Hãi hùng 24h đổi vai cho vợ
Lần tới, nếu có cãi nhau với vợ mà liên quan tới chủ đề ai phải làm việc nhiều hơn, tôi nhất định sẽ tự giác… thua, nhận phần làm việc rửa bát, quét nhà.
Trên đời này có bao nhiêu cặp vợ chồng thì có bấy nhiêu cặp đã từng cãi nhau. Cãi nhau là chuyện thường tình đến nỗi nếu đôi nào mà quả thực chưa từng cãi nhau bao giờ thì đôi vợ chồng đấy nhất quyết là không hạnh phúc (?!). Nguyên nhân cãi vã có thể xuất phát từ rất nhiều chuyện khác nhau, có thể từ chuyện chồng mải chơi điện tử, vợ lại lười không dọn nhà cho đến vợ thấy ai đấy giống chồng đèo một em môi đỏ mắt xanh đi ngoài đường..v.v..v.v.. .
Thi thoảng không cãi nhau lại thấy buồn mồm, buồn miệng như canh mà thiếu mì chính vậy. Cho nên vụ lần này, dù vợ tôi đã bỏ về nhà mẹ đẻ ba ngày rồi, tôi vẫn “tạm” coi là chuyện bình thường của một cặp vợ chồng bình thường. Nhưng chuyện đã hết bình thường khi ba ngày nghỉ phép của tôi đã hết, thằng con trai học lớp sáu của tôi bắt đầu trở lại trường và vợ tôi thì vẫn chưa về nhà. Vậy là giờ đây, một lúc tôi đảm nhận hai việc của tôi và của vợ.
Việc của tôi thì vẫn vất vả như từ trước đến nay, bao gồm: sáng dậy, vệ sinh thân thể, thay quần áo vợ đã là sẵn từ tối hôm trước, cắp laptop rồi lên xe phi thẳng tới chỗ làm. Đến chỗ làm: ăn sáng, café, gọi vài cú điện thoại, mở email, rồi làm việc tới chiều thì về. Về nhà, ăn cơm vợ nấu, ngồi bàn luận chuyện thời sự trên tivi với bố mẹ. Tiêu cơm thì xách xe đạp làm vài vòng tập thể dục. Một tuần một vài lần, hoạt động có phong phú hơn chút nếu có bạn rủ đi nhậu nhẹt. Kể ra, ngồi gạch đầu dòng công việc ra như vậy thì thấy một ngày của mình thực ra cũng… đơn điệu phết.
Một ngày vất vả vì làm thay việc của vợ (ảnh minh họa)
Trong vòng 24 tiếng, một con người có thể làm được mấy việc đâu cơ chứ. Tôi chỉ loanh quanh được vài việc cũng đã hết ngày thì vợ chắc cũng chỉ luẩn quẩn từ nhà ra chỗ làm, cộng thêm chuyện đến trường thằng con là hết, chứ đâu đến nỗi khổ sở như hôm rồi “tru tréo” kể lể xong thành vợ chồng mỗi đứa một nhà như thế này. Nghĩ vậy, tôi lại thấy mình tự tin hẳn, tự tin rằng một lúc có thể làm tốt cả việc của vợ cho vợ sáng mắt ra mà thấy rằng có tí việc cỏn con mà làm cũng không xong.
Video đang HOT
6h sáng: Chuông đồng hồ reo, tôi mắt nhắm mắt mở quờ quạng đánh thức thằng con dậy.
Nó ngái ngủ, kiên quyết ì èo không tỉnh. Mọi khi, tôi thấy vợ cứ thủ thỉ gì đấy vào tai nó mấy câu là cậu chàng tỉnh như sáo, tự giác vào đánh răng rửa mặt, ngoan ngoãn ngồi ăn sáng. Ước gì tôi biết được mẹ con nó nói gì với nhau thì đỡ phải đánh vật với ông con như thế này. Cuối cùng, nó cũng chịu dậy sau khi tôi vừa dọa đánh vừa hứa sẽ mua đồ chơi mới nếu chịu nghe lời.
Dọn bát mỳ ra, thằng con trai quý báu của tôi còn chê bôi rằng mỳ trương, trứng sống, nên khều khều vài sợi lại bỏ bữa. Nhìn đồng hồ, gần sát giờ học nên tôi nén giận, bắt nó vào lấy sách vở, thay quần áo. Đường buổi sáng thì tắc, mãi mới tới được cổng trường, ông con trai quần áo xộc xệch, khăn quàng đỏ thắt vội, xềnh xệch lôi cái balo đứt quai, chạy hộc tốc vô trường. Tôi thì vội vàng, quay đầu xe, phóng đến chỗ làm mà biết chắc là muộn họp vì đường thì xa mà lại tắc.
Tốt nhất là tôi sẽ giúp vợ lãnh phần dọn dẹp nhà cửa, rửa bát – “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” để ngăn chặn nguy cơ lại phải đóng vai vợ thêm vài lần nữa.(ảnh minh họa)
8h10: Đến muộn, bị sếp nhắc nhở, tôi đành cười trừ, líu ríu xin lỗi.
Ngồi chưa ấm chỗ thì điện thoại reo, mẹ tôi gọi điện thông báo nồi nước mỳ buổi sáng tôi đặt trên bếp quên không tắt đã cháy thành than, may mà ông bà đi tập thể dục về nhìn thấy không là hỏa hoạn. Thú thật, kể từ cái thuở dậy sớm mờ sương đi đến trường thi đại học ra, chưa có buổi sáng nào mà tôi lại thấy căng thẳng như ngày hôm nay. Ngồi làm việc mà thắc thỏm không biết ở nhà mình có quên tắt cái gì nữa hay không; nhìn trời mưa tầm tã lại nghĩ tới mấy bộ quần áo trên sân thượng không hiểu có ai rút hộ.
11h30: Để cho thêm hoàn hảo, gần đến trưa thì tôi nhận được cú điện thoại của ông con trai thông báo để quên toàn bộ sách vở các môn học chiều tại nhà.
Lại phải làm một cuốc vòng quanh thành phố giữa trưa, dưới cơn mưa tầm tã, từ cơ quan về nhà lên trường con để đưa sách vở. Không hiểu bọn trẻ con bây giờ khi đi học thì cần mang bao nhiêu quyển sách nữa cho đủ.
Đến lúc phờ phạc quay trở về cơ quan, ngẩng lên ngẩng xuống đã lại đến giờ đón con. Dù nuối tiếc nhưng tôi cũng đành phải từ chối lời mời chào của Hiệp hội những thằng bạn bia mà tiếp tục cuốc xe dài dằng dặc đón con về nhà.
6h chiều: Dắt được cái xe vào nhà, thả mình ngồi phịch trên ghế salon cho giãn gân giãn cốt thì thấy tờ giấy nhắn của bố mẹ: Bố mẹ đi chơi nhà bạn không ăn tối. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi và thằng con trai sẽ phải ra ngoài mà ăn.
Nhưng nhìn trời vẫn không ngừng tuôn mưa xối xả, tôi quyết vào bếp thổi cơm. Bữa cơm giản dị có một món trứng rán, một rau luộc thôi nên công đoạn thực hiện cũng nhanh, nhưng không khí ăn uống thì ảm đạm. Trệu trạo xong bữa cơm thì đến giờ học của con. Sao bài tập đâu ra mà lắm thế, hai bố con ngồi đánh vật đến gần 11h đêm mới hòm hòm. Nhìn thằng con vật ra trên giường, khó khăn trôi vào giấc ngủ; tôi thực sự muốn khóc thét lên khi nghĩ đến ngày mai.
0h đêm: Nằm trên giường, ngẫm nghĩ.
Ngày mai, nhất định tôi sẽ phải đến xin lỗi vợ, đón bằng được vợ về nhà. Không thể hiểu nổi tại sao vợ tôi lại có thể xoay xở làm từng ấy việc trong 24h ngắn ngủi được. Lần tới, nếu có cãi nhau với vợ mà liên quan tới chủ đề ai phải làm việc nhiều hơn, tôi nhất định sẽ tự giác chịu thua. Và có lẽ, tốt nhất là tôi sẽ giúp vợ lãnh phần dọn dẹp nhà cửa, rửa bát – “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” để ngăn chặn nguy cơ lại phải đóng vai vợ thêm vài lần nữa.
Theo VNE
"Ngu gì mà đón con cho nó!"
Câu nói ấy của anh bạn cùng phòng đã thức tỉnh gã đàn ông vốn gia trưởng, người chồng vốn cổ hủ như tôi...
Câu chuyện về một anh chàng chịu khó vào bếp cùng vợ nấu những món ăn ngon cho cả nhà ở cơ quan đã thức tỉnh tôi. Chưa bao giờ tôi nghĩ, mình sẽ làm những việc mà đàn bà hay làm, bởi tôi luôn nghĩ, đàn bà làm việc của đàn bà, đàn ông làm vào thì bằng đàn bà à. Nhưng chẳng thể ngờ, thái độ hớn hở, vui vẻ của anh bạn cùng phòng khi được giúp vợ những việc nội trợ khiến một người vốn cố chấp bảo thủ như tôi được thức tỉnh suy nghĩ. Tôi đã thay đổi hẳn quan điểm khi nghĩ về chuyện, đàn ông làm việc nhà. Nghiêm túc mà nói, đó là việc rất nên đối với bất kì người chồng nào.
Hết 17h chiều, anh bạn vội vàng đứng dậy, thu thu dọn dọn đồ đạc rồi chuẩn bị về nhà. Ông ngồi bên cạnh hất hàm: "Ê làm chầu bia không, về gì sớm thế, có hẹn à? Mùa hè này không bia thì làm gì?". Anh bạn hớt hải, "thôi em phải về, vợ em đi làm xa nhà, em gần nên tranh thủ về sớm đi đón con cho vợ, không tí nữa cháu cháu lại phải chen lấn xô đẩy cùng em, tiện em tạt qua chợ mua mấy mớ rau".
Tôi muốn làm việc nhà giúp vợ (ảnh minh họa)
Ông bạn bàn bên cười nhếch mép, kiểu rất khinh bỉ: "Ngu gì mà đón con cho nó, vợ nó có mỗi việc là chăm chồng, chăm con, ông đã đi kiếm tiền rồi ông còn đón con à. Ông có còn là đàn ông không?". Theo như những gì anh ông bạn bàn bên nói thì ông không hề tôn trọng khi gọi vợ là &'nó', và những thằng nào đi đón con là thằng... ngu vì đã làm tranh phần việc của đàn bà.
Thấy cậu bạn không nói gì, mặt méo xệch, xem ra cậu không hài lòng trước phản ứng của đồng nghiệp, tôi chen vào: "Thôi đi, mỗi người mỗi việc, đừng có giọng khích bác. Nhà ông thế nhưng nhà người ta khác. Đàn ông đón con là đúng rồi, vợ đi làm về muộn mình không đón thì bắt con đứng chờ à, ông này vô lý". "Nhưng nó lại còn đi chợ mua rau, xời", ông bạn cố &'đế' thêm câu vào. Tôi cười, &'có phải việc của ông đâu mà ông xen vào', thái độ tôi bắt đầu khó chịu, cáu cáu. Rồi tôi cũng xách túi về, không bia bọt gì với mấy ông nữa. Cuộc vui chưa tới đã tàn.
Câu chuyện này khiến tôi hiểu ra một điều, tôi là người đàn ông ích kỉ. Trước đây tôi cũng có suy nghĩ như ông bạn ngồi kế bên nhưng sau cuộc cãi vã này tôi thấy ông ấy thật ích kỉ và bản thân mình cũng thế. Nghĩ tới nghĩ lui, tôi gọi điện cho vợ và đề nghị đi đón con cho vợ. Vợ tôi mừng lắm, dù rất ngạc nhiên nhưng có lẽ, đó là điều mà vợ tôi hay bất kì bà vợ nào đều mong chồng làm được như thế.
Theo Eva
Chồng ít học, ở nhà rửa bát, trông con Thế nên mới sinh ra bi kịch gia đình, người chồng tự ti, cau có vì bị mang tiếng 'bám váy vợ'. Vợ một tay kiếm tiền nuôi cả nhà Thời yêu nhau, anh cũng có công việc ổn định nhưng vì sức khỏe yếu, mắc bệnh trong người nên chồng phải về trị bệnh. Suốt thời gian ấy anh ở nhà, không...