Hai giờ cấp cứu giành lại mạng sống cụ ông 95 tuổi
Cụ ông ở TP HCM vừa được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Dược do ra máu ồ ạt đường tiêu hóa.
Gia đình cho biết cụ đột ngột ói và tiêu ra máu vào sáng cùng ngày, kết quả chụp CT phát hiện bị rò động mạch chủ bụng vào ruột non. Cụ được chuyển sang Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết tình trạng của người bệnh rất nguy kịch. Động mạch chủ bụng bị rò dẫn đến ra máu vào đường tiêu hóa, bệnh nhân có thể tử vong do mất máu nếu không cấp cứu kịp thời.
“Người bệnh lớn tuổi và sức khỏe yếu, các bác sĩ lựa chọn phương pháp can thiệp nội mạch đặt ống ghép để cấp cứu cho cụ”, bác sĩ Định nói.
Quá trình can thiệp đòi hỏi sự đo đạc, tính toán tỉ mỉ của phẫu thuật viên. Các thao tác bung giá đỡ cần phải chính xác đến từng khoảng cách nhỏ, đặt giá đỡ vào đúng vị trí trên một động mạch đang đập và đảm bảo có dòng máu chảy mạnh.
Video đang HOT
Trải qua gần 2 giờ cấp cứu, người bệnh qua cơn nguy kịch, có dấu hiệu hồi phục.
Các bác sĩ đang cấp cứu can thiệp cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo bác sĩ Định, các bệnh lý về động mạch chủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Người trưởng thành bị mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, lười vận động có nguy cơ cao mắc bệnh.
“Mọi người cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, thường xuyên vận động tập thể dục, tránh hút thuốc. Khi xuất hiện những cơn đau ngực đột ngột nên đến các trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời”, bác sĩ khuyến cáo.
Cẩm Anh
Theo VNE
Mất 3,5 lít máu vì bỏ qua dấu hiệu đi cầu phân đen
Anh C. đi cầu phân đen nhiều lần trong vài ngày nhưng không đi khám bệnh, khi đang ăn tiệc cưới thì nôn ra máu bầm liên tục.
Anh TVTC (33 tuổi) vừa nhập viện cấp cứu ở một BV tư tại TP.HCM trong tình trạng nôn ói ra máu bầm liên tục.
Được biết, anh C. đi cầu phân đen nhiều lần từ vài ngày trước nhưng không đi khám. Trong lúc anh đang ngồi ăn tiệc cưới và chưa dùng hết món đầu tiên thì xảy ra tình trạng trên.
Khi vào BV, anh C. vẫn liên tục nôn ra máu bầm và đi cầu phân đen khiến lượng máu mất báo động. Anh đã được truyền 10 đơn vị hồng cầu lắng (3,5 lít máu) để bồi hoàn lượng máu mất.
Hình ảnh CT của bệnh nhân khi vào viện cho thấy mạch máu dị dạng gây chảy máu. Ảnh: CO
Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân có búi dị dạng mạch máu trong lòng ruột, đang có dấu hiệu chảy máu. Đây là thủ phạm gây chảy máu kéo dài. Bệnh nhân được hội chẩn, điều trị khẩn cấp bằng phương pháp can thiệp mạch để nút búi dị dạng. Sau thủ thuật 24 giờ, bệnh nhân không còn triệu chứng chảy máu, hồi phục và xuất viện.
BS Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh của BV lưu ý đi cầu phân đen là biểu hiện của chảy máu từ đường tiêu hóa, không nên chủ quan với dấu hiệu này, cần đi khám sớm để tìm nguyên nhân. Việc vào viện trễ có thể đe doạ đến tính mạng.
Bên cạnh đó, nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường bẩm sinh nhằm tránh tình huống xấu diễn ra đột ngột.
Theo plo.vn
Cứu thanh niên bị đâm thấu cổ Bệnh nhân 24 tuổi ở Hà Nội vào viện với vết thương ở hai bên cổ đang ra máu liên tục. Ảnh minh họa Ngày 9/3, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp đã phẫu thuật cứu sống bệnh nhân bị đâm vào cổ gây tổn thương động mạch cảnh. Bệnh nhân vào...