Hãi hùng bài thuốc chữa hen dân gian
Nuốt giun, ăn sống thạch sùng, uống mật cá, dùng thuốc lang vườn… là những cách mà nhiều người được “tư vấn” để chữa bệnh hen. Nhưng thực tế, bệnh nặng thêm và còn nguy hiểm đến tính mạng.
Chữa hen… hầm bà lằng
Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) vừa cấp cứu cho bệnh nhân Vũ Thị Cẩn (54 tuổi, ở Thanh Hóa) vì ngộ độc thuốc Nam chữa bệnh hen.
Trẻ em bị hen phế quản cần được chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ.
Bà Cẩn cho biết, bà bị ho nhiều, sụt sịt, khó thở, nhưng uống nhiều thuốc vẫn không đỡ. Hàng xóm mách bà mua thuốc Nam của một bà lang bán rong ở chợ để uống. Chỉ uống ít bữa bà Cẩn đã thấy đỡ bệnh, tăng cân trông thấy dù ăn không nhiều. Tuy nhiên, chỉ được thời gian ngắn thì bà lại bị khó thở, tức ngực, sức khỏe yếu đi, không làm được việc. Đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ chẩn đoán bà bị hen và dị ứng thuốc Nam do trong thuốc có trộn thành phần corticoid – một loại thuốc có khả năng chống viêm, chống dị ứng cấp – tuy nhiên lại có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
PGS-TS Nguyễn Văn Đoàn – Giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng chia sẻ, ca bệnh của bà Cẩn còn thuộc diện nhẹ. Trung tâm từng cấp cứu nhiều ca bệnh nhân nuốt các loại “phế phẩm” và côn trùng để chữa bệnh hen như nhau thai mèo, thạch sùng sống, giun đất sống… Không ít người sau khi ứng dụng các bài thuốc này đã chết ngất vì sợ hoặc nôn mật xanh mật vàng, tiêu chảy kéo dài…
Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cũng tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn H (14 tuổi, quê Bắc Ninh) bị ngộ độc sau khi uống mật cá trắm, men gan cao gấp 200 lần bình thường. H bị hen, còi cọc, chậm lớn, gia đình nghe lời mách mật cá trắm có thể chữa bệnh, tăng cường sức khỏe nên đã mua cá lấy mật, hòa vào nước để H uống. Sau đó, H bị đau bụng dữ dội, nôn, tiêu chảy và phải đưa đi cấp cứu.
TS Phạm Duệ – Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, chưa có nghiên cứu nào khẳng định mật cá trắm có thể chữa bệnh hen hay tăng cường sinh lực. Uống mật cá trắm có thể dẫn đến tử vong do phù phổi cấp, phù não.
Chữa hen phải kiên trì
Theo GS – TS Ngô Quý Châu – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Việt Nam có khoảng 4 triệu người mắc bệnh hen phế quản. Khi lên cơn hen, người bệnh sẽ bị mất sức lao động, thậm chí tử vong nếu khó thở nặng. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 40% người bệnh được phát hiện và điều trị đúng cách.
Trên thực tế, nhiều người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, khi có các cơn ho, khó thở, tức ngực thì không đi khám mà tự điều trị bằng thuốc lá, lang vườn. Có người nghe theo các lời mách nước, truyền miệng về các bài thuốc dân gian, tự dùng để rồi không hết bệnh còn gặp vạ. Lại có người được bác sĩ kê đơn, dùng thuốc một thời gian, thấy cơn khó thở thì bỏ điều trị, bệnh chuyển sang mãn tính, càng khó khỏi hơn.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu mới nhất, những bệnh nhân hen được theo dõi và điều trị đúng chỉ phải chi phí khoảng 6,3 triệu đồng/năm, nhưng nếu không được điều trị thì sẽ tăng chi phí điều trị lên gấp 2,6 lần (khoảng 16,5 triệu đồng/năm).
“Bệnh hen phế quản phải kiên trì điều trị theo đúng phác đồ. Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 5% người bị hen khỏi hoàn toàn và khoảng 40% bệnh nhân hen kiểm soát tốt cơn hen của mình” – GS Châu khẳng định.
Dân Việt
Thời tiết chuyển mùa, mẹ lo "sốt vó" phòng bệnh hen cho trẻ
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi lần đến thời điểm giao mùa là chị Lê Mai (Quận 5, Tp Hồ Chí Minh) lại lo ngay ngáy vì không biết khi nào cơn hen của con lại tái phát. Bé Bon nhà chị Mai năm nay lên 5 tuổi, rất ngoan ngoãn và thông minh, chỉ có điều bé hay ốm vặt và gặp vấn đề về hô hấp.
Nhìn con khổ sở mỗi lần ho kéo dài và cổ họng thở khò khè, chị Mai rất xót xa. Mặc dù đã dùng không biết bao nhiêu kháng sinh, làm đủ chiêu trò do người thân, bạn bè giới thiệu nhưng tình trạng hen của bé Bon vẫn không suy chuyển. Chị Mai chỉ còn cách chăm sóc và phòng bệnh cho con thật chu đáo để các cơn hen xuất hiện giãn dần.
Bệnh hen ở trẻ em là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Bệnh biểu hiện bằng sự co thắt phế quản và làm tăng tiết chất nhầy niêm mạc phế quản. Hai hiện tượng này làm cản trở sự lưu thông của không khí, vì vậy trẻ khó thở.
Mỗi khi thời thiết thay đổi, nóng lạnh thất thường, lúc mưa lúc nắng cũng là thời điểm khiến trẻ dễ lên cơn hen nhất.
Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh hen ở trẻ em mà các mẹ có con hay mắc như chị Mai nên nắm vững để chăm sóc thật tốt cho con:
Làm thế nào để biết bé đã bị hen?
Các triệu chứng thông thường của hen phế quản: Ho dai dẳng, đặc biệt nặng hơn về đêm, thở khò khè, thở gắng sức, thấy nặng ngực ở trẻ lớn.
Ở trẻ nhỏ, nhiều khi tình trạng co thắt phế quản chỉ biểu hiện duy nhất bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không thấy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít. Hen trẻ em cũng có thể biểu hiện dưới dạng viêm phế quản khó thở. Khi khó thở và ho nhiều, dịch tiết ra. Không giống như hen kinh điển ở người lớn, cơn hen ở trẻ em bắt đầu và kết thúc không đột ngột.
Tác nhân gây cơn hen ở trẻ
Các yếu tố khởi phát cơn hen thường gặp là: Thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột, cảm cúm/nhiễm trùng đường hô hấp, gắng sức (tập thể dục, nô đùa, khóc, xúc cảm quá mức), khói thuốc lá, khói than, phấn hoa, nấm mốc, vảy, da, lông thú vật, một số loại dược, mỹ phẩm.
Lưu ý khi phòng ngừa bệnh hen cho trẻ
Thường bệnh hen có thể phòng ngừa được nếu các tác nhân là yếu tố khởi phát cơn hen được nhận biết và loại trừ. Cho trẻ tránh xa các tác nhân gây kích ứng cơn hen: Khói thuốc lá, nước tẩy rửa, lông chó mèo, bụi nhà....
Chú ý khi trẻ lên cơn hen cấp, xử trí ngay bằng cách cho trẻ ra chỗ thoáng khí, không khí trong lành; cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở. Cần để ý thường xuyên theo dõi bệnh của con em mình, cần phát hiện sớm những dấu hiệu báo động cơn hen và cần có sự can thiệp kịp thời để bệnh không phát triển nặng thêm, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để chữa bệnh dứt điểm, cơn hen không tái phát, phụ huynh cần lựa chọn đúng thuốc để điều trị. Hiện nay trên thị trường đã có thuốc hen thảo dược - cao lỏng 250ml do bộ Y tế cấp phép lưu hành, điều trị tận gốc hen phế quản, ngăn ngừa cơn hen tái phát.
Sau thời gian uống 4 tuần, cơn hen thưa và nhẹ dần, đờm loãng và tống xuất ra ngoài, ho giảm, phế quản thông thoáng và dễ thở hơn, ăn ngon, ngủ ngon và yên giấc hơn, đặc biệt là thời điểm về đêm, khoảng 2 - 3 giờ sáng.
Khi điều trị đủ đợt (8 - 10 tuần), không còn lên cơn hen, khỏe mạnh hơn, trẻ trưởng thành và phát triển bình thường.
Thuốc hen thảo dược bảo chế dạng cao lỏng và viên hoàn, thành phần thảo dược nên an toàn khi sử dụng, phù hợp với cả người lớn và trẻ em.
Thuốc hen P/H (Thuốc Thảo dược 250ml): Phòng cơn hen tái phát, điều trị các thể hen phế quản
CÔNG DỤNG THUỐC HEN P/H:
Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện: Khó thở, tức ngực, đờm nhiều. Phòng cơn hen tái phát.
THÀNH PHẦN THUỐC HEN P/H:
Ma hoàng... 20g; Tế tân... 6g; Bán hạ... 30g; Cam thảo... 20g; Ngũ vị tử... 20g; Can khương... 20g; Hạnh nhân... 20g; Bối mẫu... 20g; Trần bì... 20g; Tỳ bà diệp... 20g; Đường kính, tá dược vừa đủ...250ml.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG:
- Đợt điều trị của thuốc hen P/H kéo dài từ 8 đến 10 tuần. Trường hợp bệnh nặng có thể dùng thêm thuốc hen P/H từ 1 - 2 đợt nữa.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Công ty Đông Dược Phúc Hưng
96-98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội
Điện thoại liên hệ: 0944 678 751 - 1900 545434
Thuốc hen P/H được bộ Y tế cấp phép & lưu hành rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc
Số phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của Cục Quản lý dược 1163/12/QLD-TT, ngày 18 tháng 10 năm 2012.
Theo TPO
Đường phèn trị ho, huyết áp hiệu quả Trong dân gian, đường phèn thường được biết nhiều đến việc dùng làm bài thuốc trị ho. Có một số cách dùng đường phèn phối hợp với các thực phẩm khác để chữa bệnh, theo lương y Phạm Như Tá. Quả bầu gọt bỏ vỏ, rửa sạch, dùng khoảng 50 gr cùng một ít đường phèn cho vào nồi với 3 chén nước...