Hai hãng xe lên kế hoạch sa thải hàng vạn lao động
Honda và Nissan tại Mỹ lên kế hoạch cắt giảm lao động để tự bảo vệ sức khỏe tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục hoành hành.
Công nhân tại dây chuyền lắp ráp ô tô của Nissan ở bang Tennessee (Mỹ). Ảnh: Reuters
Theo tin từ Nikkei Asia ngày 7/4/2020, Nissan Motor dự định sa thải tạm thời khoảng 10.000 công nhân thuộc diện “nhàn rỗi” tại các nhà máy Mỹ, trong khi Honda Motor định cho hơn một nửa nhân viên tại Mỹ nghỉ việc, dưới hình thức nghỉ phép hàng loạt và không được nhận lương.
Con số lao động nói trên gần như là tất cả công nhân của Nissan tại Mỹ, gồm lao động trong các nhà máy ô tô và động cơ ở bang Tennessee và một nhà máy ở bang Mississippi.
Động thái của Honda ảnh hưởng đến công nhân ở 5 nhà máy lắp ráp tại Ohio, Alabama và các tiểu bang khác. Honda sử dụng tổng cộng 20.000 công nhân tại Mỹ, trong đó hơn 10.000 người sẽ được nghỉ phép cho đến hết tháng Tư.
Các quyết định trên cho thấy một sự suy giảm lớn trong hoạt động sản xuất, do đóng cửa nhà máy để cố gắng hạn chế sự lây lan của Covid-19, đang “ngấm đòn” và đẩy số lượng công nhân bị sa thải hoặc nghỉ việc.
Nissan đã đầu tư rất nhiều vào Tennessee, nơi sản xuất xe thể thao đa dụng, xe mui kín và xe điện. Còn tại Mississippi, nơi hãng sản xuất xe SUV và xe thương mại, nhưng cả 3 nhà máy tại Mỹ đều đã đóng cửa kể từ ngày 20/3/2020, dự định sẽ mở lại vào ngày 6/4 nhưng giờ đây phải gian hạn lệnh đóng cửa đến hết tháng Tư.
Các nhân viên bị sa thải sẽ không được Nissan chi trả tiền bồi thường, mặc dù công ty cam kết sẽ gọi lại các lao động này khi các nhà máy khởi động lại sản xuất. Người lao động sẽ lĩnh tiền trợ cấp thất nghiệp theo quy định của bang.
Ngoài ra, Nissan cũng có kế hoạch sa thải 6.000 công nhân tại nhà máy ở Anh và khoảng 3.000 công nhân tại một nhà máy ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Còn Honda, công ty đã sản xuất 1,2 triệu xe hơi tại Mỹ vào năm 2019, cho biết sẽ đảm bảo mức lương đầy đủ cho đến cuối tuần này, tức là khoảng ngày 11/4/2020. Công ty sẽ hướng dẫn người lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp từ thứ hai tuần tới.
Các nhà sản xuất ô tô khác ở Mỹ cũng đã hành động để cố gắng bảo vệ công ty tránh khỏi sự phá sản.
Video đang HOT
General Motors quyết định giảm 20% tiền lương cho khoảng 69.000 nhân viên tại Mỹ và nước ngoài. Fiat Chrysler Automenses cũng có kế hoạch giảm 20% lương tất cả công nhân trong 3 tháng, và hoàn trả lại phần lương bị giảm trong một năm sau đó.
Số đơn yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp tại Hoa Kỳ lên tổng cộng khoảng 6,64 triệu đơn tính đến ngày 28/3/2020, tăng gấp đôi so với mức kỷ lục 3,3 triệu đơn cách đây chỉ hơn 1 tuần.
Các đơn xin trợ cấp thất nghiệp chủ yếu đến từ những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, bán lẻ và khách sạn, tuy nhiên các đơn xin trợ cấp thất nghiệp của công nhân trong ngành sản xuất ô tô đã tăng chóng mặt.
Lam Anh
Ngành sản xuất ô tô chao đảo vì dịch Covid-19
Sự lây lan và bùng phát của dịch Covid-19 trên toàn thế giới thời gian qua đã khiến cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề...
Thiếu nguồn cung phụ tùng
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã làm tê liệt ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, khiến không chỉ có doanh số toàn thị trường ở nước này giảm mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều nhà sản xuất ô tô trên thế giới do thiếu linh, phụ kiện.
Quan trọng hơn, Vũ Hán - tâm điểm của sự bùng phát lại là một trong những thành phố lớn của ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc. Đây là nơi đặt cơ sở sản xuất của hàng loạt thương hiệu ô tô lớn như General Motors (GM), Honda, Nissan, Peugeot và Renault... chiếm gần 10% số lượng xe được sản xuất trong nước và là nhà cung ứng phụ tùng của của nhiều hãng sản xuất ô tô.
Điều này đã khiến cho nguồn cung linh, phụ kiện của nhiều hãng sản xuất xe rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng không đủ để sản xuất và phải tạm ngừng hoạt động.
Các nhà máy Honda và Nissan tại Trung Quốc đóng cửa đến hết 11/3. Ảnh: SCMP.
Tại Hàn Quốc, Hyundai buộc phải đóng cửa các nhà máy lắp ráp ô tô do thiếu nguồn cung linh kiện từ Trung Quốc. Nhà sản xuất ô tô SsangYong Motor của Midtier Hàn Quốc (thuộc sở hữu của tập đoàn Ấn Độ Mahindra & Mahindra), hãng xe Renault của Pháp tạm ngừng vận hành nhà máy ở Hàn Quốc cũng vì thiếu linh kiện.
Hãng xe Volkswagen mới đây cũng đã xác nhận, đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc do lo ngại về dịch bệnh và thiếu phụ tùng sản xuất. Nhiều hãng xe khác như BMW, Daimler, Toyota, Honda, Nissan, Ford, GM, Tesla tại Trung Quốc cũng tạm ngưng sản xuất từ tháng 2/2020.
Theo số liệu thống kê, mỗi năm, Mỹ nhập tới 25% tổng số linh phụ kiện mà Trung Quốc xuất khẩu, 10% chuyển đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức nhập khoảng 5
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Công nghiệp, đối với ngành sản xuất lắp ráp ô tô: Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu gần 4 tỷ USD phụ tùng linh kiện ô tô, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 0,7 tỷ USD (17,54%), từ Hàn Quốc là 1,14 tỷ USD (28,57%) và từ Nhật Bản là 0,72 tỷ USD (18,04%). Riêng ngành sản xuất ô tô tải phụ thuộc vào hơn 70% linh phụ kiện từ Trung Quốc.
Dịch Covid-19 bùng phát sẽ ảnh hưởng đến nguồn linh kiện nhập về Việt Nam thời gian tới.
Cho nên, dự kiến đến cuối Quý I/2020, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc thiếu hụt nguồn linh, phụ kiện phục vụ sản xuất.
Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá, hiện nay nguồn cung nguyên vật liệu và linh phụ kiện đầu vào sản xuất từ Trung Quốc và các quốc gia khác gặp nhiều khó khăn, bởi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại biên giới của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc sẽ khiến việc thông quan các lô hàng nhập khẩu khó khăn hơn nhiều so với trước đây.
Theo Hiệp hội xe khách Trung Quốc (PCA), doanh số ô tô giảm 79% trong tháng 2/2020, mức giảm hàng tháng lớn nhất từ trước đến nay. Doanh số bán hàng tại Trung Quốc của Honda Motor Co. giảm 85% tháng trước, trong khi đó Nissan Motor Co. báo cáo mức giảm 80%.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc cho biết, dịch Covid-19 sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng tự động của đất nước và có hiệu ứng "bươm bướm" trên nền công nghiệp xe hơi toàn cầu.
Các nhà máy liên tục công bố tạm ngừng hoạt động
Sau các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô ở Trung Quốc phải tạm ngừng hoạt động vì sự diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều nhà máy khác ở trên thế giới cũng phải tạm cho nhân viên nghỉ để đảm bảo an toàn...
Cụ thể, Honda, Mazda, Mitsubishi, Yamaha tại Malaysia đã xác nhận sẽ ngừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh từ ngày 18 - 31/3; hãng ô tô nội địa - Perodua cũng thông báo tạm ngừng hoạt động đến hết tháng 3/2020 để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19.
Hôm 17/3, Ford thông báo tạm dừng toàn bộ dây chuyền sản xuất ô tô tại châu Âu bắt đầu từ 19/3.
Theo đại diện hãng Perodua cho biết, tất cả hệ thống đại lý, trạm dịch vụ bảo dưỡng ô tô của hãng sẽ chỉ tiếp tục hoạt động sau khi quy định hạn chế đi lại trên toàn quốc để chống dịch Covid-19 của chính phủ Malaysia được dỡ bỏ.
Cùng với Trung Quốc và châu Á, nhiều nhà máy ô tô ở châu Âu, Mỹ cũng đã phải ngừng hoạt động vì sự bùng phát chóng mặt của dịch Covid-19 tại Italia và Mỹ.
Hôm 17/3, Ford thông báo tạm dừng toàn bộ dây chuyền sản xuất ô tô tại châu Âu bắt đầu từ 19/3. Quyết định tương tự được đưa ra đối với sản xuất của hãng tại Bắc Mỹ, trong đó bao gồm Mỹ, Canada, Mexico.
Theo đại diện của Ford, đây là những hành động cần thiết để đối phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Việc ngưng sản xuất của hãng kéo dài tới 30/3.
"Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các biện pháp khác để đảm bảo rằng rủi ro do dịch bệnh được giảm thiểu tối đa" - đại diện Ford cho biết.
Nhiều nhà máy ô tô chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 buộc phải tạm dừng hoạt động.
Cùng với đó, một loạt các nhà máy khác của BMW, Daimler, Porsche... hay các hãng xe sang, siêu xe như: Rolls-Royce, Ferrari, Lamborghini... cũng đã đồng loạt cho dừng các hoạt động ở các nhà máy tại Italia đến cuối tháng 3/2020.
Mới đây nhất,sau khi phải đóng cửa nhà máy tại Mỹ do một nhân viên bị kết luận nhiễm virus SARS- CoV-2, hãng ô tô Hyundai dự kiến sẽ phải dừng sản xuất ở nhà máy tại Séc. Trong khi đó, hãng ô tô Kia dự kiến cũng sẽ tạm dừng hoạt động của nhà máy ở Slovakia.
Mặc dù vẫn chưa ghi nhận ca mắc Covid-19, nhưng phía Hyundai và Kia dự kiến sẽ đóng cửa hai nhà máy này trong vòng hai tuần, từ ngày 23/3 tới 3/4, cân nhắc tới diễn biến dịch bệnh phức tạp ở các nước.
Một quan chức Hyundai cho biết, do dịch Covid-19 đang lan rộng trên phạm vi toàn châu Âu, công ty đã quyết định tích cực tham gia công tác phòng chống dịch bệnh của chính phủ Séc và Slovakia, đồng thời cân nhắc tới an toàn của nhân viên, ảnh hưởng về vận chuyển hàng hóa do các nước đóng cửa biên giới./.
Gia Linh
VinFast và một loạt nhà máy ô tô tại Việt Nam tạm dừng hoạt động Từ ngày mai, 6/4, nhà máy ô tô Vinfast tại Hải Phòng của Tập đoàn VinGroup sẽ tạm dừng hoạt động do Covid-19. Theo thông tin phát đi từ VinFast, trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, giống như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô - xe máy nói riêng và các doanh nghiệp...