Hải Dương: Thuê đất hoang trồng ổi, nuôi rươi cáy, Thanh Hà xuất hiện những nhà giàu mới nổi
Không để lãng phí ruộng đất, nhiều nông dân ở huyện Thanh Hà ( tỉnh Hải Dương) đã biến những mảnh đất khô cằn thành vùng sản xuất tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Quang Tý ở xã Thanh Xuân thu lãi hơn 300 triệu đồng từ trồng ổi
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về quê hương năm 1985, ông Nguyễn Quang Tý ở thôn Xuân Áng (xã Thanh Xuân) canh tác hơn một mẫu ruộng nhưng cũng chỉ đủ ăn. Sau này, nhiều người bỏ ruộng hoang, nếu chỉ có gia đình ông cấy thì chuột phá hoại nhiều nên vợ chồng ông Tý đổi ruộng cho những người có đất ngoài đê.
Năm 1998, gia đình ông đổi hết đất trong đồng lấy hơn 1 mẫu ngoài bãi soi xã Thanh Xuân và mua thêm của những hộ không có nhu cầu canh tác ngoài bãi. Lúc đầu, gia đình ông trồng chuối, sắn dây nhưng không hiệu quả.
Năm 2010, ông chuyển sang trồng ổi. Đây là cây trồng chủ lực của xã Thanh Xuân hiện nay. Gia đình ông làm không xuể gần 3 ha ổi, phải thuê 4 người trong làng làm thuê. Mỗi năm, gia đình ông thu lãi hơn 300 triệu đồng từ cây ổi.
Đầu năm nay, ông Tý đã đầu tư hơn 400 triệu đồng để cải tạo hơn 1 ha thành bãi khai thác rươi, cáy tự nhiên. Hiện nay, mỗi ngày gia đình ông thu được tiền triệu từ con cáy. Đến tháng 9 âm lịch, ông sẽ thu hoạch nước rươi đầu tiên.
Ông Tý nói: “Càng làm thì càng say. Nếu cứ trồng ổi sẽ phí đất, trong khi làm rươi, cáy chủ yếu là cải tạo đất cho màu mỡ thêm chứ không làm đất bị mất chất dinh dưỡng”.
Gia đình ông Nguyễn Kim Cương ở xã Việt Hồng có 30 ha cấy lúa tập trung
Nói đến những nông dân giàu lên từ ruộng đất ở Thanh Hà phải nhắc đến ông Nguyễn Kim Cương ở thôn Cổ Chẩm, xã Việt Hồng. Từ một vùng đất bãi quanh năm chiêm trũng bên bãi soi của xã, năm 2013 ông Cương đã biến 30 ha đất bỏ hoang ở đây thành vựa lúa trù phú. Gia đình ông Cương thuê đất của nhiều hộ trong 5 năm. Lúc đầu để cải tạo ruộng, ông đã vay mượn, đầu tư khoảng 1 tỷ đồng để đắp bờ, mua 2 máy cày, 3 máy bơm.
Video đang HOT
Trên cánh đồng 30 ha đó có 25 ha lúa nếp cái hoa vàng và lúa chất lượng cao, 5 ha trồng mít và chuối. Các khâu sản xuất từ làm đất, bơm nước, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch đều được thực hiện bằng máy.
Vụ mùa này, gia đình ông thuê công ty thuốc bảo vệ thực vật phun thuốc trừ sâu bệnh bằng phương tiện bay không người lái với giá 25.000 đồng/sào. Cách làm này giúp tiết kiệm khoảng 70% chi phí so với phun thuốc thủ công.
Mỗi năm, ông Cương canh tác 2 vụ lúa, thu lãi gần 800 triệu đồng. Ông Cương cho biết gia đình rất mong tỉnh, huyện quan tâm hỗ trợ những vùng canh tác tập trung với quy mô lớn để yên tâm sản xuất.
Không chỉ có ông Tý, ông Cương mà nhiều nông dân khác ở Thanh Hà cũng làm giàu từ tích tụ ruộng đất như ông Phạm Công Tới ở xã Hồng Lạc có 15 ha trồng rau màu, ông Nguyễn Công Huy ở xã Việt Hồng với vùng sản xuất lúa tập trung rộng 5 ha…
Thời gian qua, ở Thanh Hà đã xuất hiện nhiều mô hình tích tụ ruộng đất mang lại giá trị kinh tế cao. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, toan huyên co trên 20 hộ tich tu từ 1 ha/hộ trơ lên, 5 hô tích tụ tư 5 ha/hộ trơ lên, 1 hô tich tu 30 ha.
Cac hô dân tich tu ruông đât tư diên tich cây lua không hiêu qua, vung trung, canh tac kho khăn, nơi bo hoang… thanh cac vung san xuât rau cu qua tâp trung, lua chât lương cao… Huyện Thanh Hà khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục cho các hộ có nhu cầu tích tụ ruộng đất sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nông dân áp dụng vào sản xuất.
Liều thả tiền xuống biển nuôi loài ốc màu, chỉ ăn rong rêu mà có gần 100 triệu mỗi năm
Dãy núi Tu La nằm phía Tây đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lâu nay đã được coi là "vựa" ốc của đảo.
Từ lâu, ở đây nổi tiếng là quê hương của nhiều loài ốc, trong đó có giống ốc màu do nước biển ở đây tương đối sạch và lưu thông tốt, có bãi triều, ghềnh đá và các vũng vịnh kín gió.
Dãy núi Tu La nằm phía Tây đảo Ngọc Vừng, có mặt giáp biển, phía chân núi là những bãi, ghềnh đá, lởm chởm, nhiều đoạn dựng đứng. Bởi vậy, từ nhiều năm nay, người dân đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) đã chọn dãy núi Tu La làm khu vực lý tưởng để nuôi ốc. Trong đó, giống ốc màu - loài ốc đặc sản có giá trị kinh tế cao - được người dân chọn lựa nhiều nhất.
Hoàng hôn dưới dãy Tu La, đảo Ngọc Vừng.
Người thả con ốc màu giống đầu tiên xuống nuôi dưới chân dãy Tu La là ông Nguyễn Văn Hùng (thôn Bình Minh, xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh). Năm 2005, khi nhận thấy ốc tự nhiên dần cạn, ông Hùng nảy ra ý tưởng nuôi ốc trong môi trường tự nhiên. Nghĩ là làm, ông liền mạnh dạn đầu tư 15 triệu đồng - số tiền dành dụm của hai vợ chồng mua ốc giống thả xuống ghềnh.
Thời điểm đó, số tiền 15 triệu đồng với một gia đình ngư dân ở xã đảo cũng lớn lắm. Thấy ông Hùng mua ốc giống vãi ra ghềnh đá, bãi triều mênh mông mà không lưới ngăn, chắn gì, bà vợ cũng lo lắng, không biết có được ăn hay ốc lại bò đi hết. Lúc đó, nhiều người cũng không thật tin, cho rằng ông gàn, liều lĩnh.
"Quả thật thời điểm đó giống ốc màu cũng không hề rẻ. Giống thì đắt mà rải chốc lát đã hết. Dù kinh nghiệm nhiều năm đi biển, thế nhưng rải một đống tiền xuống biển không biết lúc nào thu về, có lúc tôi cũng sờ sợ...!" - ông Hùng vừa cười vừa kể.
Ông Hùng giới thiệu khu nuôi ốc của gia đình dưới dãy núi Tu La.
Và thành quả đã đến với gia đình ông Hùng nhanh hơn sự nhờ mạnh dạn và kiên trì chăm sóc.
"Ban đầu, gia đình tôi chỉ dám đầu tư vài trăm mét chiều dài bãi triều nuôi ốc màu lẫn ốc đá. Sau mấy tháng thả nuôi, tôi đã thu lãi vài triệu đồng. Điều thuận lợi là nuôi ốc màu không hề tốn kém, không mất nhiều thời gian chăm sóc mà lại cho hiệu quả kinh tế cao. Gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư trên bãi triều dài chừng 500 - 700m2 để nuôi ốc.
Ốc sinh trưởng, nhân giống tự nhiên liên tục, sau 6 tháng thả nuôi đã có thể cho thu hoạch gối nhau. Mỗi năm gia đình thu lãi 50-70 triệu đồng. Nhiều gia đình bãi nuôi rộng đầu tư lớn có thể thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm" - ông Hùng phấn khởi chia sẻ.
Anh Khánh giới thiệu về nghề nuôi con ốc màu, mang lại giá trị kinh tế cao cho gia đình.
Tương tự ông Hùng, anh Lê Văn Khánh (thôn Bình Hải, xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) cũng thả ốc giống dọc ghềnh núi Tu La. Ghềnh nuôi ốc nhà anh khá lớn, dài chừng 200-300m dọc chân núi Tu La. Gia đình anh cũng tham gia nuôi ốc màu từ sớm.
Anh Khánh kể, tuy là động vật biết bò nhưng ốc chỉ sống quanh quẩn ở những rạn đá, ít di chuyển, kiếm ăn từ các loại rong rêu, phù du trong nước. Thế nên những bãi triều lổn nhổn đá, nhiều rong rêu lại là môi trường lý tưởng cho ốc sinh sống.
Giống ốc đặc sản này chỉ sống trên các rạn, ghềnh đá, bò ra cát là chết ngay. Vì thế nỗi lo thất thoát hầu như không có. Vùng bãi triều này lại là nơi có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi. Nguồn nước biển Ngọc Vừng có độ mặn tự nhiên tốt, ít bị biến đổi. Các rạn đá, cồn đá lại ở vùng sóng nhiều rong tảo dạt vào nên nguồn thức ăn rất sẵn. Vì vậy các loài thả trên bãi đều lớn rất nhanh.
Ốc màu thường xuyên có mặt tại các nhà hàng hải sản ở Quảng Ninh, có giá bình quân hơn 100.000 đồng/kg.
Sau thời gian đầu khó khăn, quen với tập quán sinh trưởng của ốc màu, gia đình anh Khánh bắt đầu mở rộng diện tích nuôi trồng lên khoảng 6.000 - 7.000m2 bãi ghềnh, thả giống có giai đoạn lên tới cả vạn con.
"Nhờ hiểu tập tính sống, những năm 2016 - 2017, gia đình tôi mở rộng diện tích nuôi trồng, thả 7.000 - 8.000 con giống với mật độ vừa phải. Tuỳ vào kích thước con giống, chúng tôi có thể thu hoạch sau khoảng 6 tháng, lâu thì 1 năm. Ốc màu có thể thu hoạch liên tục, gối vụ do nguồn ốc tự nhiên có sẵn, ốc sinh sản nhanh. Những năm đó, thu nhập gia đình tôi thường xuyên đạt trên 70 triệu đồng/năm" - anh Khánh hồ hởi.
Thế nhưng nuôi ốc màu lại sợ nhất là môi trường nước biến đổi, nguồn thức ăn ít. Người nuôi cũng phải tinh mắt lựa chọn ốc giống khoẻ mạnh, giống tốt, bởi nếu không khéo mua phải giống ốc kém chất lượng tỷ lệ chết cao, chất thịt không ngon, thương lái chê. Nhưng đáng sợ nhất là bão biển đánh, cuốn ốc xuống đáy hoặc ra xa khỏi bãi, ốc chết ngay, người nuôi sẽ trắng tay.
Ngoài ra, khi ốc lớn chuẩn bị cho thu hoạch, phải thường xuyên theo dõi và lập chòi canh ngoài biển đề phòng... bị trộm. Thế nên, nghề nuôi ốc cũng phải chăm chỉ, để ý chăm sóc... như chăm con mọn vậy!
Các ghềnh đá dưới chân dãy núi Tu La vừa là khu nuôi ốc, vừa là nơi trải nghiệm lý thưởng cho khách du lịch.
Nuôi ốc màu dễ và hiệu quả kinh tế cao - điều đó đã được chứng minh trong thực tế, nhưng để phát triển quy củ theo hướng hàng hóa, bền vững, quả là bài toán khó đối với người dân Ngọc Vừng. Bởi, người dân ở đây ít được tập huấn, đào tạo, cứ nuôi theo phong trào, nên còn thành công thì trông chờ vào... ông trời, vào thời tiết.
Mắc ca - 30 năm để vượt nỗi hoài nghi GS Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam nhận định: "Mắc ca đã qua giai đoạn khảo nghiệm và giờ đang bước vào giai đoạn phát triển. Là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây mắc ca đang ngày càng khẳng định được giá trị tại nhiều địa phương". Thêm một vụ bội thu...