Hải Dương: Tiềm ẩn nguy hiểm trên hành lang an toàn lưới điện
Ở tỉnh Hải Dương, tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện đã diễn ra nhiều năm, với mức độ nghiêm trọng và phổ biến, nguy cơ xảy ra các tai nạn về điện luôn hiện hữu. Nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, Công ty Điện lực Hải Dương cùng chính quyền địa phương đã vào cuộc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên việc xử lý chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Ở tỉnh Hải Dương, tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện đã diễn ra nhiều năm, với mức độ nghiêm trọng và phổ biến, nguy cơ xảy ra các tai nạn về điện luôn hiện hữu. Nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, Công ty Điện lực Hải Dương cùng chính quyền địa phương đã vào cuộc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên việc xử lý chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Nhà chị Đoàn Thị Hải số 402, đường Nguyễn Chế Nghĩa ôm trọn hai cột điện.
Vi phạm tràn lan
Đi dọc tuyến đường Nguyễn Chế Nghĩa, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương), chúng tôi không khỏi rùng mình trước cảnh đường dây điện 35kV chạy cắt ngang ban công nhà người dân với khoảng cách chỉ từ 2-3m. Nguy hiểm hơn, nhiều ngôi nhà bị đường dây điện chạy cắt ngang nhà và chỉ cách mái nhà chưa đến một mét, không ít gia đình xây nhà ôm trọn cột điện khiến nhiều người lầm tưởng cột điện được dựng từ mái nhà.
Gia đình anh Nguyễn Đình Thiệp ở số nhà 424, đường Nguyễn Chế Nghĩa, thị trấn Gia Lộc là một trong nhiều gia đình có cột điện nằm ngay trong nhà. Anh Thiệp cho biết: “Nhà tôi đã sống ở đây được 4 đời. Biết là mất an toàn về điện, nhưng chúng tôi chỉ có mảnh đất mặt đường để kinh doanh buôn bán nên đành phải bấm bụng sống trong nơm nớp lo sợ. Chúng tôi luôn phải khóa cửa ban công vì sợ bọn trẻ ra chơi đùa rồi chạm vào dây điện”.
Nhà chị Đoàn Thị Hải ở nhà số 402, đường Nguyễn Chế Nghĩa còn ôm trọn hai chiếc cột điện. Trò chuyện với chúng tôi, chị Hải vẫn chưa hết bàng hoàng bởi sự việc vừa xảy ra ngày hôm trước: “Hôm đó tôi mải bán hàng, khi ngoảnh lại không thấy lũ trẻ đâu liền chạy vội lên tầng 2 thì thấy chúng đang cầm chiếc gậy dài chơi đùa ngoài ban công. Chân tay tôi bủn rủn. May mà không có chuyện gì xảy ra!”.
Huyện Gia Lộc là một trong các “điểm nóng” của tỉnh Hải Dương về vi phạm hành lang an toàn lưới điện với 317 điểm vi phạm. Trong đó, 53 điểm đặc biệt nguy hiểm; 25 điểm nguy hiểm và 239 điểm vi phạm ở mức độ bình thường. Theo ông Nguyễn Hồng Phú, Giám đốc Điện lực Gia Lộc: “Vi phạm hành lang an toàn lưới điện gây nguy hiểm tới tính mạng và tài sản của người dân. Việc sửa chữa, khắc phục sự cố, quản lý dây tiếp âm… đều gặp khó khăn, nguy hiểm do cột điện bị nhà người dân quây kín”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Thế Hiệp, Phó trưởng phòng An toàn (Công ty Điện lực Hải Dương), cho biết: “Tính đến hết tháng 6-2015, toàn tỉnh Hải Dương có 928 điểm vi phạm an toàn lưới điện, nhiều nhất trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Trong số này, có 495 điểm vi phạm nghiêm trọng, đa số ở các huyện: Tứ Kỳ, Kinh Môn, Kim Thành, Ninh Giang, Gia Lộc, thị xã Chí Linh và TP Hải Dương”.
Video đang HOT
Đường dây điện 35kV chạy cắt ngang nhà người dân ở đường Nguyễn Chế Nghĩa, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc.
Cần xử lý dứt điểm
Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm lại gặp nhiều khó khăn. Ông Đặng Thế Hiệp cho biết: “Theo quy định của Luật Điện lực và Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26-2-2014 của Chính phủ thì khi phát hiện vi phạm, chúng tôi chỉ được phép lập biên bản rồi bàn giao cho chính quyền địa phương xử lý theo quy định. Có nhiều trường hợp vi phạm chúng tôi đã lập biên bản cả chục lần nhưng hiện nay vẫn chưa thể xử lý dứt điểm”.
Theo ông Phạm Văn Phương, Phó chủ tịch UBND thị trấn Gia Lộc: “Việc xử lý các vi phạm hành lang an toàn lưới điện hết sức phức tạp vì đất ở của người dân đã qua nhiều thế hệ và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, việc xác định đất ở có trước hay đường điện có trước để xử lý vi phạm cũng gặp nhiều khó khăn. Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành để di chuyển đường điện ra hành lang an toàn”.
Chia sẻ mong muốn này của ông Phương với một số hộ dân ở thị trấn Gia Lộc như gia đình anh Thiệp, chị Hải…, chúng tôi đều nhận được sự đồng tình ủng hộ. Theo đó, người dân sẵn sàng phối hợp cùng ngành điện lực và chính quyền địa phương để đóng góp thêm tiền di chuyển đường dây điện. Song theo ông Đặng Thế Hiệp, việc di chuyển hẳn đường dây điện ra trước hay sau nhà người dân đều rất khó. Nếu di chuyển ra phía trước thì phải chôn cột điện ở giữa đường, nếu di chuyển ra phía sau thì hoàn toàn không có mặt bằng. Mặt khác, tuyến đường Nguyễn Chế Nghĩa không có vỉa hè để ngầm hóa đường điện. Còn việc nâng cao thêm đường dây điện cũng không thể, bởi cột điện nằm trong nhà người dân, không có cách di chuyển để thay cột điện mới.
Mong muốn của người dân và chính quyền địa phương là chính đáng, song việc xử lý dứt điểm tình trạng trên cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành của tỉnh Hải Dương cùng với sự nỗ lực của ngành điện lực để tìm ra giải pháp tối ưu.
Theo Đức Tuấn
Quân đội Nhân dân
Sà lan kéo sập cả một cây cầu
Cầu Cái Tâm bắc qua kênh Xáng Lý Văn Mạnh (xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TPHCM) đã bất ngờ bị sà lan kéo sập vào rạng sáng 12/7. Rất may, thời điểm xảy ra sự cố không có người qua lại nên không ai bị thương.
Ngày 13/7, các đơn vị liên quan của huyện Bình Chánh và Trạm CSGT đường thủy Rạch Cát (thuộc Phòng Cảnh sát giao thông TPHCM) vẫn đang phối hợp xử lý vụ sà lan kéo sập cầu Cái Tâm.
Hiện trường vụ sập cầu Cái Tâm
Trước đó vào khoảng 1h30' rạng sáng 12/7, chiếc tàu kéo số hiệu LA 03576 kéo theo sà lan loại 904 tấn số hiệu LA 03671 do ông Trần Văn Trung (ngụ quận 4) điều khiển lưu thông trên sông Chợ Đệm, hướng từ cầu Bình Điền về bãi cát Thạch Trung.
Khi đến khu vực kênh Xáng Lý Văn Mạnh (xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TPHCM) thì va vào cầu Cái Tâm và kéo sập cả cây cầu này.
Toàn bộ cây cầu nằm trọn dưới sông
Rất may thời điểm xảy ra sự cố trên cầu không có người qua lại nên không ai bị thương.
Ngay sau khi xảy ra vụ sập cầu, Trạm CSGT đường thủy Rạch Cát (thuộc Phòng Cảnh sát giao thông TPHCM) và các đơn vị liên quan đã có mặt để lập biên bản vụ việc.
Do cây cầu bị sập nên việc qua lại của người dân ở 2 bên bờ gặp nhiều khó khăn.
Các công nhân đang khắc phục sự cố sập cầu
Giao thông 2 đầu cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đến sáng nay 13/7, các đơn vị liên quan vẫn đang khắc phục sự cố sập cầu nói trên. Ước tính thiệt hại do vụ sập cầu là khoảng 3 tỉ đồng.
Đình Thảo
Theo Dantri
Đôi nam nữ dừng chờ đèn đỏ bị ô tô húc nhập viện Chiếc xe ben đang đổ dốc cầu Rạch Bàng 2 thì tài xế mất kiểm soát, để xe đâm vào đôi nam nữ đang dừng chờ đèn đỏ phía trước khiến cả 2 nhập viện. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 9h 20' sáng 22/6, tại giao lộ Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Thị Thập, phường Tân Hưng, quận 7, TPHCM. Hiện...