Hãi hùng “bom nước” rải khắp Thủ đô
Những bồn nước nặng hàng tấn được ví như những quả “bom nước” treo lơ lửng trên nóc khu chung cư, tập thể hay nhà dân ở Hà Nội đang hằng ngày đe doạ sự an toàn của người dân.
Ngày 4.4, trên mạng xã hội xuất hiện một clip ghi lại cảnh bồn nước từ trên tầng 5 toà nhà bất ngờ rơi tự do xuống đất. Tuy không gây thương tích cho người đi đường nhưng cũng khiến nhiều người một phen kinh hoàng.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự việc bồn nước rơi tự do từ trên các toà nhà cao tầng gây nguy hiểm cho người dân ở phía dưới. Ngày 4.9.2015, tại quận Thủ Đức (TP.HCM), một chiếc bồn nước loại 1.500l đã bất ngờ rơi từ tầng 4 của nhà cao tầng đè chết 1 bé gái 8 tháng tuổi ở căn nhà bên cạnh. Ngày 11.9.2014, một bồn nước tại trường tiểu học ở xã Diễn Tháp (Diễn Châu, Nghệ An) bất ngờ rơi từ trên mái xuống đất, đè chết 2 học sinh và 1 học sinh khác bị thương nặng….và còn rất nhiều vụ tai nạn thương tâm khác liên quan đến bồn nước lắp đặt trên tầng cao của các toà nhà.
Điều đáng nói là ở Thủ đô Hà Nội, nơi có mật độ dân cư đông đúc thì việc người dân lắp đặt các bồn nước trên nóc nhà cao tầng, chung cư, tập thể lại càng trở nên phổ biến hơn.
Chỉ cần đứng trên nóc nhà cao tầng và quan sát xung quanh, không khó để nhận thấy bất kỳ ngôi nhà cao tầng, chung cư hay khu tập thể cũ nào trên nóc cũng lố nhố đủ loại bình nước với các kích cỡ, hình dạng khác nhau.
Tại các khu tập thể cũ đặc trưng của Hà Nội như Thành Công, Giảng Võ, Trung Tự…. là nơi tập trung nhiều “bom nước” nhất.
Với tính chất dễ lắp đặt, vận chuyển, tiết kiện diện tích và giá cả hợp lý hơn so với bể nước xây bằng bê tông nên bồn chứa nước bằng inox được nhiều hộ dân, nhiều khu tập thể cũ sử dụng.
“Bom nước” mọc chi chít trên các mái nhà, sân thượng ở Hà Nội.
Không chỉ đe doạ sinh mạng của người dân đi phía dưới, những bồn nước trên các nóc nhà tập thể cũ còn đe doạ sự an toàn của chính người dân đang sinh sống trong đó.
Video đang HOT
Hầu hết các khu tập thể cũ ở Hà Nội đều đang trong tình trạng xuống cấp, không chỉ “cõng” trên vai chuồng cọp mà nay các nóc nhà của khu tập thể cũ còn phải “đội” thêm hàng trăm bồn nước sinh hoạt.
Theo quan sát của PV, các bồn nước này có dung tích từ 1.500L – 2.000L, được lắp đặt khá sơ sài bằng các khung sắt và đặt chênh vênh trên các nóc nhà.
Do nhu cầu sử dụng của người dân ngày một tăng nên mọi chỗ trống trên nóc nhà đều được tận dụng để lắp đặt bồn nước inox.
Theo chị Hằng (khu tập thể B2 (Thành Công, Ba Đình, Hà Nội): “Những bồn nước xây bằng bê tông được xây cùng thời với khu tập thể nay đã xuống cấp, không thể sử dụng được nữa nên chúng tôi phải thay thế bằng bồn inox. Tuy nhiên khi người dân lắp đặt và xây dựng lại không hề có sự hướng dẫn hay quản lý của cơ quan chức năng nên mới xảy ra tình trạng bồn nước được lắp đặt tràn lan trên nóc chung cư như vậy”.
Theo Danviet
Ngang nhiên "cướp" vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống đường giữa Thủ đô
Vỉa hè tại các con phố cổ Hà Nội bị người dân chiếm dụng, xâm lấn để kinh doanh, khiến người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường.'
Những biển cấm như thế này được chính quyền đặt ở tất cả các con phố nhưng người dân vẫn không thực hiện. (Ảnh: Đức Thuận)
Vừa qua, dư luận cả nước rất đồng tình với chính quyền TP. HCM khi cương quyết xử lý các trường hợp xâm lấn, chiếm dụng vỉa hè quận 1 để trả về cho người đi bộ.
Cũng trong tình trạng tương tự, tại Hà Nội, tình trạng chiếm dụng vỉa hè từ lâu đã và đang là vấn nạn nhức nhối.
P.V đã ghi nhận tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) - trung tâm Thủ đô về thực trạng này.
Người phụ nữ này đang căng dây để chiếm dụng vỉa hè làm nơi gửi xe thu phí. (Ảnh: Đức Thuận)
Trong biển cấm có ghi rõ việc chiếm dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh là không được phép, nhưng thực tế, gần như tất cả các hộ dân tại phố cổ đều vi phạm. (Ảnh: Đức Thuận)
Vỉa hè biến thành quán ăn. (Ảnh: Đức Thuận)
Tại vỉa hè, người ta có thể gặp bất cứ loại hình kinh doanh nào. (Ảnh: Đức Thuận)
Một gian bếp nhỏ chềnh ềnh trên vỉa hè phố cổ. (Ảnh: Đức Thuận)
Người dân ăn uống, để xe và đọc báo chiếm hết không gian của người đi bộ. (Ảnh: Đức Thuận)
Hình ảnh như thế này đã trở nên phổ biến nhiều năm qua. Khi lực lượng chức năng đi tuần tra, họ nhanh chóng dọn bàn ghế vào nhà, nhưng khuất bóng cán bộ thì đâu lại vào đấy. (Ảnh: Đức Thuận)
Vìa hè bị "cướp", người đi bộ chỉ còn cách cuốc bộ dưới lòng đường. (Ảnh: Đức Thuận)
Khách nước ngoài ngao ngán với bộ mặt đường phố Thủ đô. (Ảnh: Đức Thuận)
Tại phố cổ Hà Nội, có lẽ khái niệm vỉa hè không tồn tại. (Ảnh: Đức Thuận)
Ngôi nhà này được xây chiếm dụng toàn bộ vỉa hè, người đi đường chỉ cần nhích một bước là vào đến cửa hàng. (Ảnh: Đức Thuận)
Một ngôi nhà khác cũng trong tình trạng tương tự. (Ảnh: Đức Thuận)
Từ buôn bán nhỏ đến kinh doanh lớn, tất cả đều cố gắng "cướp" vỉa hè bằng mọi cách. (Ảnh: Đức Thuận)
Và hình như tất cả đều "nằm trong tầm" với của các hộ kinh doanh. (Ảnh: Đức Thuận)
Không biết bao giờ Hà Nội mới bắt tay vào dẹp bỏ vấn nạn này, hay lại tiếp tục chung sống với nó như một lẽ đương nhiên? (Ảnh: Đức Thuận)
Theo VTC News
Tròn mắt với lễ hội kén rể cổ xưa nhất ở Thủ đô Hôm nay 27/2, (2/2 âm lịch) đông đảo người dân cùng khách thập phương náo nức tham dự lễ hội kén rể được diễn ra tại thôn Đường Yên, xã Xuân Nộn, Huyện Đông Anh, Hà Nội. Theo truyền thuyết, lễ hội kén rể bắt nguồn từ sự tích nữ tướng Lê Hoa có công đánh giặc Đông Hán dưới thời Hai Bà...