Hai giám đốc trong vụ lật ca nô làm 9 người chết đối diện 15 năm tù
Chưa được cấp phép nhưng 2 giám đốc vẫn điều ca nô đi đón người ở Tiền Giang chở về Vũng Tàu. Ca nô chở quá số người gặp lúc thời tiết xấu nên đã lật úp tại vùng biển Cần Giờ, TPHCM làm 9 người chết.
Ngày 31/10, VKSND TPHCM cho biết, cơ quan này vừa hoàn tất kết luận truy tố 2 bị cáo liên quan đến vụ tai nạn đường thủy thảm khốc làm 9 người chết trên vùng biển Cần Giờ là Vũ Văn Đảo (SN 1968, trú P.7, TP Vũng Tàu, Giám đốc công ty Việt Séc) và Đinh Văn Quyết (SN 1980, ngụ Biên Hòa, Đồng Nai, Giám đốc Công ty cổ phần Vũng Tàu Marina).
Hai bị cáo Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết bị truy tố về tội: “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn”. Theo đó, hai bị cáo này đang đối mặt với mức án từ 7-15 năm tù.
Hiện trường vụ vụ lật ca nô làm 9 người chết
Theo kết quả điều tra, do quen biết từ trước, ông Hà Ngọc Phước (là giám đốc công ty CP sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam – gọi tắt là công ty PV PIPE, trụ sở tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã mượn ông Đảo ca nô để chở cán bộ, công nhân viên công ty từ Tiền Giang về Vũng Tàu dự đám cưới. Ông Quyết đã tiếp nhận danh sách số người đi từ công ty PV PIPE để chuẩn bị ca nô và kế hoạch được ông Đảo đồng ý.
3 ca nô được cho mượn gồm: 1 ca nô mà công ty Việt Séc vừa đóng xong và 2 ca nô của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa – Vũng Tàu đang gửi bảo trì định kỳ tại công ty Việt Séc.
Chiều 2/8/2013, 3 ca nô đã chở theo 71 người thẳng hướng từ Tiền Giang về Vũng Tàu. 19h đêm, khi đến hải phận thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TPHCM, ca nô mang số hiệu BP120402 do ông Phạm Duy Phúc (là lái tàu của công ty Vũng Tàu Marina) điều khiển, đã gặp sự cố, bị chìm, qua đó là 9 người tử vong; ngoài ra có nhiều người may mắn thoát chết.
Video đang HOT
Cũng theo kết luận, ca nô bị nạn đã chở số người vượt mức cho phép, lưu thông ở hải phận không được phép…
Những nạn nhân xấu số trong vụ tai nạn giao thông đường thủy
Ngoài ra ca nô bị nạn được đóng bằng công nghệ, vật liệu mới là Polypropylene Copolymer, mà doanh nghiệp Việt Séc của ông Vũ Văn Đảo sản xuất chưa được cấp phép.
Theo đó,2 ca nô mà công ty Việt Séc bán cho Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa – Vũng Tàu được sản xuất bằng công nghệ, vật liệu mới nhưng trong hồ sơ lại cố tình ghi sai vật liệu đóng tàu là chất khác nhằm “qua mặt” đơn vị đăng kiểm của Hải quân.
Hành vi của Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết không những đã xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông vận tải đường thủy mà còn gây thiệt hại cho tính mạng, tài sản của công dân nên cần xử nghiêm.
Đối với ông Phạm Duy Phúc, là người trực tiếp điều khiển tàu BP120402 gây tai nạn đã cấu thành tội: “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy”. Tuy nhiên, sau tai nạn, thuyền trưởng này đã tử vong nên cơ quan công an không khởi tố, điều tra.
Công Quang
Theo Dantri
15 năm tù cho kẻ gây ra hàng loạt vụ cướp và giữ người trái phép
Không có nghề nghiệp, lấy việc chiếm đoạt tài sản của người khác bán lấy tiền làm nguồn sống cho bản thân, đối tượng đã gây ra hàng loạt vụ cướp và giữ người trái phép tại các nhà trọ trên địa bàn quận Liên Chiểu (Đà Nẵng).
Sáng 23/8, Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) mở phiên tòa lưu động xét xử bị cáo Hồ Văn Bình (SN 1980, trú xã Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) về tội "Cướp tài sản" và "Giữ người trái pháp luật". Kết quả, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Bình 15 năm tù cho 2 tội danh trên.
Bị cáo Hồ Văn Bình tại phiên tòa sáng 23/8
Theo cáo trạng, khoảng 20h ngày 10/12/2013, Hồ Văn Bình giấu dao trong người rồi đi bộ đến phòng trọ khu vực tổ 45 (phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) tìm người để cướp tài sản.
Khi đi ngang phòng trọ anh Đỗ Xuân (SN 1989, trú xã Quế Trung, Quế Sơn, Quảng Nam) thì thấy chị Đỗ Thị Hồng Yên (SN 1990, em gái của anh Xuân) đang sử dụng máy tính xách tay trong phòng nên nảy sinh ý định cướp.
Bình giả vờ vào phòng trọ hỏi anh Xuân rồi bất ngờ dùng tay bịt miệng chị Yên, bóp cổ đẩy vào nhà vệ sinh và uy hiếp tinh thần để cướp máy vi tính nhưng chị Yên đã chống cự, cắn vào tay Bình nhưng Bình đã tát vào mặt của chị Yên. Do chị Yên la lớn, Bình sợ bị phát hiện nên bỏ chạy.
Sau khi nhận tin báo, Công an phường Hòa Khánh Nam và dân quân tiến hành truy đuổi hung thủ. Sau khi bỏ chạy, Bình thay quần áo khác để tránh bị phát hiện.
Khoảng gần 2 giờ sau, Bình tiếp tục xông vào phòng trọ của sinh viên Nguyễn Thị Thu Thảo (SN 1995, hộ khẩu tỉnh Kon Tum), Nguyễn Thị Thu Hảo (SN 1995, hộ khẩu tỉnh Kon Tum), Nguyễn Thị Thanh Hương (SN 1995, hộ khẩu tỉnh Quảng Trị) trú tại tổ 49 phường Hòa Khánh Nam (Liên Chiểu, Đà Nẵng). Lúc này trong phòng trọ có anh Nguyễn Cao Kỳ (SN 1994, hộ khẩu tỉnh Kon Tum) đến chơi.
Hơn 100 cảnh sát, dân quân bao vây khu nhà trọ mà Bình không chế 4 sinh viên
Sau khi xông vào phòng trọ, Bình chốt cửa phòng, lấy con dao ở bếp uy hiếp 4 người và không cho ai ra khỏi phòng. Lúc này, hàng trăm công an và dân quân đã vây quanh nhà trọ vận động Bình đầu hàng. Tuy nhiên, Bình vẫn dùng dao đe dọa, khống chế những người trong phòng phải thực hiện theo yêu cầu của hắn. Sau nhiều giờ vận động của lực lượng Công an, đến gần 24h, Bình thả những người bắt giữ và theo lực lượng công an về trụ sở làm việc.
Qua điều tra, Hồ Văn Bình đã khai ra hàng loạt vụ cướp tài sản khác trên địa bàn gồm 8 máy tính xách tay, 6 điện thoại di động các loại, 1 mô tô, 1 xe đạp và 200 ngàn đồng; tổng tài sản mà y trộm cắp gần 100 triệu đồng.
Tại phiên tòa sáng 23/8, bị cáo Hồ Văn Bình đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình và Hội đồng xét xử đã tuyên phạt y 12 năm tù giam về tội "Cướp tài sản", 2 năm tù giam về tội "Giữ người trái pháp luật"; tổng cộng là 15 năm tù giam. Ngoài ra, bị cáo phải bồi thường cho các nạn nhân toàn bộ tài sản mà y đã trộm, cướp được.
Theo Dantri
Y án 15 năm tù đối với chủ tịch Hội đồng quản trị "siêu" lừa đảo Rất nhiều bị hại tỏ ra bất bình sau khi nghe tòa tuyên giữ nguyên án sơ thẩm đối với bị cáo Thiện, từng là Chủ tịch HĐQT công ty CP Thái Bảo, đã lừa đảo hàng chục tỷ đồng, nhưng chưa có động thái khắc phục hậu quả. Ngày 16/7, TAND tối cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa phúc thẩm...