Hài hòa tiêu chuẩn quốc tế giúp đẩy mạnh xuất khẩu
Trước yêu cầu khắt khe của thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung, việc chấp nhận theo tiêu chuẩn của thế giới là cách duy nhất để khẳng định năng lực, trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu.
Trong bối cảnh thế giới biến động, nhiều quốc gia đang chịu tác động tiêu cực thì việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ngày 30/6/2019 càng khẳng định những lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ cuộc chiến thương mại. Sau hơn hai năm thực thi (từ ngày 01/08/2020), Hiệp định EVFTA đã có nhiều tác động tích vực và là tấm đệm cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Euro Cham), EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới với kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng hơn 5 ngàn tỷ USD. Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này khoảng 40 tỷ USD/năm cho thấy dư địa xuất khẩu sang thị trường này là rất lớn. Xuất phát từ kinh nghiệm của doanh nghiệp đã xuất khẩu thành công và bước đầu xây dựng thương hiệu tại thị trường EU, ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU rồi mới thấy nhiều lợi ích.
Ông Khuê cho biết, dù xuất khẩu sang Châu Âu có những khó khăn nhất định, yêu cầu về chất lượng phải đảm bảo, số lượng cung cấp thường xuyên, sản xuất ổn định quanh năm. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đảm bảo được nguồn nguyên liệu chuẩn, máy móc chế biến hiện đại, mẫu mã bao bì và con người từ quản lý đến công nhân đảm bảo tiêu chuẩn, môi trường cảnh quan nhà máy… và làm dần từng bước một thì chúng ta có thể đáp ứng được yêu cầu của các nước EU nói riêng, Châu Âu nói chung.
Video đang HOT
Đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường thế giới. Ảnh minh họa.
Thực tế, chúng ta cần nhìn nhận rằng việc đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng, là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường EU cũng như thị trường thế giới.
Theo thông tin từ Bộ Công thương, thời gian tới, ngoài các ngành hàng chủ lực là dệt may, da giày…, những mặt hàng liên quan đến lâm sản – đồ gỗ của Việt Nam muốn tăng trưởng xuất khẩu cần phải đáp ứng các điều kiện, như Giấy phép Thỏa thuận đối tác tự nguyện; Quản trị rừng và lâm nghiệp, các tiêu chuẩn: Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG) và phát thải CO2…
Bà Đỗ Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng, để tiếp tục tạo được sự khác biệt, lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam thì phải chấp nhận theo tiêu chuẩn của thế giới. Đây là cách duy nhất để khẳng định năng lực, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vấn đề toàn cầu. “Thời gian tới, Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cùng Hiệp hội doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng các chương trình hành động triển khai chiến lược xuất khẩu này. Hy vọng rằng có thể giúp doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có cách tiếp cận lâu dài để phát triển xuất khẩu bền vững”, bà Đỗ Thị Thu Hương chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn hóa, hiện nay, mức độ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đối với các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 60%, với định hướng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam có vị trí xứng đáng tại thị trường trong nước và thâm nhập thị trường quốc tế, nhanh chóng đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới.
Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các công cụ thương mại quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh
Khai thác các công cụ hỗ trợ thương mại quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật nhu cầu thị trường thường xuyên, liên tục, từ đó có chiến lược tiếp cận hiệu quả.
Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Đây là khuyến nghị của các chuyên gia tại Hội nghị mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và thích ứng rào cản thương mại trong tình hình mới do Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, ngày 14/10.
Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó giám đốc phụ trách CIIS cho biết: Hơn 2 năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam, giúp Việt Nam sớm phục hồi và phát triển kinh tế do tác động của dịch COVID-19 và những biến động kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, với việc mở cửa thị trường hàng hóa, xóa bỏ thuế quan trong các FTA, các quốc gia nhập khẩu ngày càng có xu hướng gia tăng sử dụng các rào cản phi thuế quan như là công cụ hợp pháp để bảo vệ thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của lạm phát cao thời gian gần đây, người tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như Mỹ, EU...có xu hướng thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm các hàng hoá không thiết yếu khiến nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu, sử dụng các công cụ phân tích thị trường để nhận diện rõ các xu hướng của các thị trường, ngành hàng, các quy định về xuất nhập khẩu, yêu cầu về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS), rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) là rất cần thiết. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đang thực thi để mở rộng thị trường xuất khẩu, giải quyết bài toán biến động chuỗi cung ứng đầu vào lẫn đầu ra.
Ông Lê Viết Dũng Linh, chuyên gia nghiên cứu thị trường Trung tâm Thương mại quốc tế (ICT) tại Việt Nam phân tích, các công cụ thương mại quốc tế là cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn dữ liệu quan trọng về nhu cầu, xu hướng, tiêu chuẩn của thị trường toàn cầu và từng khu vực, quốc gia. Thông thường các mạng lưới cung cấp dữ liệu có tính phí nhưng cũng có những đơn vị ưu tiên cung cấp dữ liệu miễn phí cho một số quốc gia. Đây là nguồn tài nguyên "sẵn có" nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết khai thác hiệu quả.
Theo ông Lê Viết Dũng Linh, ICT hiện đang cung cấp dữ liệu miễn phí cho các tài khoản tại Việt Nam. Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống công cụ nghiên cứu thị trường của ITC để phân tích các cơ hội về xuất nhập khẩu hàng hóa vào các thị trường trong quá trình giao thương quốc tế. Cụ thể, doanh nghiệp có thể tìm hiểu được quy mô thị trường hàng hóa thế giới của từng sản phẩm, tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm doanh nghiệp quan tâm, nhận diện các xu hướng thị trường, cũng như những sản phẩm mà Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang từng quốc gia.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể theo dõi và cập nhật các tiêu chuẩn về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, các rào cản kỹ thuật trong thương mại tại từng thị trường; sử dụng hệ thống cảnh báo thương mại toàn cầu (ePing) giúp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời theo dõi và tuân thủ các yêu cầu liên quan tiếp cận thị trường.
Các chuyên gia cũng cho rằng, công cụ và dữ liệu phụ vụ hoạt động thương mại không thiếu, vấn đề là các doanh nghiệp cần đánh giá đúng lợi ích của việc sử dụng các công cụ, dữ liệu để có cách tiếp cận, khai thác phù hợp, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển thị trường trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
Dự báo xuất khẩu sang các thị trường đã có FTA khả quan Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) thời gian qua đã đạt được một số thành quả và được dự báo sẽ tiếp tục khả quan thời gian tới. Dệt may là một trong những ngành tận dụng tốt các FTA. Chia sẻ tại tọa đàm "Phát triển xuất...