Hai giống lúa thích ứng phèn mặn, chống đổ ngã cực tốt
Vụ hè thu năm nay, hai giống lúa thuần năng suất cao của Tập đoàn Vinaseed thích ứng trên đất phèn mặn Bình Định, đồng thời chống chịu rất tốt thời tiết mưa bão.
Nông dân xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định) mê mẩn với cây lúa Quảng Nam 9. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Xã Phước Sơn, một trong những xã khu Đông của huyện Tuy Phước (Bình Định) có nhiều diện tích ruộng nằm ven đầm Thị Nại nên thường bị nhiễm phèn, mặn gây bất thuận cho sản xuất.
Vụ hè thu năm nay, HTXNN Phước Sơn 2 đã phối hợp cùng Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) xây dựng mô hình khảo nghiệm 2 giống lúa Quảng Nam 9 và VNR88 tại thôn Dương Thiện (xã Phước An) với quy mô mỗi giống 1ha.
Trồng trên đất phèn, mặn và trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của mùa nắng hạn, nhưng 2 giống lúa nói trên đã cho thấy nhiều tính năng vượt trội, nhất là năng suất cao, cứng cây chống đổ ngã. Riêng giống VNR88 cho chất lượng gạo ngon.
Nông dân Nguyễn Chung ở xóm 14 thôn Dương Thiện (xã Phước Sơn), người lần tiên làm 4 sào lúa VNR88 trong vụ hè thu năm 2020, nhận xét: “Ruộng của tôi bị nhiễm phèn, mặn nhưng giống lúa này phát triển rất tốt. Theo hướng dẫn của HTXNN tôi chỉ gieo sạ 4-5kg/sào (500m2) mà lúa lên rất dày, chứng tỏ giống đẻ nhánh tốt. Phân thì chúng tôi bón theo quy trình của công ty, chẳng khác gì so với làm các giống lúa khác. Mã lúa rất đẹp. Giống cứng cây, mùa này thường xảy ra mưa giông nhưng lúa VNR88 không bị ngã đổ”.
Còn nông dân Huỳnh Văn Khiêm, ở xóm 14 thôn Dương Thiện (xã Phước Sơn), cũng lần đầu tiên làm 4 sào giống Quảng Nam 9 trong vụ hè thu này, cho hay: “Tham gia mô hình tôi được công ty cho giống để sản xuất, HTX ứng trước phân, thuốc BVTV đến vụ thu hoạch lúa mới thu hồi; khảo nghiệm đánh giá xem giống có phù hợp với đồng đất phèn mặn ở địa phương hay không để chúng tôi lựa chọn. Đây là lần đầu tiên tôi làm giống Quảng Nam 9, thấy giống dễ canh tác.
Vùng này là đất phèn mặn, thời tiết vụ hè thu canh tác không thuận lợi nhưng 4 sào ruộng của tôi chắc chắn đạt năng suất trên 70 tạ/ha. Nếu sản xuất giống này trong vụ đông xuân thì 1 m2 đất có thể thu 1kg lúa”.
Nông dân tham quan cánh đồng sản xuất lúa Quảng Nam 9 tại thôn Dương Thiện, xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.
Video đang HOT
Theo ông Trần Hữu An, cán bộ Tập đoàn Vinaseed, VNR88 là giống lúa thuần bản quyền của Vinaseed. VNR8 có những đặc tính nổi trội như: Thời gian sinh trưởng vụ đông xuân từ 110-115 ngày, vụ hè thu từ 95-100 ngày ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ; có tiềm năng năng suất cao, từ 80-85 tạ/ha; gạo trong không bạc bụng, tỷ lệ xay xát cao; cơm trong bóng, ăn có vị đậm, mềm.
Đặc biệt giống VNR88 thích ứng với nhiều vùng sinh thái và nhiều chân đất; chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại; trồng được 2 vụ/năm.
Còn giống Quảng Nam 9 có thời gian sinh trưởng vụ đông xuân từ 105-110 ngày, vụ hè thu từ 95-100 ngày ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ; cứng cây, chống đổ ngã cực tốt; bộ lá đòng đứng và khỏe, giữ được màu xanh đến cuối vụ; gieo trồng được cả vụ đông xuân và hè thu, đặc biệt vụ hè thu giống Quảng Nam 9 chịu hạn cực tốt. Bông chùm, hạt bầu, tròn, xếp sít, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao, tiềm năng năng suất 85-90 tạ/ha. Gạo Quảng Nam thuộc TOP đầu để chế biến bún, bánh.
Nông dân tham quan cánh đồng sản xuất lúa VNR88 tại thôn Dương Thiện, xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.
“Cả 2 loại giống nói trên chúng tôi đã tổ chức sản xuất tại nhiều địa phương như thị xã An Nhơn, các huyện Tây Sơn, Tuy Phước… trên nhiều chân đất và nhiều mùa vụ khác nhau, hiệu quả đã chinh phục được nông dân nhiều địa phương. Vụ hè thu năm 2020 này chúng tôi tổ chức sản xuất khảo nghiệm trên chân đất phèn mặn ở xã Phước Sơn và chúng cho thấy thích ứng rất tốt”, ông Trần Hữu An, cho hay.
Hiệu quả chuyển đổi cây trồng trên đất lúa
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Nam Trung bộ do Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ thực hiện.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm các mô hình trong dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa thiếu nước tại Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Lê Quốc Doanh vừa kiểm tra một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả trong vụ hè thu tại Bình Định.
Đây là mô hình nằm trong khuôn khổ Dự án Khuyến nông Quốc gia do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ thực hiện.
Theo TS Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ, mục tiêu của mô hình nhằm nêu bật sự hiệu quả của việc chuyển đổi những diện tích đất lúa bị thiếu nước sang trồng những loại cây lạc, vừng và ngô sinh khối, để từ đó nhân rộng.
Đây là giải pháp căn cơ để sản xuất nông nghiệp trong vùng Nam Trung bộ có thể "chung sống" với nạn hạn hán do ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
Tại Bình Định, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã đi thăm các mô hình trồng ngô sinh khối cung ứng cho chăn nuôi đại gia súc tại 2 xã Mỹ Châu và Mỹ Hiệp thuộc huyện Phù Mỹ, diện tích thực hiện tại mỗi xã là 5ha; mô hình trồng lạc với diện tích 10ha tại xã Mỹ Lộc (huyện Phù Mỹ) và mô hình trồng vừng ở xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ) với diện tích 5ha.
Theo TS Vũ Văn Khuê, Trưởng bộ môn rau, hoa và cây cảnh thuộc Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ, ngoài ra, tại xã Tam Giang, huyện Núi Thành (Quảng Nam), Viện cũng đã xây dựng 1 mô hình trồng vừng với diện tích 5ha và 1 mô hình trồng lạc tại xã Bình Phú, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) với diện tích 10ha.
Còn ở Quảng Ngãi, trong năm nay Viện cũng đã xây dựng 2 mô hình trồng vừng trên đất lúa tại xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ) và xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), mỗi mô hình có diện tích 5ha.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (thứ nhất từ trái sang) kiểm tra sinh trưởng phát tiển cây lạc trồng trên đất lúa tại xã Mỹ Lộc (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.
Cũng theo TS Khuê, đối với cây ngô sinh khối, do canh tác trên đất lúa, nên Viện hướng dẫn nông dân tham gia mô hình quan tâm đến công tác làm đất, lên luống để mở lối thoát nước cho diện tích ruộng trồng ngô trong đợt mưa Tiểu mãn. Thứ đến là hướng dẫn nông dân sử dụng những giống ngô cho sinh khối lớn để cung cấp cho Nhà máy sữa Vinamilk.
"Đặc thù của trồng ngô sinh khối là thời gian canh tác ngắn hơn. Nếu như trồng ngô lấy hạt phải từ 95 - 100 ngày mới thu hoạch thì trồng ngô sinh khối thì chỉ 80 - 85 ngày là cho thu hoạch, do đó chế độ chăm sóc cũng khác.
Trồng ngô sinh khối do thời gian sinh trưởng ngắn hơn nên phải được bón phân sớm hơn. Năng suất ngô trong vụ hè thu này dự kiến đạt từ 50 - 60 tấn/ha/vụ; lợi nhuận trên 30 triệu đồng/ha, ít nhất là gấp 2 lần so với làm lúa", TS Khuê cho hay.
Cây lạc do được trồng trên đất lúa nên khâu làm đất cũng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là phải thoát nước tốt để tránh ngập úng do mưa Tiểu mãn. Đặc biệt là cần chú ý tăng cường bón phân hữu cơ, do đất lúa thường thiếu hụt lượng hữu cơ...
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiểm tra mô hình trồng ngô sinh khối trên đất lúa tại xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.
Cả 2 giống lạc nói trên đều thích ứng với điều kiện thời tiết nắng nóng của vụ hè thu và ít nhiễm bệnh, có thể thay thế các giống cũ bà con làm xưa nay.
Trồng lạc trên đất lúa trong vụ hè thu cần phải bón phân cân đối, bón vào thời điểm tưới nước đủ ẩm để phân bón không bị thất thoát do tác động của nhiệt độ cao. Năng suất lạc trong mô hình hướng đến mục tiêu đạt khoảng trên 2 tấn lạc vỏ/ha/vụ. Với giá hiện nay 2 tấn lạc sẽ thu vào 40 triệu đồng, có mức thu nhập gấp 2 lần so với làm lúa", TS Khuê cho hay.
Riêng về cây vừng, theo TS Vũ Văn Khuê, đây là loại cây rất phù hợp trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trong vụ hè thu ở khu vực Nam Trung bộ. Bởi vừng chịu hạn tốt và có đầu ra thênh thang, nhất cung cấp cho các cơ sở ép dầu.
Tuy nhiên, canh tác vừng trên đất lúa trong vụ hè thu nông dân cần phải làm đất, lên luống thật kỹ, nhất là phải xử lý lúa rụng trên đất sau khi thu hoạch vụ đông xuân. Nếu không, trong quá trình cây vừng sinh trưởng thì cây lúa sẽ lớn vượt nhanh, cạnh tranh sự sống với cây vừng.
"Năng suất vừng trong vụ hè thu này chúng tôi đặt mục tiêu phải đạt trên 1 tấn/ha, thu nhập gấp 1,5 lần so với làm lúa trên cùng diện tích", TS Khuê cho hay.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá các mô hình do Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ cho thấy hiệu quả thiết thực, nhất là tiết kiệm được 50 - 60% lượng nước tưới so với làm lúa. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Theo TS Hồ Huy Cường, dự án này được triển khai 3 năm liên tiếp trên địa bàn 3 tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam, bắt đầu từ năm 2020.
"Năm nay dự án triển khai muộn, lại gặp dịch Covid - 19 nên triển khai không đạt kế hoạch. Ví như cây ngô sinh khối mục tiêu đặt ra mỗi năm phải thực hiện 50ha thì năm nay do dịch Covid - 19 nên không đi chọn được nhiều điểm, nên chỉ mới triển khai được 10ha.
Các năm sau, riêng cây ngô sinh khối mỗi năm chúng tôi sẽ triển khai tối thiểu là 50ha, mục tiêu là sẽ nhân rộng đạt tối thiểu 25% diện tích của dự án, riêng cây lạc và cây vừng ít mở rộng hơn", TS Hồ Huy Cường cho hay.
Bình Định: Trồng 2 loài cây này trên đất cát, dân xã biển dư giả hẳn ra Trước đây, mỗi năm làm 1 vụ lúa không đủ ăn, từ khi chuyển sang trồng mỗi năm 3 vụ màu với trồng cây hành và trồng đậu phộng, người dân vùng quê biển xã Cát Hải (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã "dư ăn, dư để". Nông dân thoát nghèo Theo ông Lê Văn Diêu, Chủ tịch UBND xã Cát Hải,...