Hãi hùng 40 loài “thủy quái” bị niêm phong trong vách đá
Vườn quốc gia Hang Ma mút ở Kentucky (Mỹ) đã gây choáng váng khi những chiếc đầu thủy quái trên 300 triệu năm tuổi lộ ra trên vách hang động.
Các nhà nghiên cứu gọi đó là một “kho báu hóa thạch”. Suốt 10 tháng khai quật, hóa thạch của ít nhất 40 loài cá mập thuộc Kỷ nguyên Cổ sinh Mississippian, tức giai đoạn từ 358,9 đến 298,9 triệu năm trước. Xương và răng cá mập được phát hiện trong trạng thái găm trên vách, trần hang động một cách hết sức kinh dị.
Một phần hài cốt “thủy quái” bị “ niêm phong” lơ lửng tên trần hang động – Ảnh: USA TODAY
Lần phát hiện hóa thạch cá mập này có ý nghĩa đặc biệt bởi thứ mà các nhà cổ sinh vật học tìm thấy trong đá: không chỉ răng, mà còn là xương cá mập. “Thủy quái” này là loài xương sụn, nên thông thường chỉ có bộ răng của chúng là được hóa thạch, các phần hài cốt còn lại sẽ tiêu biến theo thời gian. Lần này, ngoài răng còn có các phần xương sống và thậm chí là một chiếc đầu gần hoàn chỉnh.
Theo tiến sĩ John-Paul Hodnett từ Ủy ban Quy hoạch và Công viên thủ đô quốc gia Maryland (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cứ mỗi lần khai quật hài cốt hóa thạch, họ lại đụng thêm một lớp đá chứa hóa thạch khác. Trông như cả một thế giới “thủy quái” bị niêm phong trong khối đá vôi khổng lồ.
Hầu hết các hóa thạch nằm ở khu vực mà khách tham quan Vườn quốc gia Hang Ma mút không thể tiếp cận được, có thể đó là lý do nhưng con cá mập cổ đại này vẫn yên vị nhiều năm mà không ai hay.
Hiện việc nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn. Tin mừng là có rất nhiều loài trong số đó chưa được tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới và việc tìm thấy xương của chúng có thể giúp tái hiện lại chân dung những “thủy quái” từng hùng cứ đại dương và “bất bại” trước nhiều sự kiện đại tuyệt chủng trong lịch sử hành tinh.
"Thủy quái" 17 mét trong hầm mỏ: loài chưa từng thấy trên thế giới
Thủy quái này thuộc nhóm mosasaur, tức thương long, nhưng đã tiến hóa kỳ dị để trở nên nguy hiểm hơn mọi loài thương long của thế giới cổ đại.
Tại một mỏ phốt phát ở Morocco, các thợ mỏ đã một phen kinh hoảng khi đào được một hộp sọ... dài tới 1 mét, sở hữu chiếc mõm kinh dị gần như cá sấu nhưng to lớn và đáng sợ hơn nhiều. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Alberta (Canada) đã tiếp quản hiện trường và phát hiện ra nó là một loài "thủy quái" hoàn toàn mới, chưa từng được lịch sử cổ sinh vật học ghi nhận.
Chân dung loài "thủy quái" mới được khai quật - Ảnh đồ họa bởi Tatsuya Shinmura
"Thủy quái" được đặt tên là Gavialimimus almaghribensis, là loài thương long tiến hóa riêng biệt, đã thống trị vùng biển nay là Morocco cách đây khoảng 72 đến 66 triệu năm để rồi tuyệt chủng cùng loài khủng long.
Thương long cũng là bò sát như khủng long chứ không phải cá và là những kẻ săn mồi đáng sợ trong các vùng biển cổ đại. Riêng loài "thủy quái" mới này đã tự "nâng cấp" độ nguy hiểm bằng cách tiến hóa một chiếc mõm như mõm cá sấu và một thân hình tuy to lớn nhưng thuận lợi để bơi ở tốc độ cao. Răng của nó cũng rất to và đan vào nhau như răng cá sấu chúa.
Hộp sọ dài 1 mét của con thương long - Ảnh: Catie Strong
Vì vậy, những con cá bơi nhanh nhất ở đây cũng thành miếng mồi ngon cho thủy quái. Tuy hài cốt hóa thạch của sinh vật mới này không được tìm thấy đầy đủ, nhưng các nhà khảo cổ đã kết hợp dữ kiện từ các loài thương long khác và tái hiện lại hình ảnh một con vật to lớn như cá voi, có vây như các loài khủng long biết bơi và chiếc đầu quái dị.
Đến nay đã có hơn 10 loài thương long được xác định khắp thế giới. Chúng có thể dài tới 17 mét và đều tụ hội ở vùng biển "thủy quái" Morocco này. Tại mỏ phốt phát nơi con thương long mới lộ diện, người ta cũng từng phát hiện nhiều hóa thạch kỷ Phấn Trắng khác.
Nghiên cứu vừa công bố trên Journal of Systematic Palaeontology.
Sinh vật bọc thép tiết lộ bí ẩn 'thủy quái' không xương thời hiện đại Hóa thạch 410 triệu năm của một sinh vật bọc thép cổ quái đã giải thích cách mà người các vị tổ tiên cá mập biến hình để trở thành kẻ thống trị các đại dương từ kỷ Devon đến nay. Sinh vật mới được đặt tên là Minjinia turgenensis thuộc về một nhóm cá lớn được gọi là "cá nhau thai", nhóm...