Hai gia đình hỗn chiến tại vườn thú bỗng thành “ví dụ tồi tệ” khiến những con vật bắt chước đánh nhau, quản lý đau đầu đi “dẹp loạn”
Cộng đồng mạng ai cũng lắc đầu ngao ngán trước cảnh tượng hỗn loạn đến khó tin nhưng hậu quả của cuộc chiến này còn tồi tệ hơn thế.
Mới đây, một cuộc chiến giữa các thành viên từ già tới trẻ của hai gia đình diễn ra tại công viên động vật hoang dã Đại Hưng, Bắc Kinh (Trung Quốc) đã trở thành đề tài bàn tán nóng hổi trên mạng xã hội. Cộng đồng mạng ai cũng lắc đầu ngao ngán trước cảnh tượng hỗn loạn đến khó tin nhưng hậu quả của cuộc chiến này còn tồi tệ hơn thế.
Được biết vụ đánh nhau xảy ra hôm 7/8, bắt đầu từ những tranh chấp bằng lời nói giữa hai thành viên của hai bên gia đình. Sau một lúc tranh cãi qua lại ngày một nặng lời, hai người bỗng xông vào cấu xé nhau, kéo theo đó là các thành viên khác cũng lao đến xô xát.
Số lượng người của hai gia đình khá đông, có cả nam lẫn nữ, già lẫn trẻ nên cuộc chiến chia thành hai phe rõ rệt: nam đấu với nam, nữ đấu với nữ.
Bất chợt một người phụ nữ lớn tuổi bế theo đứa cháu nhỏ trên tay xông vào đánh lén, giật tóc một phụ nữ ở phe kia. Hành động hung hăng của người bà khiến một thanh niên nổi nóng. Anh ta lập tức nhảy tới, tung một cước từ sau lưng khiến người bà bế cháu té chúi nhủi, đứa cháu sợ hãi khóc thét lên vô cùng xót xa.
Video đang HOT
Cuộc chiến giờ đây gần như không thể kiểm soát nổi. Nhiều du khách đứng quan sát đã cố gắng thuyết phục hai bên bình tĩnh nhưng hầu như không có tác dụng. Mãi đến khi lực lượng bảo vệ công viên đến can thiệp và hòa giải, hai gia đình mới tách nhau ra rồi ai đi đường nấy.
Không ai bị tổn thương nặng nề sau cuộc chiến tuy nhiên hành động bạo lực của hai gia đình được cho là đã gây ra một số hậu quả không mong muốn.
Chiều ngày 8/8, công viên động vật hoang dã Đại Hưng đưa ra thông báo về vụ ẩu đả của các du khách. Họ cho biết đây là lần đầu tiên các loài động vật trong công viên tận mắt chứng kiến một cuộc chiến như vậy giữa người với người. Đối với một số loài động vật, sự kiện này rõ ràng đã để lại ấn tượng sâu sắc khó quên, đến nỗi chúng đã phấn khích lao vào đánh nhau một cách dữ dội ngay vào đêm hôm đó.
Tổ chức động vật hoang dã Bắc Kinh cho hay, các vị khách du lịch bỗng nhiên trở thành một “ví dụ rất tồi tệ” cho các loài động vật ở đây. Các động vật đã lập tức bắt chước hành vi đánh nhau của con người và cuộc chiến của chúng gần như ngoài tầm kiểm soát. Các nhân viên vườn thú ngày hôm đó đã phải làm việc cật lực gấp 10 lần, vất vả đi “dẹp loạn” để thiết lập lại trật tự tại vườn thú.
Con gái chiếm xích đu ở công viên không cho bạn chơi cùng, 3 người mẹ có cách xử lý khác nhau, dân mạng tranh cãi ai mới đúng?
Cách giải quyết của bậc làm cha làm mẹ trong các tình huống này sẽ là tấm gương và trở thành bài học lớn cho con cái.
Công viên và khu vui chơi công cộng là những nơi yêu thích nhất của trẻ con. Việc chơi ở nơi công cộng cũng là cơ hội mà bọn trẻ có thể học hỏi được rất nhiều điều về cách chia sẻ cũng như cách sử dụng những đồ dùng của chung.
Tuy nhiên, trẻ con thườngchỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân mà không quan tâm đến người khác. Vì lý do này, cha mẹ có thể gặp phải những tình huống khó xử và gây ra mâu thuẫn với những phụ huynh khác khi dắt con ra ngoài chơi. Cách giải quyết của bậc làm cha làm mẹ trong các tình huống này sẽ là tấm gương và trở thành bài học lớn cho con cái.
Bé gái "chiếm dụng" chiếc xích đu công cộng, xem như là của mình
Cách đây không lâu, tại khu vui chơi công cộng tại một cộng đồng dân cư ở Trung Quốc. Một bà mẹ đưa con gái 8 tuổi đến chơi và cô bé này chỉ thích mỗi trò xích đu. Chính vì vậy, cô bé đã leo lên xích đu ngồi suốt nửa tiếng hơn, không chịu leo xuống, cũng không cho bất cứ đứa trẻ nào khác tới gần.
Việc cô bé chiếm dụng riêng chiếc xích đu khiến những đứa trẻ khác tức tối và xảy ra tranh cãi. Nhìn thấy con gái bị "bắt nạt", người mẹ vô cùng tức giận đã lớn tiếng mắng mỏ rồi đuổi những đứa trẻ đi chỗ khác.
Trước hành động gây bất bình này, một số phụ huynh đã lên tiếng phản đối nhưng người mẹ lại hét lên: "Nếu con cô muốn chơi thì lần sau đến sớm hơn đi chứ!".
Sự ngang tàng vô lý của bà mẹ làm cho các vị phụ huynh ngao ngán. Mọi người cũng không muốn tranh luận thêm nên dắt con họ đi chỗ khác chơi cho yên chuyện.
Câu chuyện chiếm xích đu được lan truyền trên mạng, khiến cho nhiều người ngỡ ngàng vì cách xử lý của người mẹ. Một số người mẹ khác cũng để lại ý kiến riêng của mình.
Người mẹ thứ nhất: Đưa con đi chơi là để vui. Tôi không muốn nhìn con người khác cười còn con mình phải khóc.
Người mẹ này cho rằng việc đưa con đi chơi là để thư giãn tinh thần và thể chất. Nhìn thấy nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của con, cô cũng sẽ cảm thấy thoải mái. Vì vậy, nếu con thích chơi xích đu và đã lên được xích đu rồi thì con có quyền chơi cho đến khi nào không thích nữa thì thôi, mặc kệ người khác ra sao.
Cách làm của người mẹ này rất ích kỷ, tự cho mình là trung tâm và hoàn toàn thiếu sự đồng cảm.
Người mẹ thứ hai: Lần trước đến muộn nên không chơi được xích đu. Lần sau phải cố đi sớm hơn.
Người mẹ này cho hay trước đây từng có kinh nghiệm đến công viên muộn nên con không có chỗ chơi. Sau này cô luôn cố đưa con đến sớm hơn để giành được chỗ chơi yêu thích. Một khi con giành được rồi thì có thể ngồi bao lâu tùy thích.
Từ việc vui chơi của con bỗng dưng biến thành cuộc chiến giữa các phụ huynh với nhau. Cách hành động của người mẹ này chẳng dạy cho con cái được điều gì ngoài sự khôn lỏi và ý thức cạnh tranh sai lầm.
Người mẹ thứ ba: Xích đu là đồ vật của chung. Con có thể ích kỷ nhưng tôi thì không!
Quan điểm của người mẹ này rất tích cực. Cô cho rằng con mình thích chơi xích đu và không quan tâm đến cảm xúc của người khác, đó là một hành động ích kỷ. Trẻ em ích kỷ là điều dễ hiểu nhưng cha mẹ chiều theo sự ích kỷ là không đúng. Việc chiều chuộng tính ích kỷ của con chỉ làm hại con mà thôi.
Cần phải nâng cao nhận thức của trẻ em về quyền sở hữu càng sớm càng tốt, và sự hướng dẫn của phụ huynh là rất quan trọng.
Ban đầu trẻ chiếm lấy xích đu không chịu rời đi là bởi con chưa có đủ sự nhận thức về quyền sở hữu tài sản, cho rằng mình đến trước là của mình. Tính ích kỷ của trẻ không hẳn là xấu, điều này cho thấy trẻ đang dần hình thành ý thức về quyền tài sản.
Việc các bậc cha mẹ phải làm là hướng dẫn và giúp trẻ học cách phân biệt giữa đồ của mình và của người khác, những thuộc về công cộng và những thứ riêng tư. Cha mẹ cũng nên thiết lập các quy tắc để trẻ nhận thức rằng đồ của trẻ thì tự trẻ có quyền xử lý, nhưng đồ đạc không phải của trẻ thì trước khi chạm vào trẻ cần phải được sự đồng ý của chủ nhân, không được tự ý lấy đi hoặc sử dụng.
Ngoài ra, trẻ cần phải hiểu những đồ công cộng và của chung thì không thể tự nhiên chiếm dụng và sử dụng thì phải biết giữ gìn và tuân theo quy định chung.
Dừng xe đột ngột trên đường cao tốc, cặp đôi có hành động "bất thường" đến cảnh sát cũng phải bó tay Vụ việc được camera an ninh ghi lại không sót 1 chi tiết nào và khiến cảnh sát cũng phải lắc đầu ngán ngẩm trước hành động của cặp đôi. Ngày 17/5 vừa qua tại 1 trạm dừng nghỉ trên 1 con đường cao tốc ở thành phố Cù Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc có 1 vụ tai nạn với những tình...