Hai em bé ở Kon Tum tử vong do bệnh bạch hầu
6 bệnh nhân bạch hầu tại tỉnh Kon Tum nhập viện từ tháng 5 đến nay, trong đó bé trai 14 tuổi và cô bé 5 tuổi đã tử vong.
Ngày 16/10, bác sĩ Võ Văn Thanh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Kon Tum cho biết nhiều năm qua viện không tiếp nhận bệnh nhân bạch hầu nào, cho đến tháng 5/2018. Bé trai 14 tuổi trú ở huyện Đăk Tô nhập viện vào tháng 5, kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Bé đã tử vong vào cuối tháng 5.
Tháng 9, một cô bé 5 tuổi trú ở huyện Đăk Hà nhập viện cũng dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Bé đã tử vong vào cuối tháng 9.
4 bệnh nhân bạch hầu đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Kon Tum. Ảnh: S.N.
Video đang HOT
Khoa Y học Nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Kon Tum đang điều trị cho 4 bệnh nhân bạch hầu khác. Theo bác sĩ Thanh, hiện tại bệnh viện gặp khó khăn lớn trong điều trị bệnh bạch hầu là không có thuốc giải độc tố SAD. “Mấy năm nay bệnh viện đã dự trù, đi mua và liên hệ một số nơi nhưng chưa cung cấp được số thuốc SAD này”, Giám đốc bệnh viện chia sẻ.
Bạch hầu là bệnh dễ lây lan. Biểu hiện ban đầu là sốt, ho, khàn tiếng, sau đó nổi các mảng trắng ở vùng hầu. Tính mạng bệnh nhân bị đe dọa khi các mảng trắng lan rộng làm tắt đường thở. Ngoài ra nội độc tố bệnh hầu gây viêm cơ tim dẫn đến suy hô hấp, suy tim và tử vong.
Ngành y tế tỉnh Kon Tum đang khẩn cấp triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh lây lan. Y tế tỉnh cũng làm việc với các cơ quan chức năng để có thuốc kháng độc tố bạch hầu điều trị cho bệnh nhân.
Sơn Nguyễn
Theo VNE
Đã khống chế được dịch bạch hầu ở huyện Nam Trà My
Đến hôm nay chỉ có 9 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó một tử vong. Hiện đã khống chế được vùng dịch tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Chiều 16.10, trao đổi với Dân Việt, bác sĩ Huỳnh Công Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, hôm nay Cục Y tế dự phòng (thuộc Bộ Y tế) đã vào kiểm tra công tác điều trị, phòng chống bệnh dịch bạch hầu tại huyện miền núi Nam Trà My. Đến hôm nay bệnh bạch hầu cơ bản được chống chế.
Theo ông Quang, dù trước đó thông tin là có 12 trẻ mắc bệnh, nhưng sau khi kiểm tra, điều trị từ ngày 29.9 - 14.10 chỉ có 9 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 7 trường hợp dương tính ở xã Trà Vân (một tử vong), Trà Vinh 2.
Bác sĩ đang tiêm phòng dịch bệnh bạch hầu cho trẻ em ở huyện miền núi Quảng Nam.
"Theo quy định sau 14 ngày (3.10 - 16.10) không có thêm trường hợp nhiễm bệnh bạch hầu thì vùng dịch đã được khống chế. Còn các trường hợp mắc bệnh trước đó đã cơ bản ổn định sức khỏe, hiện công tác khử trùng và tiêm phòng vẫn đang tiếp tục. Ngoài ra, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã lên kế hoạch tiêm phòng cho các vùng lân cận và giáp ranh với huyện Bắc Trà My..." - ông Quang nói.
Trước đó, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, trước tình hình phức tạp của bệnh bạch hầu, Viện Paster Nha Trang dự kiến sẽ cấp 30.000 liều vắc-xin để tiêm chủng cho 2 xã Trà Vân, Trà Vinh và các điểm của trường học của huyện Nam Trà My. Ngoài ra, tiếp tục đề xuất triển khai tiêm toàn huyện Nam Trà My cho đối tượng từ 5 - 40 tuổi (vắc-xin Td) và từ 1 - 4 tuổi (vắc-xin DPT).
Như Dân Việt thông tin, ổ dịch xảy ra tại Trường tiểu học xã Trà Vân có 7 trường hợp mắc bệnh với các dấu hiệu sưng hạch cổ và có giả mạc hầu họng, đã lấy 10 mẫu dịch ngoáy họng (trong đó có 3 người nhà). Kết quả xét nghiệm sơ bộ ngày 5.10 cho thấy 7 ca nghi ngờ đều dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Riêng ca bệnh Hồ Bảo Phúc (SN 2009), phát bệnh ngày 27.9, vào TTYT huyện Nam Trà My 10h sáng 29.9, được điều trị tích cực nhưng đến ngày 1.10, bệnh trở nặng và được chuyển đến bệnh viện Nhi tỉnh, rồi bệnh viện Phụ Sản nhi Đà Nẵng trong ngày. Đến 12h ngày 3.10, bệnh nhi tử vong do biến chứng viêm cơ tim.
Theo Danviet
Những thức ăn "cực độc" khi trẻ bị tiêu chảy Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn cần phải tránh tuyệt đối những thức ăn sau bởi chúng có thể khiến con bạn bị bệnh nặng thêm. Mùa hè dễ bùng phát các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt với trẻ nhỏ, cần cảnh giác đề phòng bị tiêu chảy cấp. Khi bị tiêu chảy, trẻ có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng,...