Hai học sinh chết đuối thương tâm trong ngày Tết dương lịch
Dù không biết bơi nhưng hai cháu Trương Hữu V., 11 tuổi và Huỳnh Tấn T., 12 tuổi vẫn rủ nhau xuống hố nước của công trình đang thi công gần nhà tắm. Do hố nước sâu, V. và T. bị hụt chân, chết đuối thương tâm.
Vào khoảng 8 giờ 10 phút sáng ngày 2/1/2017, thi thể bé trai thứ hai trong vụ đuối nước thương tâm khiến 2 người tử vong, đã được tìm thấy. Vụ tai nạn xảy ra vào chiều 1/1/2017 tại khu vực công trình đang thi công mở rộng đường thuộc ấp An Thuận, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Trước đó, vào khoảng 16 giờ ngày 1/1, cháu Trương Hữu V., sinh năm 2005 cùng cháu Huỳnh Tấn T. sinh năm 2004, cùng ngụ xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, An Giang, rủ nhau đến khu vực công trình mở đang thi công tỉnh lộ 944 thuộc địa bàn ấp An Thuận, xã Hòa Bình để tắm.
Hố nước công trình nơi hai cháu trai tử vong.
Khoảng 40 phút sau, anh Đoàn Trung Nông ở gần đó nghe tiếng kêu cứu của một em nhỏ liền chạy đến hiện trường mò tìm được cháu V. đưa lên bờ nhưng lúc này cháu V. đã tử vong. Riêng cháu T. bị mất tích. Đến sáng hôm sau (2/1), người dân mới tìm được thi thể của cháu T. gần nơi xảy ra tai nạn.
Video đang HOT
Người dân địa phương cho biết, hố nước công trình sâu nhưng không có rào chắn hay biển cảnh báo, do vậy thời gian gầy đây các em nhỏ thường xuyên tụ tập lại đây để tắm rất nguy hiểm.
Lê Tùng
Theo Dantri
Vụ chìm thuyền ở Đắk Nông: "Giá mà có chiếc cầu..."
Một ngày sau vụ lật thuyền đáng tiếc xảy ra, tất cả người dân xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'long vẫn chưa hết bàng hoàng, thương xót trước tấn bi kịch đổ xuống ngôi nhà nhỏ của chị Lý Thị Mai.
Chỉ trong một buổi sáng, anh Đặng Anh Quốc (SN 1980, chồng chị Mai), anh Lý Văn Tiến (SN 1987, em chị Mai) và bé Đặng Anh Giáp (SN 2007, con trai chị Mai) đã vĩnh viễn ra đi sau sự cố lật thuyền xảy ra trên lòng hồ thủy điện Đắk N'Teng.
Đêm hôm trước (01/01), cả thôn 3A, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'long dường như không ngủ. Mọi người tập trung lại hết ngôi nhà gỗ của chị Mai để chia sẻ nỗi đau với gia đình, mỗi người một tay phụ giúp đám tang của 3 nạn nhân xấu số. Bên ngoài sân, chiếc quan tài vẫn còn để trống nhưng khói hương đã nghi nghút. Không kèn, không trống, không gian im lặng đến não nề, càng khiến không khí u uất, thảm thiết.
Rất đông người dân đến chia sẻ mất mát với gia đình chị Mai
Dường như không còn đủ sức để chịu đựng nỗi đau này thêm nữa, chị Mai ngồi vật một góc, mắt thẫn thờ như người mất hồn. Cứ mỗi khi có người vào hỏi thăm, chị chỉ nhìn trân trân lên nóc nhà, nước mắt cứ thế chảy ướt đẫm hai vai áo. Thi thoảng, người phụ nữ bất hạnh ấy chỉ rên rỉ một câu ai oán: "Sao chồng, con tôi lại khổ thế này?"
Anh Hoàng Văn Đoàn (hàng xóm của chị Mai) cho biết, anh là đồng hương với anh Quốc, từ Cao Bằng vào đây lập nghiệp. Buổi sáng hôm xảy ra tai nạn thương tâm, gia đình anh Quốc đang vận chuyển cà phê nhân về bán để trả nợ tiền phân bón.
Theo anh Đoàn, phong tục của đồng bào Tày cấm kỵ đưa thi thể người chết trẻ vào trong nhà nên từ đêm hôm qua, sau khi tìm thấy thi thể cháu Giáp, gia đình đã tổ chức an táng cho cháu. Riêng đối với nạn nhân Lý Văn Tiến (em trai chị Mai), ngay trong đêm 01/01, thi thể anh cũng được gia đình thuê xe đưa về Gia Lai an táng.
Theo người dân sinh sống quanh khu vực hồ thủy điện Đắk N'Teng, đây là hồ chứa nước tự nhiên, phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khoảng hơn 3 năm nay, bên cạnh chứa nước tưới tiêu, hồ này còn tích nước để làm thủy điện. Rẫy cà phê của gia đình chị Mai cùng vài chục hộ dân khác nằm trên một quả đồi giữa lòng hồ, để đến được đây phải dùng thuyền hoặc đi theo một lối mòn cách trung tâm UBND xã khoảng 20 km.
Nhiều năm nay các hộ dân đang đều chọn cách đi bằng thuyền để rút ngắn thời gian
Nhiều năm nay các hộ dân đang sinh sống trên quả đồi này đều chọn cách đi bằng thuyền để rút ngắn thời gian. Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ mỗi gia đình 2-3 chiếc ao phao để đảm bảo an toàn nhưng hôm xảy ra sự việc, gia đình chị Mai ra bến thì mất 1 chiếc, chỉ còn 1 chiếc áo phao nên nhường nhau không ai mặc.
Trước đó, tại hồ thủy điện này cũng đã xảy ra một vụ tai nạn tương tự khiến một người thiệt mạng. Vào mùa khô, gió tại khu vực này thổi rất mạnh nên các hộ dân đã có kiến nghị việc làm cầu để người dân qua lại thuận tiện hơn.
Trao đổi với PV Dân trí về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn thông tin: "Hiện quả đồi có khoảng 500 ha, với hơn 100 hộ dân đang canh tác. Trước kia có đường đi vào nhưng sau khi thủy điện đắp đập thì con đường trên rất khó đi nên ít người đi lại. Sắp tới chúng tôi sẽ đề nghị với UBND tỉnh làm việc với công ty thủy điện để làm cầu hoặc tu sửa đường".
"Trước đó địa phương cũng đã làm việc với công ty thủy điện nhưng do dự án trước đây không yêu cầu thủy điện làm đường nên bây giờ vẫn chưa tìm được kinh phí. Giá mà có chiếc cầu thì đâu đến nỗi ", ông Sáng thở dài.
Dương Phong
Theo Dantri
Người dân thở phào khi "ngã tư chết người" đã sáng đèn Sau khi báo Dân trí lên tiếng về việc hệ thống chiếu sáng không hoạt động đã khiến nút giao giao cắt giữa quốc lộ 1A và tuyến đường tránh thành phố Hà Tĩnh liên tục xảy ra tai nạn, cướp đi mạng sống của nhiều người, đơn vị chủ quản đã khắc phục, cho đấu điện để giảm thiểu tai nạn giao...