lần thứ nhất thất bại, trong khi những cơn đau của bệnh nhi vẫn liên tục xuất hiện. Các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch đã tiến hành kiểm tra hình ảnh thì phát hiện dị vật đang nằm ở vùng mỏm tim trái.
Sau khi phát hiện cây kim đang nằm ở tim bệnh nhi, những tranh luận chuyên môn rất căng thẳng về việc phẫu thuật hay không phẫu thuật đã diễn ra tại BV Nhi Đồng 1. Trái tim liên tục co bóp để đẩy máu đi nuôi cơ thể, vì thế dị vật là cây kim có đầu nhọn cũng sẽ liên tục di chuyển theo những hướng rất phức tạp, việc phẫu thuật khó tìm đúng vị trí kim đang nằm có nguy cơ dẫn tới những rủi ro khó lường cho bệnh nhi, thậm chí có thể tử vong.
Bệnh nhi H đã được phẫu thuật lấy thành công mũi kim gãy trong tim tại BV Nhi Đồng 1
Sau hơn 1 giờ hội chẩn liên chuyên khoa căng thẳng, các bác sĩ đã thống nhất hội chẩn và ra chỉ định mổ để cứu bệnh nhi. Để tránh nguy cơ cây kim có thể đã di chuyển sang vị trí khác, trước mổ, bác sĩ đã phải thực hiện lại các kết quả kiểm tra hình ảnh, đánh dấu vị trí trên không gian 3 chiều tại điểm cây kim đang nằm. Sau khi gây mê, ê kíp phẫu thuật đã tiến hành mở lồng ngực bệnh nhi đặt hệ thống toàn hoàn ngoài cơ thể, ngưng tim hoàn toàn.
BS Nguyễn Kinh Bang, người trực tiếp thực hiện cuộc mổ, cho hay: “Khi đặt tay nhẹ lên bề mặt tim bệnh nhi, tôi đã cảm nhận được độ cộm ngay tại vị trí cây kim đang nằm. Sau một đường rạch nhỏ trên cơ tim, mũi kim dài khoảng 2cm bị rỉ sét đã bộc lộ. Mũi kim gây viêm nhiễm xuyên từ mõm tim vào vách liên thất, lún một phần vào tâm thất đã được gắp ra ngoài sau hơn 10 phút phẫu thuật. Cả ê kíp mổ và bệnh nhi đã may mắn vì mũi kim không di chuyển sang vị trí khác”.
Chiếc kim gỉ sét vì chui trong lồng ngực, xuyên vào phổi gần 2 năm
Ca phẫu thuật được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương để lấy chiếc kim khâu nằm gần 2 năm trong lồng ngực của bé gái 3 tuổi ở Nghệ An.
Chiếc kim khâu nằm trong lồng ngực bé gái gần 2 năm đã được các BS BV Nhi Trung ương lấy ra
Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, khoảng 1 tuần trước khi nhập viện bé gái có dấu hiệu mệt mỏi, sốt, nôn nhiều.
Tại Bệnh viện tỉnh Nghệ An, bác sĩ phát hiện có dị vật ở lồng ngực phải của bé gái, nghi dị vật là kim khâu và chuyển cháu ra Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ đã chụp X quang các định có dị vật là chiếc kim khâu ở thành ngực bên phải.
Qua khai thác bệnh sử gia đình cho biết khi cháu bé được 1 tuổi đã bị ngã và đã được điều trị nhiễm trùng tại chỗ, vết thương ổn định mà không biết kim khâu đã đâm vào phần lưng bé. Trong quá trình 2 năm, chiếc kim khâu đã di chuyển vào lồng ngực, xuyên vào phổi và bị rỉ sét khiến việc tìm và lấy kim không dễ dàng.
TS, BS Phạm Duy Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp cho biết, dị vật sắc nhọn chui vào cơ thể là một tai nạn sinh hoạt nguy hiểm nhưng khá thường gặp ở trẻ em. Phẫu thuật lấy dị vật còn là thử thách trong các trường hợp dị vật nhỏ, di chuyển và nằm lẫn trong các khối cơ sâu.
Các gia đình khi sử dụng vật sắc nhọn nên để xa tầm tay trẻ em, nếu bị rơi thì cần tìm kiếm, không để rơi trên sàn nhà sẽ nguy hiểm nhất là với trẻ nhỏ.
Các dấu hiệu trẻ cần được đến bệnh viện
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều phụ huynh đã tự điều trị tại nhà các bệnh thông thường cho trẻ.
Bệnh nhi đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) với các biện pháp phòng dịch Covid-19 - ẢNH: NGUYÊN MI
Nhiều trường hợp nhầm lẫn các dấu hiệu cần cấp cứu, ngần ngại đưa trẻ đến bệnh viện, dẫn đến tình trạng bệnh nặng và nguy hiểm đến tính mạng.
Cấp cứu trong mùa dịch
Ghi nhận tại các bệnh viện (BV), số lượng bệnh nhân đến khám giảm nhiều so với trước kia. Tại BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), trung bình ngày thường tiếp nhận 7.000 - 8.000 lượt khám/ngày thì hiện nay chỉ còn khoảng 1.000 lượt/ngày. Tuy nhiên, các bệnh ngoại khoa (cấp cứu, cần can thiệp phẫu thuật) không giảm mà lại tăng nhẹ. Trong đó, có nhiều trường hợp nhập viện trễ, diễn tiến nặng.
Đặc biệt, cuối tuần qua, có đến 11 trường hợp viêm ruột thừa biến chứng nhập viện cấp cứu tại BV Nhi đồng 2.
Bệnh nhi T.H.T (12 tuổi, ngụ TP.HCM) có biểu hiện đau bụng phía dưới bên phải, nôn ói và sốt. Phụ huynh đã tự mua thuốc về cho bé uống. Các triệu chứng không giảm, đến khi cơn đau dữ dội, bé mới được chở đến BV. Lúc này, đã xảy ra biến chứng áp xe (nhiễm trùng), vỡ ruột thừa, bệnh nhi được mổ cấp cứu.
Theo tiến sĩ - bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc BV Nhi đồng 2 (TP.HCM): Nhiều trường hợp viêm ruột thừa biến chứng do nhập viện trễ. Qua tìm hiểu, các bác sĩ nhận thấy do người nhà có tâm lý e ngại đến BV trong mùa dịch. Khi trẻ nhập viện đã trong tình trạng nặng, việc phẫu thuật và hồi sức trước và sau mổ sẽ gặp nhiều khó khăn, chưa kể đến vấn đề nhiễm trùng, dính ruột đều có nguy cơ tăng cao sau mổ.
Trước đó, BV Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cũng tiếp nhận cấp cứu trường hợp viêm cơ tim cấp là bệnh nhi 5 tuổi (ngụ Đắk Lắk), được BV tỉnh chở cấp cứu hơn 300 km từ Đắk Lắk đến ngay trong đêm. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốc tim và loạn nhịp tim nặng. Tại BV Nhi đồng Thành phố, các bác sĩ đã nhanh chóng kết nối hệ thống ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể) để chạy tim phổi nhân tạo cứu mạng sống cho bé ở lằn ranh "cửa tử".
Nhận biết dấu hiệu đưa trẻ đi khám kịp thời
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), lưu ý: Trong mùa dịch Covid-19, để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho trẻ, phụ huynh cần theo dõi kỹ các dấu hiệu bệnh của trẻ, hiểu biết các mức độ nào thì có thể điều trị tại nhà, mức độ nào thì đi phòng mạch tư, mức độ nào thì khám BV tuyến quận/huyện gần nhà, mức độ nào thì khám BV tuyến cuối, tuyến thành phố, trung ương.
Bác sĩ Khanh cho biết, những dấu hiệu nguy hiểm cơ bản mà phụ huynh phải nhanh chóng đưa trẻ đến BV là: bỏ ăn, bỏ bú (khẩu phần giảm 2/3 so với thường ngày); sốt và co giật; thở mệt, tím tái.
"Bất cứ lúc nào phụ huynh cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của trẻ thì có thể gọi điện thoại đến BV để được khám, tư vấn trực tuyến; hoặc đưa trẻ đi khám (tùy mức độ) trên nguyên tắc vẫn đảm bảo các biện pháp phòng dịch Covid-19", bác sĩ Khanh nói.
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, một số triệu chứng đáng lưu ý mà phụ huynh cần nghĩ đến viêm ruột thừa là: trẻ đau bụng đi lom khom, nằm co bụng như con tôm, hoặc đau khu trú vùng bụng thấp bên phải, kèm theo sốt, nôn ói...
"Bệnh nhi được điều trị giai đoạn sớm thì viêm ruột thừa ở giai đoạn cấp, viêm ruột thừa mủ, việc điều trị tương đối thuận lợi, dễ dàng. Trong những trường hợp nặng, ruột thừa đã vỡ ra, biến chứng rất nặng nề", bác sĩ Thạch cho biết, đồng thời khuyến cáo: Dù đã hết giai đoạn cách ly xã hội nhưng phụ huynh vẫn cần tránh cho trẻ ra ngoài tụ tập nơi đông người.
Nguyên Mi
Sau điều trị ung thư dạ dày bị tê bì tay chân có nguy hiểm không? Mẹ tôi bị ung thư dạ dày, đã điều trị 10 mũi hóa chất hết từ tháng 12/2019. Mẹ tôi đã đến hẹn tái khám nhưng vì dịch bệnh nên lùi lại. Mẹ tôi có cảm giác tê bì tay chân. Xin hỏi bác sĩ, như vậy thì có sao không? (Nguyễn Nga, Hải Dương) Ảnh minh họa TS.BS Đào Văn Tú, Giám...