Hải Hà chào đón du khách
Khai thác hiệu quả lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, những năm gần đây, huyện Hải Hà luôn là lựa chọn hấp dẫn dành cho khách du lịch ở cả trong và ngoài tỉnh.
Bước vào mùa du lịch hè năm nay, Hải Hà đã xây dựng, triển khai các sản phẩm du lịch mới, tổ chức chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao sôi động cùng sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện để chào đón du khách.
Bãi biển Đầu Rồng (xã Cái Chiên) luôn đông khách du lịch mỗi dịp hè về.
Mở đầu cho mùa du lịch hè năm nay, chương trình khai mạc Tuần lễ văn hóa – du lịch “Cái Chiên chào hè” năm 2024 đã diễn ra trong hai ngày 27, 28/4, tại xã đảo Cái Chiên, với chuỗi hoạt động hấp dẫn, bùng nổ đã thu hút hàng nghìn lượt khách như: Chương trình nghệ thuật khai mạc “Cái Chiên chào hè 2024″; các hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao gồm: Hội chọi chim họa mi; giao lưu xe đạp địa hình; giải chạy việt dã; giải đua thuyền kayak; giải đua thuyền rồng; giải bóng chuyền hơi nam, nữ các CLB huyện Hải Hà mở rộng; giải kéo co nam – nữ kết hợp. Nhờ đó, lượng khách du lịch đến các điểm du lịch trên địa bàn huyện trong 5 ngày lễ (từ 27/4-1/5), tập trung chủ yếu tại đảo Cái Chiên và đồi chè xã Quảng Long đạt trên 24.400 lượt. Tổng số các nguồn thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 31,72 tỷ đồng.
Khi nói đến tiềm năng du lịch Hải Hà, không thể không nhắc đến đảo Cái Chiên. Được thiên nhiên ban tặng cho nhiều bãi cát đẹp, dài, rừng phi lao xanh ngút ngàn và làn nước biển trong xanh như ngọc, Cái Chiên được ví như là thiên đường của tự nhiên với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Ngoài tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ thơ mộng nơi đây, du lịch khám phá, trải nghiệm văn hóa, cuộc sống của người dân trên đảo chắc chắn mang đến cho du khách những ấn tượng khó quên.
Du khách trải nghiệm đạp xe trong rừng phi lao xanh mát tại đảo Cái Chiên.
Chị Nguyễn Thị Hồng Thơ, du khách TP Hải Phòng, hào hứng: Lần đầu đến với xã đảo Cái Chiên, tôi hoàn toàn bất ngờ với vẻ đẹp còn rất hoang sơ, thanh bình của hòn đảo. Được hòa mình vào thiên nhiên trong lành cùng các hoạt động vui chơi, thể thao bãi biển sôi động khiến ai cũng như được nạp thêm nguồn năng lượng mới sau những ngày làm việc vất vả. Lượng khách du lịch đến đảo dịp này khá đông song dịch vụ lưu trú tại các homestay vẫn được đảm bảo. Người dân đảo chất phác, nồng hậu tiếp đón khiến chúng tôi có một chuyến đi thật sự vui vẻ và đáng nhớ.
Cùng với đó, du lịch trên đảo Cái Chiên ngày càng phát triển với các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng ngày càng đa dạng. Toàn xã đảo Cái Chiên hiện có 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và hơn 20 hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú với 228 phòng, 436 giường. Nổi bật, khu nghỉ dưỡng Đầu Rồng Resort (thôn Đầu Rồng) với 42 căn bungalow cao cấp cùng các dịch vụ trải nghiệm phong phú đã đi vào hoạt động từ năm 2023 đến nay đang tạo điểm nhấn hấp dẫn cho du lịch đảo Cái Chiên.
Video đang HOT
Những căn bungalow nghỉ dưỡng cao cấp tại Đầu Rồng Resort.
Ông Lê Tuấn Kiệt, Giám đốc điều hành khu nghỉ dưỡng Đầu Rồng Resort, cho biết: Trong mùa hè năm nay cùng với việc đáp ứng tốt dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng cho du khách, chúng tôi tiếp tục phục vụ các dịch vụ vui chơi như: Cắm trại trong rừng phi lao;tổ chức các hoạt động dã ngoại tập thể; câu mực đêm; đi bộ, đạp xe đạp dạo quanh đảo kết hợp các hoạt động bảo vệ môi trường; chèo kayak, chèo sup trên bãi biển. Điểm nhấn của năm nay là chúng tôi đưa thêm 1 khu cắm trại bên bờ biển, mở thêm một khu nhà hàng cao cấp cùng một số hoạt động thể thao trải nghiệm ngoài trời.
Tiếp tục mục tiêu khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có, năm 2024 huyện Hải Hà đã đăng ký thêm 3 sản phẩm du lịch mới gồm: Chèo kayak, tàu du lịch tham quan, khám phá các đảo xã Cái Chiên (qua các điểm Cảng Ghềnh Võ – Đảo Cái Chiên – Vạn Mục – Vạn Nước – Bò Vang – Hòn Ba); tour xe điện tham quan đảo Cái Chiên và du lịch sinh thái trải nghiệm đồi chè Quảng Long (khám phá cảnh đẹp vườn chè, cắm trại ven suối, các hoạt động hái chè và làm trà cùng nghệ nhân, trải nghiệm pha trà, thưởng trà…).
Du khách thích thú với đồi chè Quảng Long, huyện Hải Hà. Ảnh: CTV
Ông Bùi Thanh Tuấn, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Hải Hà, cho biết: Thời gian qua, huyện Hải Hà đã dành nhiều nguồn lực đầu tư về hạ tầng cơ sở và thu hút các nhà đầu tư vào phát triển du lịch đảo Cái Chiên. Các hộ dân cũng mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải đạt chuẩn đảm bảo đáp ứng nhu cầu du khách tăng cao vào dịp cuối tuần. Cùng với đó, huyện tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu thông qua Tuần lễ văn hóa – du lịch “Cái Chiên chào hè” được tổ chức thường niên, tăng cường kết nối tour, tuyến điểm, đào tạo nguồn nhân lực làm công tác du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Từ đây, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch sinh thái đảo Cái Chiên một cách bền vững, mang đến cho du khách hành trình du lịch trọn vẹn, nhiều cảm xúc.
Đảo Yến hoang sơ trên vịnh Nha Trang
Dịp hè, nhiều du khách đến hòn Nội, còn gọi là đảo Yến để tận hưởng bãi tắm đẹp, cảnh biển hoang sơ và tìm hiểu về văn hóa lịch sử.
Hòn Nội, còn gọi là đảo Yến, là một trong những hòn đảo đẹp, nổi tiếng ở vịnh Nha Trang với nét hoang sơ, hùng vĩ.
Theo sử sách, năm 1328, đề đốc Thủy quân Lê Văn Đạt (thời nhà Trần) phát hiện ra các hòn đảo có yến làm tổ ở vùng biển Bình Khang. Sau đó, ông được suy tôn là thủy tổ nghề yến sào Việt Nam.
Để đến đảo, du khách phải đi tàu gỗ, hoặc cano từ cảng cá dân sinh tại Nha Trang, quãng đường 30 km. Giá vé tàu từ 490.000-790.000 đồng mỗi người.
Đoạn đường vào đảo phải đi qua những mỏm đá cheo leo, một bên là biển xanh, gió mát. Một số đoạn đường được đơn vị du lịch bố trí các cầu để du khách dễ dàng di chuyển.
Nhà vọng cảnh trên đảo nằm ở đỉnh Hạ Du, cao 90 m. Tại đây, du khách có thể ngắm toàn cảnh biển đảo.
Tượng Đô đốc Thủy quân Tây Sơn - Lê Thị Huyền Trâm được dựng tại Hòn Nội. Theo tài liệu lịch sử, bà Lê Thị Huyền Trâm được giao chỉ huy đội thủy quân tại dinh Bình Khang kiêm Tổng quản quần đảo Hòn Tre và các sở lưới đăng, đảo Yến (hòn Nội). Bà đã tổ chức khai thác, xuất khẩu yến sào làm nguồn tài chính, hậu cần, quân nhu cho nhà Tây Sơn.
Năm 1788, bà được phong chỉ huy liên quân thủy bộ trấn thủ một số vùng biển trọng yếu. Ngày 10/5/1793, trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải và các đảo yến, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang đã hy sinh. Người dân suy tôn bà Lê Thị Huyền Trâm là Đảo yến chủ Thánh Mẫu, lập miếu thờ trên các đảo yến.
Ngày 10/5 âm lịch hàng năm, người dân địa phương tổ chức cúng giỗ Thánh Mẫu và tướng sĩ Tây Sơn hy sinh tại Đền thờ Tổ nghề Yến sào. Du khách khi đến đây có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của nghề yến sào.
Trên đảo, một số điểm tập trung những mỏm đá lớn, xung quanh nhiều hải âu bay lượn, thu hút khách chụp ảnh.
Ông Thế Quang, đến từ Hà Nội, biết hòn Nội qua các kênh du lịch nên dành thời gian ra đảo tham quan. Sống ở thành phố lớn, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ồn ào, nên ra đảo nghỉ dưỡng là "một trải nghiệm thú vị", ông Quang nói.
Một góc bãi biển trong xanh trên đảo. Cách hòn Nội chừng 2 km là hòn Ngoại (góc phải), nhân viên tại đảo cho biết nơi đây từng tập trung nhiều loài chim.
Khám phá 4 khu nghỉ dưỡng hàng đầu ở Phú Yên Đến Phú Yên du lịch dịp hè, du khách có thể tham khảo những khu nghỉ dưỡng hàng đầu tại đây như Rosa Alba Resort, Stelia Beach Phú Yên... Bãi Tràm Hideaway Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm dừng chân để khám phá nét đẹp hoang sơ của Phú Yên, khu nghỉ này là gợi ý không tồi. Khu nghỉ dưỡng nằm...