Hai em nhỏ và hành trình 8 tiếng di chuyển mỗi tháng để đến viện điều trị
Có những trường hợp mắc bệnh Hemophilia (máu khó đông) tái phát 40 lần/năm, họ ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà với chi phí đi lại, ăn ở tốn kém. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đang đề xuất cấp thuốc để những người bệnh này điều trị tại nhà, tái khám theo lịch hẹn.
Bệnh nhân máu khó đông có thể điều trị tại nhà
2 anh em cháu Tẩn Láo Tả và Tẩn Láo Lở ở vùng miền núi đặc biệt khó khăn (Bát Xát, Lào Cai) cùng mắc bệnh Hemophilia. Nhà các cháu ở trên núi, nên mỗi lần đi viện chỉ có thể đi bộ xuống núi. Nhưng đến lúc phải đi viện, các cháu tình trạng nặng, ra máu trong cơ, khớp rất đau đớn, không thể tự đi được, hai bố mẹ phải cõng con suốt 1 giờ đồng hồ xuống núi, tiếp đó bắt xe đi 7 tiếng đồng hồ mới về đến Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Đến lúc này thì tình trạng chảy máu càng nghiêm trọng hơn và điều trị càng lâu dài, tốn kém hơn.
Câu chuyện về hai anh em cháu Tẩn Láo Tả và Tẩn Láo Lở được chia sẻ chiều 17/4, tại Hội nghị bệnh nhân và ra mắt phim tư liệu về hemophilia nhân ngày Hemophilia thế giới khiến nhiều người xúc động về hành trình gian khổ chữa căn bệnh các cháu phải mang suốt đời.
Hầu như tháng nào các em cũng phải vượt hành trình dài đến Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương điều trị căn bệnh máu khó đông.
TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Rối loạn đông máu Việt Nam cho biết, hiện nay trên toàn quốc có 7 cơ sở chính điều trị và quản lý bệnh hemophilia, trong đó Trung tâm Hemophilia viện Huyết học – Truyền máu Trung ương có thể cung cấp được dịch vụ chăm sóc toàn diện cho người bệnh một cách thường xuyên. Bệnh nhân mỗi lần điều trị đều phải nhập viện điều trị dài ngày do đến viện muộn vì tình trạng ra máu quá nặng.
Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả điều trị sớm chảy máu tại nhà cho bệnh nhân Hemophilia. Theo đó, 60 bệnh nhân mức độ nặng sống tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận đã được chia nhóm, 30 bệnh nhân điều trị tại viện và 30 bệnh nhân điều trị chảy máu tại nhà với sự hỗ trợ của cơ sở y tế.
Sau 6 tháng theo dõi, trên 60 bệnh nhân có 1301 đợt chảy máu, trong đố 83,75% là chảy máu khớp; 9,26% chảy máu cơ.
Trong nhóm nghiên cứu, 90,1% chảy máu được điều trị tại nhà và 9.9% đợt chảy máu phải điều trị tại viện do chảy máu nặng.
Video đang HOT
Đáng nói, thời gian được tiêm yếu tố cô đặc khi có dấu hiệu chảu máu ở nhóm điều trị tại nhà là rất sớm (trong 1 giờ) so với nhóm điều trị tại viện là 6 giờ (do phải sắp xếp, di chuyển tới viện). Do vậy, thời gian điều trị một đợi chảy máu của nhóm điều trị tại nhà kéo dài 1 – 12 ngày, ngắn hơn nhóm điều trị tại viện là 2 – 22 ngày.
Số thời gian người bệnh phải nghỉ học/làm ở nhóm điều trị tại nhà cũng thấp hơn nhóm điều trị tại viện.
Chi phí điều trị cho nhóm bệnh nhân điều trị tại nhà trong 6 tháng cũng thấp hơn nhiều so với nhóm điều trị tại bệnh viện.
Vì vậy, các bác sĩ trong nhóm nghiên cứu đề xuất điều trị tại nhà là phương pháp an toàn, hiệu quả, giúp bệnh nhân được điều trị sớm, giảm chi phí, giảm phụ thuộc.
“Lần theo dấu vết” tìm bệnh nhân mới
Ngày Hemophilia Thế giới năm 2019 với thông điệp – “Phát hiện và chẩn đoán – Bước đầu tiên để chăm sóc người bệnh”.
Theo TS Khánh, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh rối loạn chảy máu có sức khỏe tốt, góp phần hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có cho người bệnh.
Rối loạn chảy máu là một nhóm bệnh có biểu hiện chảy máu kéo dài, lâu cầm mà nguyên nhân do cơ thể người bệnh có khó khăn trong việc tạo ra cục máu đông. Theo thống kê, trên thế giới cứ 1.000 người lại có 1 người mắc các rối loạn chảy máu.
Tại Việt Nam, theo ước tính có trên 6.200 người mắc hemophilia (máu khó đông) trong số đó mới chỉ có khoảng 50% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị. Điều này dẫn tới nhiều bệnh nhân có chất lượng cuộc sống kém, bị các bệnh lý biến dạng khớp, khó đi lại, tàn tật do tình trạng máu khó đông gây ra. Trong khi đó, nếu được phát hiện sớm và quản lí tốt người bệnh hoàn toàn có thể sống như người bình thường.
Được triển khai thực hiện từ năm 2003 tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, chương trình “Lần theo dấu vết” đã trở thành công cụ tích cực trong phát hiện, chẩn đoán bệnh nhân mới và người mang gen hemophilia trong cộng đồng. Từ việc phân tích phả hệ của người bệnh đã được chẩn đoán, dựa trên cơ chế di truyền bệnh, các cán bộ y tế có thể xác định được thành viên nào trong gia đình có khả năng bị bệnh và có khả năng mang gen để chủ động làm các xét nghiệm chẩn đoán. Đến nay, đã có gần 300 người bệnh hemophilia và hàng trăm phụ nữ mang gen đã được phát hiện thông qua chương trình này.
Chương trình “Lần theo dấu vết” đã tích cực, chủ động tích cực tìm kiếm bệnh nhân mới, tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người bệnh, người nhà và cộng đồng về hemophilia; tập huấn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ y tế để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị; tháo gỡ các vướng mắc về chính sách, các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, hợp tác quốc tế…
TS Khánh cho rằng, việc đầu tư cho chẩn đoán, quản lí và chăm sóc sẽ đem lại cuộc sống có chất lượng cho người bệnh rối loạn đông máu, qua đó họ sẽ đóng góp sức lao động, đem lại của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên điều này chỉ thực hiện được khi có sự quan tâm, hỗ trợ của toàn thể cộng đồng.
Hồng Hải
Theo Dân trí
TPHCM, Vũng Tàu, Đồng Nai đã có người tử vong vì sốt xuất huyết
Tình hình bệnh sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam vẫn diễn biến phức tạp. Đã có những trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại TPHCM, Vũng Tàu, Đồng Nai.
Một ca sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Thông tin từ Trung tâm Y tế Vũng Tàu cho biết, đầu tháng 2/2019, một bệnh nhân nam 36 tuổi (ngụ tại TP.Vũng Tàu) đã tử vong do sốt xuất huyết vì chủ quan tự ý điều trị tại nhà.
Bệnh nhân bị sốt, đau nhức kéo dài trong 3 ngày nhưng nghĩ mình chỉ bị cảm thông thường. Đến ngày thứ 4, bệnh nhân mới đến Bệnh viện Lê Lợi khám và được chẩn đoán sốt xuất huyết. Vào thời điểm đó, các bác sĩ xác định thể trạng bệnh nhân khỏe mạnh, đã bớt sốt nên được cho về điều trị ngoại trú và hẹn tái khám sau 3 ngày. Các bác sĩ của Bệnh viện Lê Lợi cũng đã căn dặn bệnh nhân khi có dấu hiệu bệnh trở nặng, phải lập tức nhập viện.
Tuy nhiên, sau khi về nhà, bệnh nhân đã tự ý mua thuốc điều trị mà không đến bệnh viện tái khám. Gần 1 tuần sau, bệnh nhân được người nhà đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch với các biểu hiện: nôn ói, chóng mặt, mạch nhanh, rối loạn đông máu... Bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện Lê Lợi chẩn đoán là bị sốc sốt xuất huyết và tổn thương đa cơ quan, chuyển về phòng hồi sức tích cực điều trị.
Sau khi áp dụng các biện pháp giảm sốc, ổn định tình trạng cho bệnh nhân, Bệnh viện Lê Lợi đã lập tức chuyển bệnh nhân lên tuyến trên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM nhưng bệnh nhân không qua khỏi do sốc sốt xuất huyết và tổn thương đa cơ quan.
Thời điểm này, trung bình mỗi ngày Khoa Nội Bệnh viện Lê Lợi tiếp nhận từ 4-5 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Đáng lo ngại là hầu hết các bệnh nhân khi nhập viện đều chưa từng nghĩ đến việc bị sốt xuất huyết. Chỉ sau 4 - 5 ngày sốt, cơ thể đau nhức, tự mua thuốc uống mà không thuyên giảm mới đến bệnh viện.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trong thời điểm bệnh SXH đang gia tăng và lây lan, khi có những dấu hiệu sốt cao đột ngột, đau đầu, nhức mỏi, đặc biệt là có dấu hiệu xuất huyết, người dân cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế. Những người đang có các bệnh mãn tính lại càng phải đến cơ sở y tế sớm hơn.
Các bác sĩ cho biết, ở người trưởng thành, bệnh sốt xuất huyết thường ít gây nguy hiểm, biến chứng so với trẻ em. Tuy nhiên, người lớn thường có tâm lý chủ quan, lơ là các dấu hiệu của bệnh mà không đến bệnh viện khám kịp thời nên dễ để bệnh chuyển biến nặng.
Mặt khác, ở người lớn có những bệnh nền như bị xuất huyết dạ dày, các bệnh lý về gan, thận, rối loạn đông máu, bệnh lý tim mạch, suy tim... thì khi bị mắc sốt xuất huyết thường dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy, bệnh nhân sốt xuất huyết cần được theo dõi chặt chẽ, kể cả khi cho bệnh nhân về nhà điều trị ngoại trú.
Mặc dù đang là thời điểm mùa khô nhưng theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 503 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 24 trường hợp so với cùng kỳ 2018.
TP Vũng Tàu là địa phương có số ca mắc cao nhất với 220 trường hợp. Ngành y tế đã phối hợp với các địa phương phát hiện 94 ổ dịch sốt xuất huyết và tiến hành xử lý toàn bộ bằng phun hóa chất diệt muỗi, tổ chức diệt lăng quăng, giám sát ca bệnh.
Huyện Trảng Bom (Đồng Nai) cũng đã ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết, Đó là bé B.N.L.N. (sinh tháng 12/2017, ngụ tại ấp Trà Cổ, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom).
Trước đó, bé bị sốt nên được người nhà đưa đến khám tại một phòng khám tư, sau đó chuyển đến Bệnh viên phụ sản Âu Cơ (Biên Hòa). Sau 4 ngày điều trị, bệnh của bé diễn tiến nặng và được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng TPHCM nhưng bé đã tử vong.
Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom cho biết, đây là trường hợp tử vong sốt xuất huyết đầu tiên tại Trảng Bom và là trường hợp thứ 3 tử vong do sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đến nay, toàn tỉnh cũng đã ghi nhận trên 5.000 ca sốt xuất huyết, trong đó trẻ em chiếm gần 50%.
Tại TPHCM, tính đến ngày 21/2, toàn thành phố đã có 7.835 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 279% so với cùng kỳ năm 2018. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, mặc dù đang cuối mùa dịch nhưng số ca bệnh sốt xuất huyết hàng tuần giảm khá chậm. Đến nay, thành phố đã ghi nhận có 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết (tại Tân Phú và Củ Chi).
Bên cạnh đó, số ca sởi hàng tuần vẫn ở mức cao, phát hiện thêm nhiều bệnh nhân là người lớn và trẻ lớn. Tính đến cuối tháng 2, thành phố đã có 1.087 ca mắc sởi phải nhập viện điều trị, trong khi cùng thời điểm này năm 2018, toàn thành phố chỉ có 2 ca sởi.
Theo infonet
Bé trai 1 tuổi đối mặt với nguy cơ tắc ruột do tò mò, nghịch ngợm nuốt thứ này vào bụng Tiểu Vương được người nhà sợ hãi đưa vào viện, thứ mà bé nuốt vào bụng vô cùng nguy hiểm và thậm chí còn không thể nhìn rõ trên phim X-quang. Tiểu Vương (1 tuổi) được người nhà đưa vào bệnh viện khám do nuốt hạt nở vào bụng. Mẹ của Tiểu Vương nghẹn ngào cho biết: "Anh trai của bé đặt các...