Hãi hùng bóng bì làm từ bì lợn thối
Những miếng bì lợn đã bốc mùi, có miếng chuyển màu được chất thành đống, vứt trên nền đất ẩm ướt, là “nguyên liệu chính chế biến: nem chua, bóng bì, mỡ nước,…
Thôn Bình Lương, xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên từ lâu vốn nổi tiếng với nghề làm bóng bì. Mỡ nước và tóp ở đây là hai sản phẩm phụ. Mỡ nước được bán cho những điểm làm hành khô, bánh rán, quẩy, ngô chiên.
Nhiều túi bì lợn đã ngả màu được bảo quản trong thùng lạnh là “nguyên liệu chính” để làm bóng bì
Dọc đường vào làng, hầu như nhà nào cũng tận dụng khoảng đất trống để phơi bì, có gia đình còn phơi cả trên nóc nhà. Anh T., chủ một cơ sở chuyên làm bì lợn tại thôn Bình Lương, đang phân loại những miếng bì “đầu thừa đuôi thẹo” được gom từ các chợ ở Hà Nội và các nơi khác về cho biết: “Miếng bì nào lớn, mỡ sẽ được lọc để rán, còn bì được chế biến thành bì khô”.
Theo quan sát của chúng tôi, tất cả số bì lợn đều được để trên nền gạch nhầy nhụa nước bẩn, cạnh đó là cống nước, còn thùng, xô, chậu cáu đen nằm ngổn ngang. Anh T. cho biết thêm: “Làng này trước đây có nghề truyền thống làm bóng bì, nem chua, nhưng nay có thêm nghề làm bì lợn khô, và nghề này trở thành nghề chủ yếu, sản phẩm được xuất bán cả trong và ngoài nước. Hiện tại thôn này còn rất ít nhà làm bóng bì để tiêu thụ tại Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận”.
Bì lợn đang sơ chế được chất đống trên nền đất…
… người chế biến dùng châm giẫm đạp để làm sạch bì!
Đi sâu vào làng, chúng tôi bắt gặp những rãnh nước thải lộ thiên chảy ra từ các hộ làm hàng bốc lên mùi khó chịu. Nhà bà V., nơi được những người dân giới thiệu là hộ sản xuất vệ sinh nhất cũng không khác gì các gia đình sản xuất nhỏ lẻ khác. Đồ nghề gồm dao và một viên đá hoa làm thớt vứt chỏng chơ bên cạnh những đống bì lợn được chất trên nền đất.
Chỉ vào đống bì lợn đã làm sạch, chị L., chủ một cơ sở sản xuất phía cuối làng, cho biết: “Bì này dùng để làm bóng, có giá 10.000 – 12.000 đồng/kg. Hàng được phân thành từng loại khác nhau và không miếng nào bị bỏ đi. Còn mỡ thì sau khi rán được đựng trong những chiếc thùng lớn chất trong bếp đợi lái buôn đến thu gom”.
Video đang HOT
Những miếng bì lợn trắng phau sau vài thủ thuật của người chế biến
Trên bếp lò, một chiếc chảo lớn đang rán mỡ sôi lục bục. Cạnh đó là chiếc nồi luộc bì bẩn như chưa bao giờ được đánh rửa. Mùi mỡ rán, mỡ tươi trộn vào nhau làm không khí càng trở nên đặc trưng của làng nghề làm bì lợn. Đảo chảo mỡ đang sôi sùng sục và nhanh tay vớt đống bì ngâm trong các thùng nhựa cáu bẩn để chuẩn bị cạo lông, chị L. trần tình: “Bì lợn được gia đình tôi thu mua ở khắp nơi, nhiều khi phải thuê người đi thu mua rồi gửi qua xe khách. Vì nguồn hàng không phải lúc nào cũng phong phú nên nhiều khi người thu mua phải “đợi” gom được số lượng kha khá mới gửi xe lên cho cơ sở, nên việc bì lợn “hơi” có mùi ôi là điều không thể tránh khỏi”!.
Và để giải quyết những mùi khó chịu cùng những miếng bì đã chuyển màu, các cơ sở sản xuất đã “ sáng tạo” tuyệt chiêu vô cùng đơn giản: Sau khi trần qua nước sôi, bì lợn sẽ được ngâm bằng một loại dung dịch để có màu trắng và hết mùi…
Bì lợn trắng phau sau khi chế biến tiếp tục được phơi trên những đống than…
… và đựng trong các bao tải đen nhẻm
Đồng hồ đã chỉ đến 12 giờ trưa, song cả làng vẫn chưa ai nghỉ tay. Nhà thái mỡ, nhà lọc bì, nhà lại rán mỡ xèo xèo. Chỉ nửa ngày, chúng tôi đã “mục sở thị” vô số hình ảnh rất mất vệ sinh trong quá trình chế biến bóng bì, mỡ rán nhưng theo các cơ quan chức năng của xã Tân Quang, thì “việc quản lí là vô cùng khó khăn”. Một cán bộ xã này cho biết: “Mỗi dịp giáp Tết, các cơ quan chức năng cũng đi kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của các hộ sản xuất, nhưng không bắt được hộ nào vi phạm để xử phạt”.
Theo 24h
"Mục kích" lò hành phi siêu bẩn ở Hà Nội
Để tiết kiệm nguyên liệu, thời gian, hành khô sau khi vớt ra từ chảo sẽ được cho vào một chiếc túi rồi đưa vào máy giặt để "vắt" cho hết mỡ. Số mỡ thừa này tiếp tục được tận dụng lại.
Trong vai một khách hàng, chúng tôi tìm đến một số cơ sở làm hành phi ở thôn Thuận Quang (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội). Đây là nơi cung cấp ra thị trường khoảng 3 tạ hành phi trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận mỗi ngày.
Bước vào nhà chị H., hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một chiếc máy bào hành cũ kỹ, chân máy và nắp máy nhiều chỗ đã hoen rỉ. Từng bao tải hành tây tươi đã bóc vỏ sau khi rửa qua một lần sẽ được đổ vào cửa máy. Phía bên cạnh là một người phụ nữ chân đi ủng vô tư giẫm đạp lên đống hành vừa được bào xong. Số hành này không cần rửa, được cho vào một chiếc nồi cáu bẩn do lâu ngày không cọ rửa để đóng khuôn, vắt kiệt nước rồi lại cho vào những chiếc rổ to để chờ trộn bột rán. Do tấm bạt quá nhỏ nên hành rơi cả ra mặt sân cũng là nơi rửa hành luôn lẹp nhẹp nước.
Công đoạn "băm" hành trước khi cho vào "ép".
Những dụng cụ đựng hành được đặt trong một tấm bạt nhỏ.
Tiến vào sâu trong bếp, nói chuyện với một người phụ nữ luôn tay rán và vớt hành, chị này khoe với chúng tôi mình đã có thâm niên 3 năm trong việc rán hành và chưa làm cháy chảo hành nào, kể cả khi sử dụng mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần. Phía dưới chân là những can mỡ được người phụ nữ này "tiếp thị" là vừa mới được nhập về từ làng làm bóng bì thôn Bình Lương (xã Tân Quang, Hưng Yên). Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, số mỡ được cho là mới này có màu vàng cháy và bốc lên một mùi khó chịu.
Công đoạn "ép" hành trước khi cho vào rán.
Sau khi vàng giòn, hành được đổ ra một khay lớn mà thành và đáy bám đầy bụi than. Đặc biệt, ngay sát lò hành phi, mỡ cũ được đổ ra một thùng lớn không có nắp đậy, bốc mùi hôi, khét. Để tiết kiệm nguyên liệu, hành khô sau khi vớt ra từ chảo sẽ được cho vào một chiếc túi rồi đưa vào máy giặt để "vắt" cho hết mỡ. Số mỡ này được tái sử dụng cho những lần rán tiếp theo.
Công đoạn trộn hành với bột khoai tây nhằm tăng trọng lượng của sản phẩm.
Phía gần bếp, thấy một người phụ nữ đang trộn hành tây với một loại bột có màu trắng, chúng tôi thắc mắc loại bột này dùng để làm gì, người phụ nữ này chỉ nói rằng đây là công thức chế biến "gia truyền" không thể tiết lộ được.
Tuy nhiên, khi tiếp cận với ông V - người trước đây làm nghề rán hành, ông bật mí: "Sau khi hành được bóc vỏ, rửa sạch sẽ cho vào máy bào để cắt thành từng lát nhỏ, sau đó được vắt sạch nước rồi cho vào trộn với bột khoai hoặc bột sắn trước khi cho vào chảo rán. Mỗi tấn hành tây chỉ có thể cho ra lò khoảng 250 kg hành phi. Nhưng nếu trộn với khoảng 200 - 300 kg bột thì có thể thu về tới 500 kg thành phẩm. Làm như thế trọng lượng của sản phẩm hành rán sẽ được nâng lên rất nhiều".
Các thùng đựng mỡ phần lớn là mỡ tái chế.
Mỡ được giới thiệu là mỡ mới nhưng có màu vàng cháy bốc lên mùi khó chịu, đựng trong xô nhựa cáu bẩn.
Loại bột khoai tây này được người dân ở đây chế biến như phương pháp lọc bột sắn. Khoai tây sau khi bào thành các sợi nhỏ, được đem rửa qua chậu nước nhiều lần. Ở đáy chậu sẽ lắng xuống một lớp cặn, đem lọc và phơi khoảng 2 - 3 ngày là có màu trắng y hệt bột mỳ.
Công đoạn "ép" mỡ bằng máy giặt để tận dụng nguyên liệu...
... số mỡ này được trưng dụng cho những lần rán tiếp theo.
Sản phẩm hành phi bắt mắt trước khi được "tung" ra thị trường.
Vì nguyên liệu rẻ, dầu mỡ ôi nên giá hành phi ở đây "rẻ bất ngờ". Loại được trộn với bột khoai tây chỉ có giá 30.000 đồng/kg. Còn nếu hành phi bình thường thì có giá từ 65.000- 70.000 đồng/kg (trong khi giá hành củ khô hiện đã là 40.000-50.000 đồng/kg, nếu phi khô bình thường thì giá phải khoảng 300.000 đồng/kg). "Giá cả hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên liệu chế biến, tỷ lệ pha trộn và loại mỡ dùng để phi hành", ông V. chia sẻ thêm.
Theo 24h
Hãi hùng cơm bẩn sinh viên Đằng sau những quán cơm bình dân sinh viên (SV) ở làng ĐHQG TP.HCM (quận Thủ Đức) là "công nghệ" chế biến món ăn hãi hùng từ nguồn thực phẩm trôi nổi, ôi thiu, không rõ nguồn gốc... T hức ăn sau khi chế biến nhìn rất bắt mắt. Ảnh: Phước Tuần. Trong khi giá cả thị trường đắt đỏ, các quán ăn...