Hai gia đình, hai châu lục, cùng một cuộc chiến với dịch bệnh
Trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, người dân ở mỗi khu vực, quốc gia đều có chung một mục đích là bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh, đẩy lùi dịch bệnh.
Zing trích dịch bài chia sẻ của Selia Wang – phóng viên Bloomberg – về quãng thời gian đương đầu với dịch Covid-19 của gia đình cô tại Mỹ và người em tên Hui Xian làm y tá tại Hồ Bắc, Trung Quốc.
Vào giữa tháng 1 vừa qua, Wang Hui Xian – người em thân thiết từ nhỏ của tôi – nhận được thông tin có 4 bệnh nhân tại bệnh viện cô làm việc ở Hoàng Cương (Hồ Bắc, Trung Quốc) bị viêm phổi do virus.
Tình hình lúc này chưa đáng lo ngại, cuộc sống của Hui Xian vẫn tiếp tục như bình thường. Cô bận rộn với công việc, mong chờ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới, khi cô có thể về An Huy thăm người thân, thăm cậu con trai 8 tháng tuổi đang ở với ông bà.
Vài ngày sau, sự tồi tệ bắt đầu. Số người nhiễm bệnh tăng lên hàng trăm người ở Vũ Hán và một số nơi của tỉnh Hồ Bắc. Tại Hoàng Cương, lượng bệnh nhân nhanh chóng quá tải, nhiều người bị ho nặng, sốt cao.
Ngày 23/1, khi tổng số trường hợp được xác nhận lên tới hơn 800, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán. Các phương tiện giao thông công cộng ngừng hoạt động, 60 triệu người bị cách ly khỏi thế giới.
Ở Bắc Kinh, nơi tôi làm việc cho mạng lưới truyền hình Bloomberg, tôi được Hui Xian cập nhật những thông tin ngày càng đáng báo động. Từ năm ngoái, khi tôi chuyển từ San Francisco, Mỹ đến Trung Quốc làm việc, chúng tôi giữ thói quen trò chuyện vài lần/tuần để cập nhật về tình hình của nhau.
Selina Wang làm việc cho hãng thông tấn Bloomberg.
Hồ Bắc, Trung Quốc
Sống ở tâm dịch Hồ Bắc, Hui Xian không phải là người duy nhất khiến tôi lo lắng. Mẹ tôi lớn lên ở nơi này, bà và cha tôi gặp nhau khi còn là sinh viên tại Đại học Vũ Hán. Dù họ di cư sang Mỹ trước khi tôi sinh ra, chúng tôi vẫn luôn về Vũ Hán thăm họ hàng vài lần/năm.
Ban đầu, những gì Hui Xian chia sẻ với tôi thật khó tưởng tượng. Chồng, đứa con lớn và cha mẹ cô về cơ bản bị nhốt trong nhà. Họ chỉ có thể tiếp xúc với thành viên ủy ban khu phố để nhận thực phẩm hàng ngày.
Là y tá, Hui Xian được phép ra khỏi nhà đi làm, nhưng những thứ cô thấy ở bệnh viện thật đáng sợ. Các nhân viên y tế thiếu đồ bảo hộ, cô phải sử dụng một chiếc khẩu trang và găng tay trong nhiều ngày.
Video đang HOT
Truyền thông địa phương đưa tin một số nhân viên y tế ở Hoàng Cương đã phải dùng đến áo mưa và túi đựng rác làm áo choàng và bọc giày. Điều khiến Hui Xian sợ nhất là cô nhiễm bệnh khi làm việc.
Hui Xian và đồng nghiệp làm việc nhiều tiếng mỗi ngày để chống dịch.
“Em sợ lắm. Em chỉ có thể lấy cồn hay rượu xịt lên người trước khi về nhà. Em không muốn lây bệnh cho gia đình mình”, cô ấy nói với tôi.
Không lâu sau, bố Hui Xian, chú tôi, bị ho khan và khó thở – dấu hiệu nhiễm bệnh. Ông bắt đầu dùng một lượng lớn thuốc kháng sinh với hy vọng sẽ đỡ hơn.
Hui Xian cảnh báo bố chưa nên đi xét nghiệm tại bệnh viện vì sợ rằng nếu chưa bị bệnh, ông sẽ bị lây nhiễm ở đó. Tuy nhiên, cuối cùng ông vẫn phải tới bệnh viện kiểm tra và may mắn là kết quả âm tính.
Ngày 12/2, Hui Xian chuyển ra khỏi nhà, cùng các đồng nghiệp đến khu cách ly tạm thời để đảm bảo an toàn cho người thân.
Hôm đó, số ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận đã là 50.000 người. Dù trong thâm tâm lo lắng cho gia đình và không biết bao giờ mới được gặp lại con, Hui Xian biết đây là trách nhiệm mình phải thực hiện.
Tháng tiếp theo là quãng thời gian khó khăn nhất trong đời Hui Xian. Công việc chính của cô là theo dõi tình trạng bệnh nhân, đo thân nhiệt và thực hiện các chăm sóc cơ bản, theo dõi kiểm tra phổi và các xét nghiệm. Cô không nhớ mình đã chăm sóc cho bao nhiêu người, chỉ nhớ từng đợt bệnh nhân cứ đến rồi đi.
Hui Xian và đồng nghiệp có khi làm việc tới 24 giờ/ngày, mỗi ca kéo dài ít nhất 6 tiếng. Cô bắt đầu quen thuộc với bộ đồ bảo hộ 3 lớp có mũ trùm đầu, khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ và bọc giày. May mắn là thời điểm này, nguồn cung vật tư y tế đã tạm đủ.
Hui Xian không có thời gian để ăn, uống, hoặc thậm chí sử dụng nhà vệ sinh trong ca làm việc và nhanh chóng quen với việc đi vệ sinh trước khi vào ca. Có lúc, cô từng thử mặc tã người lớn, nhưng không thể quen với việc đi tiểu khi đang đứng.
“Dù công việc của em là giao đồ ăn nhưng nhiều khi phải kiêm luôn cả trò chuyện, tư vấn, động viên bệnh nhân. Có lần, người phụ nữ trung niên cứ kêu cứu vào nửa đêm, quỳ lạy bác sĩ cho về nhà. Vì con dâu của bà ấy nhiễm bệnh nên cả gia đình phải cách ly đề phòng, bà ấy không thể liên lạc với những người khác”, Hui Xian nói với tôi.
Sau mỗi ca làm việc, Hui Xian nhanh chóng vệ sinh cá nhân, trở về khu nghỉ tạm và trò chuyện với gia đình qua gọi video.
Đến đầu tháng 2, các sự kiện ở Bắc Kinh cũng bị hủy bỏ, khu vực công cộng đóng cửa, và hầu hết mọi người làm việc tại nhà. Khi ấy, thay vì một phòng thu được chuẩn bị tốt như mọi khi, tôi đã ghi hình từ căn hộ chật chội của mình. Thỉnh thoảng tôi ra ngoài, sự trống rỗng kỳ lạ của đường phố khiến tôi lo lắng.
Rhode Island, Mỹ
Cha mẹ tôi ở Mỹ liên tục gọi điện nhắn tôi làm việc ở nhà, tự bảo vệ sức khỏe bản thân. Hai người dần trở nên lo lắng khi rất ít người xung quanh họ nhận thức được sự nghiêm trọng của dịch bệnh đang diễn ra.
Khi virus bắt đầu lây lan ở Mỹ, mẹ tôi muốn đeo khẩu trang – thói quen bình thường của người Trung Quốc. Nhưng vào thời điểm đó, các hướng dẫn của chính phủ Mỹ cho biết người dân chỉ cần đeo khẩu trang khi có các triệu chứng bệnh. Mẹ tôi lo rằng nếu bà đeo khẩu trang sẽ khiến hàng xóm và đồng nghiệp của bà sợ hãi.
Trong vài tuần tiếp theo, mọi thứ nhanh chóng thay đổi. Covid-19 xuất hiện trên khắp các tiểu bang ở Mỹ. Rhode Island cũng ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên vào ngày 1/3; tổng số ca mắc hiện tại là hơn 1.200, 30 người chết.
Các y bác sĩ được trang bị đồ bảo hộ chuẩn bị vào khu cách ly chăm sóc bệnh nhân Covid-19.
Mẹ tôi phàn nàn về việc không thể tìm mua được khẩu trang và nước rửa tay nên bà bắt đầu tự pha chế bằng rượu. Khi có bưu phẩm, bà sẽ để nó ở bên ngoài vài ngày trước khi lau sạch và mang vào nhà vì tin rằng khi đó virus đã chết.
Giống như hàng triệu người Mỹ, cha mẹ tôi đang cố gắng ổn định cuộc sống khi phải giãn cách xã hội. Trường đại học cả hai cùng làm việc đã đóng cửa và họ phải dạy sinh viên online. Dù họ đang làm tốt, nhưng họ hàng của gia đình tôi ở Trung Quốc vẫn lo lắng cho họ. Mọi người thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm tình hình nhau.
Hiện tại, cuộc sống ở Trung Quốc dần trở lại bình thường. Văn phòng, trung tâm thương mại và nhà hàng ở Bắc Kinh đã mở cửa và du lịch trong nước đang dần hoạt động trở lại. Mọi người vẫn quen với việc đeo khẩu trang và đứng cách nhau ít nhất 1 m, mùi thuốc khử trùng cũng trở nên thoải mái lạ lùng.
Dù cuộc sống khi phong tỏa khắc nghiệt, tôi bị ấn tượng bởi sự bình tĩnh của những người họ hàng của mình ở Trung Quốc trong suốt cuộc khủng hoảng. Chẳng ai phàn nàn lời nào.
Hui Xian rời đơn vị vào ngày 9/3, sau 2 tuần cách ly trong một khách sạn, cô trở lại làm việc tại bệnh viện. Cô vẫn để con nhỏ cho bố mẹ chồng ở An Huy chăm sóc để an toàn.
Khi tôi hỏi Hui Xian về trải nghiệm của cô tại khu cách ly thời gian vừa qua, cô trả lời: “Mọi người đều có thể chịu khổ vì sự an toàn. Em cảm thấy bình tĩnh. Chứng kiến nhiều điều khó khăn trong khu cách ly, em không còn cảm thấy quá vui hoặc quá buồn nữa”.
Mai An
Sinh viên Vũ Hán hai lần nhiễm nCoV
Hai tháng vừa qua với Adele Jiang, 24 tuổi, sinh viên Đại học Vũ Hán, như cơn ác mộng khi hai lần dương tính với nCoV.
Sau khi tái nhiễm nCoV vào ngày 21/3, Adele đang cách ly tại một khách sạn ở tỉnh Hồ Bắc. Cô hy vọng sẽ nhận kết quả xét nghiệm âm tính lần ba vào chủ nhật tuần này để có thể trở về nhà.
Tám thành viên khác trong gia đình Adele đều nhiễm nCoV, hiện cách ly ở một khách sạn tại thị trấn Hiếu Cảm, cách thành phố Vũ Hán 60 km. Cô đang chờ đợi ngày được đoàn tụ với họ.
Cơn ác mộng của Adele bắt đầu khi cô về nhà ở thành phố Vũ Hán để tận hưởng kỳ nghỉ đông vào ngày 20/1. Năm ngày sau, Adele có dấu hiệu ho, sốt, được chẩn đoán dương tính với nCoV vào ngày 27/1 và phải nhập viện điều trị một tháng.
Sau khi khỏi bệnh, Adele tiếp tục cách ly tại một khách sạn trong 12 ngày. Tin rằng cuộc sống sắp trở lại bình thường, cô rất bất ngờ khi được yêu cầu quay trở lại bệnh viện ngày 21/3. "Tôi không hề hay biết mình bị tái nhiễm cho đến khi nhập viện và bác sĩ bảo tôi phải điều trị virus corona một lần nữa", Adele nhớ lại.
Theo kế hoạch điều trị, những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV lần ba vẫn phải cách ly trong bệnh viện hoặc khách sạn 14 ngày đến khi đủ điều kiện xuất viện như: thân nhiệt bình thường, không có vấn đề hô hấp, tổn thương phổi được cải thiện. Trở về nhà, bệnh nhân tự cách ly 14 ngày.
Adele và chú họ đều có kết quả dương tính với nCoV sau khi khỏi bệnh. Nhưng cả hai không có dấu hiệu nghiêm trọng.
Một người khỏi nCoV chờ đợi được xuất viện sau khi hoàn thành 14 ngày cách ly ở một trung tâm phục hồi chức năng tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Cuối tháng 2, Sở Y tế tỉnh Quảng Đông cho biết khoảng 14% bệnh nhân khỏi nCoV và được xuất viện ở tỉnh này cho kết quả dương tính với nCoV trong đợt xét nghiệm sau đó. Trong khi đó, vào giữa tháng 3, Peng Zhiyong, Trưởng khoa Chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán, thông tin rất hiếm bệnh nhân tái phát nCoV sau khi hồi phục.
Ban đầu, Adele cảm thấy buồn vì phải xét nghiệm nCoV liên tục nhưng hiện tại, sự xa lánh từ bạn bè và xã hội đối với những người mắc bệnh khiến cô cảm thấy tồi tệ hơn. "Một người quen của gia đình đã dặn bạn tôi giữ khoảng cách với tôi vì sợ nhiễm nCoV. Tôi đọc trên báo nhiều người hồi phục cũng phải chịu sự kỳ thị tương tự", cô nói.
Adele hy vọng xã hội có thể mở lòng với người dân tỉnh Hồ Bắc và những bệnh nhân khỏi nCoV trên toàn quốc. Cô cho hay mọi người có thể yên tâm vì sau khi khỏi bệnh, người nhiễm nCoV phải cách ly tại bệnh viện 14 ngày rồi tiếp tục cách ly tại nhà trong hai tuần. Nếu có thể rời khỏi nhà, họ cũng không thể đi khắp nơi vì không có mã xanh y tế cho phép tự do di chuyển.
Đến ngày 2/4, Covid-19 đã lan ra 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 930.000 người nhiễm bệnh và gần 47.000 người chết. Trung Quốc ghi nhận 81.554 người nhiễm nCoV, trong đó 3.312 người tử vong, là vùng dịch lớn thứ tư thế giới sau Mỹ, Italy và Tây Ban Nha.
Tú Anh
Người nhóm máu A dễ nhiễm nCoV hơn Người nhóm máu A có tỷ lệ mắc Covid-19 cao, triệu chứng nghiêm trọng hơn, trong khi nhóm máu O đề kháng tốt hơn. Đây là kết quả phân tích mẫu máu của hơn 2.000 bệnh nhân Covid-19 tại thành phố Vũ Hán và Thâm Quyến của nhóm nghiên cứu do Wang Xinghuan và Bệnh viện Zhongnan, Đại học Vũ Hán đứng đầu....