Hai hòn đảo của Nhật Bản biến mất một cách kỳ lạ
Với diện tích mỗi đảo khoảng 100m2, hai hòn đảo trên được coi là những dấu mốc để xác định lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Nhật Bản có 484 hòn đảo được coi là dấu mốc để xác định lãnh hải. (Nguồn: Getty Images)
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các hòn đảo nhỏ Seppu-Minami-Kojima và Shiokubi-Misaki-Minami-Kojima nằm ở ngoài khơi tỉnh Hokkaido, phía Bắc Nhật Bản, đã biến mất một cách kỳ lạ, khiến các cơ quan chức năng nước này phải vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân.
Với diện tích mỗi đảo khoảng 100m2, hai hòn đảo trên vẫn được coi là những dấu mốc để xác định lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản .
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng nước này không xác định được các đảo đó trong các hình ảnh vệ tinh và một số tài liệu khác. Vì vậy, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) và các cơ quan chức năng liên quan khác của nước này đang phải tiến hành nghiên cứu về vấn đề trên.
Nhật báo Yomiuri của Nhật Bản cho biết đảo Seppu-Minami-Kojima, nằm cách thị trấn Niikappu của tỉnh Hokkaido khoảng 220m, có thể đã biến mất do những thay đổi về địa hình do trận động đất mạnh năm 2018.
Trong khi đó, đảo Shiokubi-Misaki-Minami-Kojima, nằm cách thành phố Hakodate (tỉnh Hokkaido ) khoảng 100m, được cho là đã biến mất sau khi chính quyền địa phương tiến hành xây dựng một con đê đối diện với hòn đảo này.
Video đang HOT
Cho tới cuối năm ngoái, Nhật Bản có 484 hòn đảo được coi là dấu mốc để xác định lãnh hải, trong đó một số đảo có người ở.
Chính phủ nước này đã hoàn tất các thủ tục quốc hữu hóa và đặt tên chính thức cho các đảo này hồi năm 2017 với mục đích đảm bảo quyền trên biển và bảo vệ lãnh thổ quốc gia.
Hiện nay, Nhật Bản đang lên kế hoạch thiết lập hệ thống dữ liệu về các đảo biên giới nhằm tăng cường hệ thống giám sát các đảo này.
Bên cạnh đó, chính phủ nước này dự định sẽ đệ trình một dự luật mới lên Quốc hội trong kỳ họp hiện nay để siết chặt kiểm soát các giao dịch chuyển nhượng đất đai trên các hòn đảo trên nhằm hạn chế nguy cơ các khu đất như vậy bị thâu tóm bằng nguồn tiền từ nước ngoài.
Hàng nghìn tàu cá TQ xuất hiện ở vùng biển Nhật Bản, Bắc Kinh lại "nắn gân" Thủ tướng Suga?
Hàng nghìn tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện ở vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản để khai thác cá. Nhằm tránh xảy ra đụng độ không đáng có, Nhật Bản đã yêu cầu các tàu cá nước này rời đến ngư trường khác để làm việc, SCMP đưa tin.
Hàng nghìn tàu cá Trung Quốc xuất hiện ở vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, bất chấp việc bị xua đuổi (ảnh: Xinhua)
Nhật Bản cho biết, hàng nghìn tàu cá Trung Quốc đang "xâm phạm" những ngư trường giàu mực, cua của nước này.
Các tàu cá Trung Quốc thậm chí "phớt lờ" cảnh báo, yêu cầu rời đi của Lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Cơ quan Nghề cá Nhật Bản đã khuyến nghị các tàu trong nước tìm đến nơi khác thác khác, tránh gây đụng độ.
Theo Cơ quan Nghề cá Nhật Bản, tính đến cuối tháng 9 năm nay, các tàu tuần tra nước này đã phải yêu cầu 2.589 tàu cá Trung Quốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản. Số lượng tàu cá Trung Quốc "xâm phạm" ngư trường truyền thống của Nhật Bản nhiều gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết, đến ngày 16.10, họ đã xua đuổi 102 tàu cá Trung Quốc. Năm ngoái, lực lượng này chỉ phải đối phó với 12 tàu cá Trung Quốc.
Theo Lực lượng tuần duyên Nhật Bản, năm ngoài, họ thường phải xua đuổi các tàu cá Triều Tiên đánh bắt trái phép. Tuy nhiên, năm nay lại gặp toàn tàu cá Trung Quốc. Việc đối phó với các tàu cá Trung Quốc khó khăn hơn tàu cá Triều Tiên rất nhiều.
Các chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện của hàng nghìn tàu cá Trung Quốc ở các ngư trường truyền thống của Nhật Bản là phép thử mới nhất của Bắc Kinh đối với Thủ tướng Nhật mới nhậm chức - ông Suga.
Akitoshi Miyashita - chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Tokyo - cho rằng, Nhật Bản đã "phạm sai lầm" trong phép thử này khi chỉ đạo các ngư dân rời ngư trường có tranh chấp.
"Tàu cá Trung Quốc hoạt động càng lâu thì càng khó buộc họ rời đi. Trung Quốc đang thử phản ứng của chúng ta và Nhật Bản phải làm gì đó cứng rắn, buộc các tàu đó phải rời khỏi nếu không muốn gặp phản ứng mạnh", ông Miyashita nói.
Nhật Bản khuyến nghị ngư dân tránh va chạm với tàu cá Trung Quốc ở ngư trường truyền thống (ảnh: SCMP)
"Nếu để tình trạng trên kéo dài, các tàu cá Trung Quốc có thể di chuyển từ vùng đặc quyền kinh tế vào sâu trong lãnh hải Nhật Bản để đánh bắt", ông Miyashita nói thêm.
"Chỉ là tranh chấp ngư trường thì giải quyết sẽ đơn giản thôi. Tuy nhiên, nếu đây là phép thử của Trung Quốc thì tình hình này nghiêm trọng hơn nhất nhiều", ông Miyashita lo ngại.
Hồi đầu tháng 10, Trung Quốc cho ra mắt bảo tàng trực tuyến, khẳng định yêu sách của nước này đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã kịch liệt phản đối hành động này. Theo các chuyên gia, đây là phép thử đầu tiên của Trung Quốc đối với ông Suga, khi ông mới nhậm chức Thủ tướng Nhật.
Nhiều ngư dân Nhật Bản đang tỏ ra không hài lòng khi họ phải rời ngư trường truyền thống để nhường cho tàu cá Trung Quốc.
"Chính phủ Nhật Bản nên làm gì đó kiên quyết và cứng rắn hơn để các tàu cá của chúng ta tiếp tục hoạt động. Tàu tuần duyên phải được điều tới bảo vệ ngư dân và đuổi tàu cá Trung Quốc đi", Hiroshi Kishi - chủ tịch liên đoàn nghề cá Nhật Bản - phát biểu.
Trung Quốc mưu đồ gì khi cho tàu khảo sát bám Biển Đông? Dữ liệu cho thấy nhiều tàu khảo sát Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động ở Biển Đông và vào vùng đặc quyền kinh tế của một số nước Đông Nam Á gần như mỗi ngày. Tàu dân quân Trung Quốc bảo vệ vòng trong cho tàu Hải Dương Địa chất 8 thực hiện khảo sát trái phép ở bãi Tư Chính -...